Nguyên nhân gây sỏi thận là gì? – Những thông tin “bỏ túi” cho bạn!

Nguyên nhân gây sỏi thận là gì? – Những thông tin “bỏ túi” cho bạn!

Sỏi thận là bệnh tiết niệu phổ biến khi cứ 11 người lại có một người bị sỏi thận và nếu đã từng bị đau do sỏi thận sẽ khiến bạn không thể quên cảm giác này. Tùy theo kích thước và vị trí, sỏi thận có thể gây đau từ âm ỉ đến dữ dội. Vậy nguyên nhân gây sỏi thận là do đâu? Làm thế nào để phòng ngừa sớm bệnh sỏi thận? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

“Điểm danh” những nguyên nhân gây sỏi thận hàng đầu

Uống ít nước

Uống không đủ nước hoặc bị mất nước do đổ mồ hôi nhiều khiến nước tiểu bị cô đặc, không đủ để hòa tan các khoáng chất. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận phổ biến nhất. Lượng nước nước tiểu tiêu chuẩn là khoảng 2 lít mỗi ngày, do đó bạn nên uống tối thiểu 2,5 lít chất lỏng mỗi ngày và chú ý quan sát màu sắc nước tiểu để biết mình đã uống đủ nước hay chưa.

Thói quen nhịn tiểu

Nhịn tiểu khiến nước tiểu bị lưu trữ lâu hơn trong bàng quang, các khoáng chất thường dễ lắng đọng tạo thành các tinh thể. Nguyên nhân gây sỏi thận này là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ gây nhiễm trùng tiết niệu.

Ăn quá nhiều natri

Muối ăn có thành phần chính là natri. Dư thừa natri sẽ ngăn cản tái hấp thu canxi ở thận khiến canxi bị bài tiết nhiều hơn qua nước tiểu, gia tăng nguy cơ sỏi canxi. Nguyên nhân gây sỏi thận này rất nhiều người gặp phải.

Ăn quá nhiều protein động vật

Các thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, phủ tạng động vật,… thường làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể khiến nước tiểu bị acid hóa, tăng nguy cơ lắng đọng sỏi uric. Dư thừa protein động vật cũng làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu nhưng làm giảm nồng độ Citrate – là một chất ức chế kết tinh sỏi trong cơ thể. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ sỏi thận.

 

Ăn quá nhiều đạm động vật là nguyên nhân gây sỏi thận thương gặp

Bệnh lý đường tiêu hóa

Những người bị bệnh về đường tiêu hóa như bệnh viêm ruột, bệnh Crohn, viêm loét dạ dày,… thường có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn. Khi bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể bị mất nước, giảm tần suất đi tiểu, nước tiểu ít.

Ít vận động, ngồi quá lâu một tư thế

Đây là nguyên nhân gây sỏi thận thường dễ bị bỏ qua. Khi ngồi quá lâu một tư thế khiến các khoáng chất dễ lắng đọng và kết tinh tạo thành sỏi.

Thừa cân, béo phì

Thừa cân, kích thước vòng eo quá lớn làm tăng gấp hai lần nguy cơ sỏi thận khi tạo áp lực quá lớn lên thận. Do đó, nếu bạn bị thừa cân, hãy lên kế hoạch luyện tập thể thao để kiểm soát cân nặng lý tưởng và tăng cường sức khỏe.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi thận

Ngoài các nguyên nhân gây sỏi thận phổ biến kể trên, dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận:

– Một số bệnh tiết niệu như u nang thận, nhiễm toan ống thận,…

– Các bệnh lý mạn tính như: tiểu đường tuýp 2, bệnh gout, suy giáp, tăng huyết áp,…

– Tác dụng phụ của thuốc: thuốc kháng  sinh, thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc hạ áp, một số thuốc lợi tiểu,…

– Tiền sử gia đình có người thân từng bị sỏi thận

– Nam giới độ tuổi 30 – 50 tuổi. Nam giới thường có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn nữ giới

Nguyên nhân gây sỏi thận và yếu tố nguy cơ

Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh sỏi thận, nguyên nhân gây sỏi thận và giải pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366. 

Bí quyết điều trị và phòng ngừa sỏi thận tái phát hiệu quả

Sỏi thận có tỷ lệ tái phát rất cao nên việc điều trị và phòng ngừa bệnh cần tiến hành song song để giúp trị bệnh dứt điểm đồng thời ngăn ngừa sỏi tái phát. Dưới đây là những lời khuyên cho bạn:

Sử dụng thảo dược trị sỏi thận

Tùy theo vị trí và kích thước sỏi thận, các phương pháp điều trị có thể khác nhau, nhưng nhìn chung, việc dùng thuốc tây kéo dài hay phẫu thuật sỏi thận có thể tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ và một số biến chứng. Do đó để rút ngắn thời gian trị bệnh, tránh nguy cơ phải mổ sỏi thận, việc kết hợp sử dụng các sản phẩm có chứa các thảo dược trị sỏi thận như Kim tiền thảo, Râu mèo,… là giải pháp được đánh giá là an toàn, hiệu quả.

Kim tiền thảo khi kết hợp với Râu mèo, Nhọ nồi, Xa tiền tử, Hoàng bá,… vừa giúp lợi tiểu, tăng lưu lượng nước tiểu để dần bào mòn và “trục xuất” sỏi thận ít gây đau đớn. Ngoài ra, các hoạt chất sinh học từ các thảo dược này còn giúp chống viêm, giảm đau mạnh để cải thiện đáng kể các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện, giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu do sỏi thận gây nên. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm viên uống Stonebye có chứa đến 7 thành phần thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận an toàn và hiệu quả hơn.

Thiết kế hình ảnh dạng vòng tròn. Hình sỏi thận ở giữa, 7 thành phần ở xung quanh, có chú thích tên ở chân, kèm theo mũi tên chỉ trực tiếp vào sỏi thận

7 thảo dược không thể thiếu trong điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu

Bạn có thể quan tâm:

Viên uống Stonebye: “Khắc tinh” số 1 với bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

Tạo thói quen uống nhiều nước

Cần uống tối thiểu 2,5 lít nước/ngày để khắc phục nguyên nhân gây sỏi thận và giúp tăng bào mòn sỏi, ngăn ngừa lắng đọng các khoáng chất trong thận. Nếu hoạt động trong môi trường nóng bức, bị mất nhiều mồ hôi, bạn nên bổ sung thêm nước đến khi đi tiểu có màu vàng nhạt, trong suốt.

Tăng cường nhiều rau xanh, trái cây tươi

Rau củ quả giúp bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ để giúp cải thiện tiêu hóa, tăng sức đề kháng. Đặc biệt cam, chanh, quýt, bưởi, kiwi rất giàu citrate – là chất ức chế lắng đọng sỏi thận tự nhiên.

Hạn chế các thực phẩm giàu oxalat

Củ cải đường, khoai tây, khoai lang, rau bina,… thường chứa nhiều oxalat có thể làm tăng nguy cơ sỏi oxalat. Do đó bạn nên chú ý khi sử dụng các thực phẩm này và nếu sử dụng, nên kết hợp cùng các thực phẩm chứa canxi trong cùng một bữa ăn.

Lựa chọn thực phẩm chứa canxi và ăn với lượng vừa đủ

Nhu cầu canxi ở người trưởng thành là 1000mg – 1200mg. Canxi có trong các thực phẩm như tôm, cua, cá, sữa, phô mai,… Tốt nhất nên cân bằng hai nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat trong chế độ ăn.

Cắt giảm protein động vật

Thay vì ăn quá nhiều thịt, đạm động vật, bạn nên bổ sung protein cho cơ thể qua các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch… Tổng lượng protein cung cấp hàng ngày không quá 150g.

Giảm lượng muối và đường tinh chế trong các bữa ăn

Không ăn quá 2,3g muối/ngày, hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp. Bạn nên duy trì thói quen đọc nhãn thực phẩm để kiểm soát lượng natri trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Tăng cường vận động

Nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày để nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ sỏi thận.

Hiểu rõ nguyên nhân gây sỏi thận và điều trị đúng phương pháp chính là giải pháp hữu hiệu để sớm thoát khỏi những bất tiện do sỏi thận và giảm tối đa nguy cơ sỏi tái phát.

Tác giả: Ds. An Chu

Ngày đăng: 20/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/kidney-stones/kidney-stone-causes

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/diagnosis-treatment/drc-20355759

Bài viết liên quan

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Sỏi thận

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Bên cạnh phương pháp tây y, trong dân gian có nhiều mẹo chữa sỏi thận cho hiệu quả cao, ngay cả với những viên sỏi…

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Sỏi thận

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Nói về thuốc trị sỏi thận thì trên thị trường hiện nay có vô vàn lựa chọn với đầy đủ nhãn hiệu khác nhau từ…

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Sỏi thận

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Có những viên sỏi chỉ nhỏ tựa hạt gạo nằm yên trong đường tiết niệu nhưng cũng có khi sỏi lớn gây đau quặn thận…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày