Sỏi bàng quang: Hiểu đúng để nhận biết và điều trị ngay từ sớm

Sỏi bàng quang: Hiểu đúng để nhận biết và điều trị ngay từ sớm

Bàng quang là túi chứa nước tiểu có dung tích khoảng 250 – 350ml có thể đàn hồi đến một thể tích nhất định và có nhiều trường hợp bị sỏi ngay trong túi này với kích thước “kỷ lục”. Thế nhưng sỏi bàng quang không phải lúc nào cũng gây triệu chứng rầm rộ nên dễ bị bỏ qua ở giai đoạn đầu. Do đó, nhận biết đúng triệu chứng bệnh ngay từ sớm để can thiệp đúng là rất quan trọng.

Triệu chứng sỏi bàng quang cần nhận biết sớm

Sỏi bàng quang nếu kích thước rất nhỏ có thể không gây nhiều khó chịu, thậm chí chúng có thể tự “vượt ra ngoài” qua nước tiểu mà không chưa cần điều trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn, bởi nếu những viên sỏi nhỏ này không sớm được đào thải, các khoáng chất kết tinh và lắng đọng với nhau làm tăng kích thước, sỏi cọ xát vào niêm mạc bàng quang hoặc cản trở lưu thông nước tiểu và gây nên các triệu chứng điển hình:

  • Đau buốt, nóng rát khi đi tiểu, tiểu ngắt ngừng, khó khăn khi đi tiểu
  • Đau bụng dưới dữ dội
  • Tiểu rắt: tăng tần suất đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít, đôi khi chỉ són được vài giọt
  • Đặc biệt ở nam giới thường bị đau và khó chịu ở vùng dương vật và tinh hoàn
  • Nước tiểu có màu sắc bất thường, có thể xuất hiện máu, có màu tối, đục hoặc có váng

Sỏi bàng quang thường gây đau chằn bụng dưới

Sỏi bàng quang là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi bàng quang bao gồm:

  • Sỏi ở đường tiết niệu trên di chuyển xuống: sỏi thận, sỏi niệu quản không nằm cố định ở một vị trí mà theo dòng chảy nước tiểu di chuyển xuống bàng quang và tăng dần về kích thước
  • Chế độ sinh hoạt chưa khoa học: nước tiểu bị cô đặc, lượng nước tiểu giảm, mất cân bằng nồng độ khoáng chất trong nước tiểu do uống ít nước, ăn ít chất xơ, ăn quá mặn, ít vận động,… làm gia tăng nguy cơ tạo sỏi
  • Rối loạn dẫn truyền thần kinh bàng quang: bàng quang có chứa một hệ thống thần kinh đảm nhiệm chức năng bài tiết nước tiểu ra ngoài thông qua phản xạ buồn tiểu. Các nguyên nhân như đột quỵ, chấn thương cột sống nặng,… sẽ làm tổn thương các dây thần kinh này, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động làm rỗng bàng quang
  • Bệnh phì đại tuyến tiền liệt: Ở nam giới, tuyến tiền liệt nằm ngay sát cổ bàng quang nên khi bị sưng viêm, có thể gây chèn ép cổ bàng quang, niệu đạo khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được.
  • Túi thừa bàng quang: dị tật này khiến bàng quang chậm đổ đầy hơn, nước tiểu bị lưu lại lâu hơn, dễ lắng đọng tạo sỏi
  • Bệnh viêm bàng quang: vi khuẩn gây sưng viêm, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng bàng quang
  • Hiện tượng “Cystocele” (sa bàng quang): bàng quang được nâng đỡ và giữ ở vị trí cố định nhờ các dây chằng và cơ dưới chậu. Tuy nhiên khi các nhóm cơ này bị suy yếu sẽ khiến bàng quang bị rơi xuống (sa) gần âm đạo, ảnh hưởng đến chức năng bàng quang

Ngoài ra, với những người bị các bệnh thận – tiết niệu thường xuyên phải sử dụng ống thông tiểu cũng làm gia tăng nguy cơ sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang.

Mức độ nguy hiểm của sỏi bàng quang – Lưu tâm với những biến chứng này

Sỏi bàng quang nếu không điều trị sớm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:

  • Viêm đường tiết niệu nghiêm trọng: sỏi nằm lại quá lâu trong bàng quang sẽ làm tổn thương niêm mạc gây chảy máu, viêm bàng quang, teo bàng quang, rò bàng quang khiến nước tiểu chảy qua âm đạo, hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Một số trường hợp viêm bàng quang có thể gây viêm ngược lên niệu quản, thận.
  • Rối loạn chức năng bàng quang mạn tính: sỏi liên tục kích thích bàng quang, làm sai lệch đi hoạt động của cơ quan này, lâu dần thành mạn tính gây tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt dai dẳng

Cách chẩn đoán chính xác sỏi bàng quang ngay từ sớm

Ngoài những triệu chứng thường gặp, hiện nay để xác định chính xác kích thước và mức độ sỏi bàng quang, bác sĩ thường yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như sau:

  • Khám vùng bụng dưới: để phát hiện tình trạng giãn bàng quang do sỏi
  • Siêu âm ổ bụng, chụp CT, chụp X – quang: để quan sát hình ảnh và kích thước thực của viên sỏi
  • Xét nghiệm nước tiểu, soi nước tiểu: để giúp phân tích thành phần sỏi, phát hiện vi khuẩn gây viêm (nếu có)

Chụp X- quang, chụp CT để chẩn đoán sỏi bàng quang

Cách điều trị sỏi bàng quang để sớm hiệu quả

Căn cứ vào kích thước, số lượng, thành phần sỏi, tình trạng sức khỏe và chức năng tiết niệu của người bệnh, có các phương pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên tâm lý chung là đều mong muốn chữa bệnh bằng nội khoa, hạn chế phải “động dao kéo”

Cách chữa sỏi bàng quang bằng thuốc Tây y

Với sỏi bàng quang kích thước nhỏ, mới hình thành, một số nhóm thuốc được chỉ định như thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ trơn, thuốc lợi tiểu,… nhằm cải thiện chứng đau buốt, khó chịu, giãn cơ trơn tiết niệu, tạo điều kiện đào thải sỏi dễ dàng hơn, một số ít trường hợp viên sỏi rất nhỏ có thể đái ra sỏi. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này dài ngày, có thể tiềm ẩn một số nguy cơ tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn, chán ăn, rối loạn nhịp tim,…

Phẫu thuật trong điều trị sỏi bàng quang

Không phải cứ bị sỏi bàng quang đều cần mổ/tán sỏi mà chỉ khi sỏi quá lớn, chiếm phần lớn thể tích bàng quang làm rối loạn chức năng, sỏi chèn ép các cơ bàng quang và có nguy cơ cao gây biến chứng.

Hiệu quả của các kỹ thuật này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ cứng của sỏi, vị trí sỏi, thể trạng, kỹ thuật thực hiện, kinh nghiệm chuyên môn và chất lượng máy móc tại các cơ sở y tế. Đó là chưa kể đến nguy cơ cao bị tái phát sỏi sau phẫu thuật do không tác động đến căn nguyên bệnh, có trường hợp đã phải mổ/tán sỏi nhiều lần gây đau đớn và tốn kém chi phí. Ngoài ra, có đến 5 – 9 % người bệnh có thể gặp một số biến chứng phẫu thuật như:

  • Đau buốt, khó chịu dài ngày sau mổ
  • Tổn thương niêm mạc bàng quang, niệu đạo
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn ngược lên thận, nặng hơn có thể gặp nhiễm khuẩn huyết

Hiện nay, có một số phẫu thuật được áp dụng bao gồm:

  • Tán sỏi nội soi ngược dòng: Kỹ thuật này thường cần gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi từ niệu đạo lên đến bàng quang và sử dụng năng lượng laser để phá viên sỏi thành các mảnh nhỏ hơn và hút bỏ ra ngoài. Phương pháp này thường không áp dụng nếu bị hẹp niệu đạo hoặc đang trong giai đoạn viêm đường tiết niệu cấp
  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Bằng cách tập trung những sóng âm có tần số cao để tạo ra năng lượng phá vỡ viên sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Hiệu quả tán sỏi trung bình đạt từ 55 – 81%. Sau phẫu thuật cần uống tối thiểu 2.5 lít nước/ngày để đào thải các cặn sỏi còn sót lại
  • Mổ hở lấy sỏi bàng quang: Nếu viên sỏi quá lớn, quá cứng không thể phá hủy bằng các năng lượng laser hay sóng âm, sỏi gây cản trở lưu thông nước tiểu nghiêm trọng, giải pháp cuối cùng là cần mổ mở thông qua một vết rạch ở bụng và loại bỏ trực tiếp viên sỏi này. Đây là kỹ thuật truyền thống, nguy cơ nhiễm khuẩn cao và lâu phục hồi

Chữa sỏi bàng quang bằng Đông y, tránh phẫu thuật: Giải pháp tự nhiên đầy triển vọng

Điều trị tích cực sỏi bàng quang ngay khi mới phát hiện là rất quan trọng và muốn đạt hiệu quả cao, cần hướng tới tác động toàn diện đến tận gốc rễ bệnh. Rất nhiều nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ, các thảo dược tự nhiên mang lại rất nhiều lợi ích tích cực trong điều trị sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu. Tiêu biểu trong phương pháp này phải kể các thảo dược từ lâu được ví như “khắc tinh” của sỏi như Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử, Bán biên liên, Râu ngô, Hoàng bá, Nhọ nồi. Hàng loạt các nghiên cứu tiến hành ở bệnh viện và viện nghiên cứu uy tín như khoa Tiết niệu – Đại học Kumamoto (Nhật Bản), Đại học Kebangsaan Malaysia, Khoa học Y khoa Chiết Giang, giúp kiểm chứng công dụng của những thảo dược này khi tập trung hướng đến những mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị sỏi tiết niệu:

  • Lợi tiểu mạnh mẽ để bào mòn các cặn lắng và sỏi, giảm dần kích thước sỏi và dần tống xuất viên sỏi ra khỏi cơ thể
  • Kiềm hóa nước tiểu, điều chỉnh nồng độ các khoáng chất (canxi, oxalat, muối urat,…), tăng hòa tan sỏi, ngăn ngừa kết tinh các khoáng chất tạo sỏi
  • Kích thích tăng nồng độ chất chống kết tinh sỏi tự nhiên (citrate)
  • Thư giãn cơ trơn tiết niệu để viên sỏi di chuyển thuận tiện hơn và đào thải ra ngoài
  • Kháng khuẩn, giảm đau, ngăn ngừa nhiều chủng vi khuẩn gây viêm tiết niệu, giảm chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ngăn ngừa viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu do sỏi

Hiện nay, ngoài kế thừa những kinh nghiệm trị sỏi bằng Đông y kết hợp với những tiến bộ trong bào chế và sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm viên uống Stonebye đầu tiên và duy nhất trên thị trường bao trọn 7 thành phần thảo dược. Sản phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế chứng nhận chất lượng và cấp phép lưu hành, được đông đảo người bệnh biết đến và tin dùng.

Những thảo dược trị sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang điển hình

Lời khuyên trong sinh hoạt khi bị sỏi bàng quang

Khi bị sỏi bàng quang, bạn nên duy trì một lối sống khoa học để vừa giúp tăng hiệu quả trị bệnh đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát bằng cách:

  • Luôn bổ sung đủ chất lỏng, tối thiểu là 2.5 lít/ngày bao gồm nước lọc, nước ép rau quả, nước canh,… Nếu làm việc trong môi trường nóng bức bị ra nhiều mồ hôi, mất nước thì cần uống nhiều nước hơn
  • Không ăn quá mặn, nên tránh các đồ ăn đóng hộp chứa trên 20% natri, hạn chế các loại dưa muối, cà muối, cá khô,… Lượng muối tối đa mỗi ngày không quá 2.3g
  • Giảm lượng đạm động vật từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật, động vật có vỏ,… Không nên ăn quá 150g thịt các loại
  • Duy trì bổ sung canxi từ thực phẩm với lượng khoảng 800 – 1200mg/ngày từ hải sản, trứng, phô mai, sữa,… Tránh bổ sung canxi trực tiếp dưới dạng viên uống khi không có chỉ định của bác sĩ
  • Hạn chế dùng quá nhiều thực phẩm giàu oxalat như rau bina, củ đại hoàng, sô cô la,… Nếu dùng thì nên kết hợp với các thực phẩm chứa canxi trong cùng một bữa ăn
  • Tăng cường nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung đủ chất xơ, vitamin C, khoáng chất
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, trà đặc,… Nam giới nên bỏ thuốc
  • Tập thể dục mỗi ngày, tối thiểu 30 phút bằng cách đi bộ, đạp xe, cầu lông, bóng bàn
  • Kiểm soát cân nặng lí tưởng, giảm cân nếu thừa cân
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần

Sỏi bàng quang sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Ngoài ra, ý thức chủ động phòng ngừa bệnh sau điều trị là rất quan trọng để không bị làm phiền bởi những khó chịu do chứng bệnh này gây ra.

Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề gì, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo số 0988024366 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp. 

Bạn có thể quan tâm:

Stonebye: Giải pháp vàng cho người sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang

Tác giả: DS An Chu

Ngày đăng: 02/08/2019

Bài viết liên quan

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Sỏi thận

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Bên cạnh phương pháp tây y, trong dân gian có nhiều mẹo chữa sỏi thận cho hiệu quả cao, ngay cả với những viên sỏi…

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Sỏi thận

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Nói về thuốc trị sỏi thận thì trên thị trường hiện nay có vô vàn lựa chọn với đầy đủ nhãn hiệu khác nhau từ…

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Sỏi thận

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Có những viên sỏi chỉ nhỏ tựa hạt gạo nằm yên trong đường tiết niệu nhưng cũng có khi sỏi lớn gây đau quặn thận…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày