Rối loạn thần kinh thực vật – Đừng đợi bệnh nặng mới lo chữa trị

Rối loạn thần kinh thực vật – Đừng đợi bệnh nặng mới lo chữa trị

Rối loạn thần kinh thực vật có thể gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề lên sức khỏe và chất lượng cuộc sống vì đây chính là hệ thần kinh chi phối nhiều chức năng trọng yếu của cơ thể con người. Vậy cần làm gì để ngăn chặn bệnh? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Hệ thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ, là hệ thần kinh đảm nhiệm chức năng kiểm soát các hoạt động tự động, không chịu sự chi phối của ý thức như thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở, tiêu hóa, cảm giác, bài tiết mồ hôi,…

Hệ thần kinh này được chia thành 2 nhánh nhỏ có chức năng hoàn toàn đối lập nhau là hệ giao cảm và hệ phó giao cảm với các dây thần kinh liên kết đến cơ trơn, cơ quan nội tạng và tuyến tiết trong cơ thể để điều khiển chức năng của chúng.

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh lý xảy ra khi hệ thần kinh tự chủ bị tổn thương, làm mất cân bằng về tác động giữa hệ giao cảm và hệ phó giao cảm trên cơ quan đích, từ đó gây xáo trộn hoạt động của cơ quan bị chi phối đó. Tình trạng này còn được gọi là rối loạn thần kinh tự trị hoặc chứng mất tự chủ.

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Tùy thuộc vào dây thần kinh bị tổn thương chi phối chức năng gì mà rối loạn thần kinh thực vật có thể biểu hiện đa dạng tại một cơ quan hoặc trên toàn bộ cơ thể. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp:

Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật

 

Bạn quá mệt mỏi vì những triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật nhưng vẫn chưa tìm được cách để khắc phục, hãy liên hệ đến tổng đài 0988024366, các chuyên gia sẽ hỗ trợ giúp bạn.

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Tổn thương hệ thần kinh thực vật thường là hậu quả sau khi mắc phải một bệnh lý tiềm ẩn khác, thường gặp là do:

– Bệnh Amyloidosis do sự tích tụ protein bất thường (amyloid) trong các mô và cơ quan, bao gồm cả hệ thần kinh.

– Biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường

– Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren

– Bệnh truyền nhiễm như HIV, bệnh Lyme,…

– Bất thường về di truyền

– Tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư

Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không?

Tổn thương hệ thần kinh thực vật thường không thể tự hồi phục nếu không được điều trị. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện tạm thời và có thể khắc phục nhưng không ít trường hợp bị rối loạn thần kinh thực vật mạn tính, bệnh diễn biến nặng dần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng các cơ quan, sức khỏe cũng như tinh thần. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp làm chậm sự tiến triển, giảm bớt các triệu chứng bệnh, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người bệnh.

Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống

Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Kiểm soát bệnh lý căn nguyên kết hợp với cải thiện các triệu chứng để làm giảm tiến triển cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh là 2 mục tiêu hàng đầu trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật.

Điều trị bằng thuốc

– Thuốc giảm tiết mồ hôi như thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chống trầm cảm,…

– Thuốc nâng huyết áp như midodrine, fludrocortison, heptamyl… nếu bị hạ huyết áp tư thế.

– Thuốc tăng cường chức năng tình dục như sildenafil, vardenafil, tadalafil,…

– Thuốc chống loạn nhịp tim như thuốc chẹn beta

– Thuốc hạ đường huyết, thuốc ức chế miễn dịch nếu do tiểu đường hoặc bệnh tự miễn.

– Thuốc tăng khả năng tháo rỗng bàng quang, giúp đi tiểu dễ hơn như

– Thuốc nhuận tràng, thuốc cầm tiêu chảy để giải quyết các vấn đề về tiêu hóa.

Điều trị bằng thảo dược

Kết hợp sử dụng thuốc tây cùng những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ… có khả năng trấn tĩnh, ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, dưỡng tâm, an thần, điển hình như viên uống Hòa Hãn Linh là giải pháp hữu hiệu dành cho người bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Điều này sẽ giúp tăng hiệu lực điều trị, kiểm soát tốt hơn triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, hồi hộp, căng thẳng, lo âu quá mức,…

Đó cũng chính là bí quyết đã giúp bác Hải (Quận 12, Hồ Chí Minh) chấm dứt hẳn tình trạng tăng tiết mồ hôi toàn thân do rối loạn thần kinh thực vật chỉ sau 3 tháng áp dụng, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video sau:

Bác Hải đã trị thành công chứng đổ mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật

Tạo lối sống tích cực

Việc thay đổi thói quen sống lành mạnh là biện pháp rất cần thiết góp phần làm chậm tiến triển và cải thiện sức khỏe cho người bệnh rối loạn thần kinh thực vật:

– Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá, trà đặc, nước tăng lực,… là những chất kích thích thần kinh làm nặng thêm tình trạng rối loạn thần kinh thực vật.

– Học cách kiểm soát tốt căng thẳng, suy nghĩ tích cực, giữ tinh thần thư giãn, thoải mái. Một số kỹ thuật như tập thiền, hít sâu thở chậm, yoga sẽ hữu ích cho bạn.

– Bố trí lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá áp lực, mệt mỏi, hạn chế thức khuya, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.

– Tạo thói quen tập thể dục hằng ngày vừa giúp rèn luyện sức khỏe, vừa cải thiện tinh thần, tâm trạng tích cực hơn.

– Chia nhỏ các bữa ăn, tăng lượng chất lỏng và thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế chất béo, đường trong bữa ăn khi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa do rối loạn thần kinh thực vật.

– Nếu bị chóng mặt khi đứng dậy cần tránh thay đổi tư thế đột ngột, kê cao đầu giường ngủ.

– Kiểm soát tốt đường huyết để tránh biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường.

Bất kỳ một ai cũng đều có nguy cơ bị rối loạn thần kinh thực vật kèm những hệ lụy rất nặng nề đến cuộc sống, do đó hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe để có thể phát hiện sớm các biểu hiện bất thường và điều trị bệnh kịp thời.

Tác giả: DS.Hồ Hà

 

 

Ngày đăng: 03/04/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/autonomic-neuropathy/symptoms-causes/syc-20369829

https://www.healthline.com/health/autonomic-dysfunction#coping

 

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Bệnh thần kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Bệnh thần kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Bệnh thần kinh

Bị giật kinh phong phải làm sao? – 4 điều nên làm và cần tránh

Rất có thể một ngày nào đó bạn sẽ phải giúp đỡ một người vượt qua cơn co giật động kinh, hay còn gọi là…

Viết bình luận

loading
Bệnh thần kinh

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày