Hội chứng tourette là gì? Mọi thông tin từ A – Z cha mẹ nên biết!

Hội chứng tourette là gì? Mọi thông tin từ A – Z cha mẹ nên biết!

Hội chứng tourette nghe thì có vẻ xa lạ nhưng thực chất chúng ta có thể đã gặp ở nhiều người mà không hề hay biết, bởi đa phần đều bị nhầm tưởng với những tật xấu hay thói quen “không tốt”. Vậy hội chứng tourette là gì? Nguy hiểm như thế nào và cách trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau.

Hội chứng tourette là gì?

Hội chứng tourette là một rối loạn thần kinh khởi phát ở trẻ 2 – 15 tuổi và có thể kéo dài suốt đời. Chứng bệnh này liên quan đến các chuyển động lặp đi lặp lại (tic vận động) như nháy mắt, nhún vai, chun mũi, lắc đầu, giật cơ mặt,… và những âm thanh tự phát (tic âm thanh), nói những câu từ vô nghĩa hay có những lời lẽ xúc phạm người khác. Nam giới có nguy cơ mắc hội chứng tourette cao gấp 3 lần nữ giới.

Biểu hiện của hội chứng tourette

Tùy vào mức độ bệnh mà các biểu hiện của hội chứng tourette ở trẻ sẽ khác nhau cụ thể như sau:

Bảng dấu hiệu nhận các dạng của hội chứng tourette

Thông thường các triệu chứng đầu tiên bắt đầu ở vùng đầu, cổ, sau đó tiến triển đến các cơ quan khác như chân, tay,… Biểu hiện tic vận động sẽ xuất hiện trước tic âm thanh.

Ngoài ra, các biểu hiện của hội chứng tourette có thể thay đổi theo thời gian, nặng nhất ở tuổi dậy thì, giảm dần khi trẻ bước sang tuổi trưởng thành. Những biểu hiện này có thể trở nên trầm trọng khi trẻ căng thẳng, lo âu, mệt mỏi hoặc phấn khích.

Trước khi một tic bắt đầu, nhiều trẻ sẽ cảm thấy khó chịu như ngứa ran, mệt mỏi hoặc căng thẳng. Nếu cố gắng kiềm chế thì biểu hiện tic có thể không xảy ra nhưng sau đó sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn.

Nguyên nhân gây ra hội chứng tourette

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu rõ ràng nào xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng tourette. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng chứng bệnh này có thể liên quan đến yếu tố di truyền và sự rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát hành vi, cảm xúc của trẻ như dopamin, serotonin,…

Hội chứng tourette nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù không quá nguy hiểm đến mức trực tiếp đe dọa tới tính mạng, nhưng nếu không được quản lý tốt, hội chứng tourette có thể khiến trẻ nhiều khó khăn trong cuộc sống, chẳng hạn như:

– Dễ bị những người xung quanh hiểu lầm, xa lánh, trêu chọc vì những biểu hiện bất thường.

– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Trẻ có những suy nghĩ ám ảnh, lo lắng và thực hiện nhiều hành vi lặp đi lặp lại. Ví dụ, lo lắng vì bụi bẩn, vi khuẩn khiến trẻ phải rửa tay liên tục.

– Tăng động giảm chú ý: Trẻ nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng, kém tập trung, dễ bị phân tâm khiến kết quả học tập sa sút, khó bắt kịp bạn bè đồng trang lứa.

– Các kĩ năng cơ bản như tính toán, đọc, nói, viết kém khiến việc học tập của trẻ gặp nhiều khó khăn.

– Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu, khó kiểm soát cảm xúc, hành vi.

Trẻ mắc hội chứng tourette rất dễ bị bạn bè hiểu nhầm, xa lánh, trêu chọc

Con bạn không may mắc phải hội chứng tourette và bạn đang tìm cách trị an toàn, hiệu quả, đừng ngần ngại hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0988.024.366 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

4 phương pháp điều trị hội chứng tourette hiệu quả nhất

Thuốc hóa dược

Với những trường hợp hội chứng tourette xảy ra thường xuyên hoặc mức độ nặng, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, ức chế adrenergic, thuốc giãn cơ, chống co giật hoặc thuốc điều trị tăng động giảm chú ý,… nhằm giúp trẻ mau chóng cải thiện hành vi, tránh ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống của trẻ.

Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc điều trị hội chứng tourette nào thì bên cạnh những lợi ích cũng tiềm ẩn tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, tăng cân, co giật,… Bởi vậy các bậc phụ huynh cần cân nhắc kĩ lưỡng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng

Sản phẩm thảo dược

An toàn và hiệu quả là hai yếu tố ưu tiên hàng đầu trong điều trị hội chứng tourette ở trẻ. Bởi vậy, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên tham khảo kết hợp cùng sản phẩm thảo dược như cốm Egaruta để nâng cao hiệu quả điều trị, giúp trẻ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bởi lẽ, với sự kết hợp hoàn hảo từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta có tác dụng dưỡng tâm an thần, cân bằng hoạt động dẫn truyền thần kinh, nhờ đó giúp trẻ giảm rõ rệt các biểu hiện nháy mắt, chun mũi, phát ra những câu từ vô nghĩa,… Đây là sản phẩm thảo dược đầu tiên và duy nhất trên thị trường giúp hỗ trợ chứng co giật cơ, hội chứng tourette, rối loạn tic,… được nhiều chuyên gia đánh giá cao và cũng được đông đảo phụ huynh đón nhận.

Cùng lắng nghe chia sẻ của những phụ huynh đã thành công nhờ áp dụng giải pháp này cho con qua video sau:

Chia sẻ bí kíp trị hội chứng tourette hiệu quả

Xem thêm:

Cốm Egaruta – Giải pháp hỗ trợ điều trị hội chứng tourette ở trẻ hiệu quả

Trị liệu hành vi, tâm lý

Giáo dục hành vi là lựa chọn ưu tiên trong được áp dụng trong mọi phác đồ điều trị hội chứng tourette ở mọi mức độ từ nhẹ đến nặng, trong đó “đảo ngược” thói quen là liệu pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao, bởi hiệu quả đạt được có thể lên tới 64 – 100%.

Trẻ được hướng dẫn để nhận biết những thôi thúc trong cơ thể hoặc xác định các tình huống kích hoạt triệu chứng tourette, sau đó thay thế bằng một hành động ít gây chú ý hơn. Chẳng hạn như trẻ phát ra những âm thanh vô nghĩ hoặc nói tục, chửi bậy là vì cảm thấy khó chịu trong cổ họng, lúc này có thể yêu cầu trẻ hát một câu hát để giảm cảm giác khó chịu đó.

Bên cạnh đó, kết hợp cùng các bài tập yoga, ngồi thiền, hít sâu – thở chậm,… giúp trẻ bớt căng thẳng, mệt mỏi, nhờ đó cải thiện hội chứng tourette hiệu quả.

Yêu cầu trẻ hát một câu hát thay cho tic là nói những câu từ vô nghĩa

Can thiệp phẫu thuật

Phẫu thuật có thể là giải pháp hữu hiệu với những trường hợp nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật chính bao gồm kích thích não sâu và phẫu thuật leucotomy, giúp điều chỉnh hoạt động hạch cơ sở, nhờ đó cải thiện hiệu quả các biểu hiện hội chứng tourette. Tuy nhiên, rất hiếm gặp và thường chỉ áp dụng với người lớn vì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã có thể tự tìm được lời giải đáp chính xác cho câu hỏi “hội chứng tourette là gì?”, từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp giúp các con mau chóng cải thiện chứng bệnh này, kiểm soát hành vi và điều tiết cảm xúc tốt hơn.

DS:Cao Thủy

 

Ngày đăng: 02/06/2020 | Cập nhật cuối: 03/06/2020


Nguồn tham khảo

https://tourette.org.au/wp-content/uploads/2014/05/TSAA_VI.pdf

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tourette-syndrome/symptoms-causes/syc-20350465

 

 

Bài viết liên quan

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Rối loạn TIC

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Nháy mắt, chớp mắt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giảm căng thẳng ở mắt, tránh khô mắt và loại bỏ…

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Chắc hẳn khi gặp một người lớn mà hay nháy mắt, hắng giọng, tặc lưỡi, thậm chí là nói tục, chửi bậy,… bạn sẽ nghĩ…

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Khi con bạn thường hay ho hắng giọng, khụt khịt mũi, tặc lưỡi, thậm chí nói những câu từ vô nghĩa, nhại lời người khác,…

Viết bình luận

loading
Rối loạn TIC

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày