Theo thống kê có khoảng 836.000 – 2.5 triệu người Mỹ mắc chứng suy nhược cơ thể, tuy nhiên chỉ 9 – 16% số trường hợp được chẩn đoán và điều trị. Ở nước ta tình trạng này cũng xảy ra tương tự, mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc thiếu hiểu biết cơ bản về bệnh, dẫn đến chậm trễ trong phát hiện. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin cần thiết giúp bạn chủ động phòng ngừa, đối phó với căn bệnh này.
Tóm tắt bài viết
Suy nhược cơ thể là bệnh gì?
Suy nhược cơ thể là bệnh lý đặc trưng bởi trạng thái mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân, dù được nghỉ ngơi đầy đủ cũng không cải thiện. Tình trạng này nếu không được phát hiện, điều trị sớm và đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Triệu chứng nhận biết của suy nhược cơ thể
Các triệu chứng của suy nhược cơ thể có thể xuất hiện theo từng mức độ nặng nhẹ khác nhau, đôi khi xảy ra theo chu kỳ, thay đổi giữa các thời điểm trong ngày. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Biểu hiện mệt mỏi triền miên ngay cả khi không gắng sức, cảm giác cơ thể không có năng lượng hay tinh thần để làm việc, đó chính là dấu hiệu điển hình nhất của suy nhược cơ thể
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng đôi khi có thể ngất xỉu
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ mạn tính, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay bị tỉnh giấc
- Khó tập trung, hay quên, suy giảm trí nhớ
- Thường xuyên cảm thấy buồn bực, chản nản, không có hứng thú với bất cứ điều gì, hay lo lắng, căng thẳng
- Chán ăn, ăn uống không ngon miệng; sụt cân, gầy yếu; da, niêm mạc khô, nhợt nhạt, xanh xao
- Đau cơ, đau nhức xương khớp nhưng không có dấu hiệu của viêm, sưng, đỏ
- Đau họng, sưng hạch bạch huyết
Các triệu chứng thường gặp của suy nhược cơ thể
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể là gì?
Hiện nay, nguyên nhân cụ thể gây bệnh vẫn chưa được xác định chính xác, tuy nhiên tình trạng này có thể liên quan đến các yếu tố sau:
- Tâm lý căng thẳng, trầm cảm, lo âu quá mức, tình trạng này chiếm khoảng 50% số trường hợp mắc bệnh
- Bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường, suy thận, HIV/AIDS và các bệnh lý gây suy giảm hệ miễn dịch…
- Viêm nhiễm trùng kéo dài trong bệnh lao, viêm gan B, viêm nội tâm mạc, viêm phổi… hoặc nhiễm virus Eptein – barr, virus herpes, siêu vi khuẩn bạch cầu…
- Mất cân bằng nội tiết trong một số bệnh lý
- Hóa trị, xạ trị hoặc tác dụng phụ của một số thuốc như cisplatin, carboplatin, cytosine arabinoside, fluorouracil, cyclosporin, colchicin…
- Tuổi cao, trong đó thường gặp nhất từ 40 – 50 tuổi do sự suy giảm về khả năng chuyển hóa và chức năng các cơ quan của cơ thể
- Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc không điều độ, gây thiếu hụt nguồn dưỡng chất và năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động
- Giới tính, phụ nữ có nguy cơ bị suy nhược cơ thể cao hơn nam giới, đặc biệt là ở giai đoạn mang thai và sau sinh
Chẩn đoán suy nhược cơ thể như thế nào?
Hiện nay chưa có một xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán suy nhược cơ thể, hơn nữa các triệu chứng bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, do vậy mà phần lớn các trường hợp không được phát hiện sớm.
Mọi sự chẩn đoán đều sẽ dựa trên 3 tiêu chí chính sau:
- Tình trạng mệt mỏi kéo dài từ 6 tháng trở lên
- Có ít nhất 1 trong 4 triệu chứng bệnh suy nhược cơ thể được liệt kê ở trên
- Kết quả các xét nghiệm kiểm tra cho thấy không mắc bất kỳ bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe nào khác
Để chẩn đoán suy nhược cơ thể cần dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau
Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?
Suy nhược cơ thể không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng, gây nhiều ảnh hưởng, cụ thể là:
- Rối loạn cảm xúc, tâm lý, dễ bị kích động làm ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ xã hội
- Suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, giảm sự tập trung, hứng thú khiến hiệu suất công việc, học tập thấp kém
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch
Giải pháp phòng và điều trị suy nhược cơ thể tối ưu
Mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị suy nhược cơ thể là giảm tình trạng mệt mỏi và giúp người bệnh hồi phục lại sức khỏe lẫn tinh thần. Các phương pháp được áp dụng bao gồm:
Thuốc tây y
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị suy nhược cơ thể, tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc nhằm cải thiện tạm thời các triệu chứng bệnh như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, vitamin, khoáng chất… Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài, nếu như nguyên nhân gây bệnh chưa được khắc phục, bệnh sẽ tái phát khi ngừng sử dụng thuốc.
Xây dựng lối sống khoa học
Thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đóng vai trò then chốt trong phòng và điều trị suy nhược cơ thể, ngăn chặn bệnh tái phát. Người bệnh nên:
- Ăn uống đa dạng, bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu gồm protein, chất béo, carbonhydrat, vitamin và khoáng chất, đặc biệt chú trọng thực phẩm bổ máu như thịt bò, gan động vật, thịt gia cầm, cá, hải sản, trứng, sữa, đậu nành, trái cây, các loại rau có lá màu xanh đậm (cải xoăn, rau bina, súp lơ xanh…)
- Chế biến thức ăn dưới dạng mềm, lỏng, chia nhỏ số bữa ăn nhằm tăng cảm giác thèm ăn và dễ hấp thu hơn
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày để tăng các phản ứng chuyển hóa và trao đổi trong cơ thể
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay các chất kích thích khác
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày, một số bài tập phù hợp với người suy nhược cơ thể như đi bộ, yoga, đạp xe, hít sâu thở chậm, ngồi thiền…
- Cân đối lại khung thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc trung bình 7 – 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya hoặc làm việc quá gắng sức, lo âu, mệt mỏi
Sản phẩm thảo dược giúp bổ máu, nâng cao thể trạng
Các chuyên gia nhận định, song song với lối sống khoa học, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và đẩy lùi các triệu chứng suy nhược cơ thể một cách bền vững. Đặc biệt là những sản phẩm có sự kết hợp đồng bộ của 3 vị thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân, điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang. Đây sẽ là giải pháp tối ưu, giúp bổ máu, tăng cường lưu thông máu, cải thiện hoạt động tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả, từ đó khắc phục tình trạng mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu, chóng mặt, chán ăn, mất tập trung… và ngăn chặn suy nhược cơ thể tái phát.
Không chỉ giới chuyên môn đánh giá cao, hiệu quả của sản phẩm còn được kiểm chứng và khẳng định từ chính những người dùng, chia sẻ dưới đây của NSND Đàm Liên – một người đã cải thiện tốt tình trạng suy nhược cơ thể kèm huyết áp thấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giải pháp thảo dược này:
Kinh nghiệm trị suy nhược cơ thể, huyết áp thấp hiệu quả của NSND Đàm Liên
Hồng Mạch Khang – Giải pháp tự nhiên giúp đẩy lùi suy nhược cơ thể hiệu quả
Chủ động duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh ngay từ bây giờ là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa suy nhược cơ thể và bảo vệ sức khỏe của chính mình, cũng như những người thân yêu.
Ngày đăng: 26/07/2019 | Cập nhật cuối: 27/07/2019
https://www.medindia.net/patientinfo/asthenia.
htmlhttps://www.healthline.com/health/chronic-fatigue-syndrome#outlook
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360510