Xử trí cơn động kinh đúng cách giúp phòng tránh mọi rủi ro!

Xử trí cơn động kinh đúng cách giúp phòng tránh mọi rủi ro!

Trong cơn động kinh, người bệnh có thể bị co giật vài phút hoặc lâu hơn. Nếu chưa bao giờ chứng kiến, hẳn bạn sẽ cảm thấy rất bối rối, thậm chí sợ hãi không biết mình nên làm gì. Bởi vậy, hãy cùng lắng nghe các chuyên gia hướng dẫn cách xử trí cơn động kinh ngay trong bài viết này để giúp họ phòng tránh mọi rủi ro.

Hướng dẫn cách xử trí cơn động kinh trong một số tình huống thường gặp

Nếu gặp một ai đó đột nhiên ngã xuống đất và xuất hiện cơn co giật, co cứng chân tay, bạn cần thật bình tĩnh và tùy vào hoàn cảnh, bạn có thể sơ cứu cho người bệnh như sau:

Xử trí cơn động kinh xảy ra trên mặt đất

Đây là tình huống thường gặp nhất, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Đặt người bệnh nghiêng sang một bên nhằm hạn chế chất nôn, đờm dãi chảy ngược vào thực quản gây ngạt đường thở.
  • Loại bỏ tất cả các vật cứng, sắc nhọn xung quanh để tránh chấn thương có thể xảy ra.
  • Đặt một cái gối mỏng dưới đầu người bệnh, sau đó nới lỏng cổ áo, cạp quần để họ cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn.
  • Ở bên cạnh người bệnh cho đến khi họ tỉnh lại, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn như nghe, nói, thở,… để chắc chắn người bệnh đã hồi phục.

Nên đặt người bệnh nghiêng sang một bên để nhanh hồi phục sau cơn động kinh

Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải chứng co giật, động kinh hãy gọi điện cho chúng tôi qua số 0988.024.366 để được tư vấn kỹ hơn về các cách sơ cứu cũng như phương pháp phòng và trị an toàn, hiệu quả.  

Xử trí cơn động kinh xảy ra dưới nước

Nếu đang đi bơi mà thấy một người nào đó bất ngờ lên cơn co giật, bạn nên:

– Đỡ phần đầu, mặt của người bệnh lên khỏi mặt nước nhằm giúp họ tránh bị sặc nước.

– Nghiêng đầu ra sau để đảm bảo người bệnh có thể thở dễ dàng hơn.

– Cố gắng đưa họ lên bờ khi ngừng co giật.

– Trong trường hợp cơn co giật không ngừng lại sau 5 phút, hãy tìm sự giúp đỡ từ người khác để đưa người bệnh ra khỏi nước tại nơi cạn nhất.

– Sử dụng phao cứu hộ nhằm giúp người bệnh nhanh chóng lên bờ.

Xử trí cơn động kinh khi người bệnh ngồi xe lăn

Nếu một người bị co giật khi họ đang ngồi xe lăn, xe đẩy ghế hoặc ô tô bạn nên:

– Để người bệnh ngồi yên với dây an toàn.

– Dừng xe, cố định xe lăn, xe đẩy.

– Bảo vệ đầu của họ cho đến khi cơn co giật kết thúc.

– Nghiêng cơ thể người bệnh sang 1 bên để giúp thoát dịch trong miệng, tránh ngạt thở.

– Sau khi cơn động kinh kết thúc, hãy để người bệnh được nghỉ ngơi.

Khi nào cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế ngay lập tức?

Có những trường hợp nguy cấp bạn cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh rủi ro có thể xảy ra:

Cơn động kinh kéo dài từ 5 phút trở lên.

– Cơn động kinh khác xuất hiện liên tiếp ngay khi vừa kết thúc một cơn.

– Quá 5 phút sau khi cơn động kinh kết thúc mà người bệnh vẫn không thể tỉnh lại, trả lời, nói chuyện.

– Người bệnh bị khó thở hoặc ngưng thở.

– Đây là cơn động kinh đầu tiên của người bệnh.

– Cơn co giật, động kinh xảy ra khi người bệnh đi bơi.

Sau khi sơ cứu cho người bệnh có cơn co giật khi bơi, nên đưa họ đến cơ sơ y tế

Sau khi sơ cứu cho người bệnh có cơn co giật khi bơi, nên đưa họ đến cơ sơ y tế

Những sai lầm dễ gặp trong xử trí động kinh cần tránh

Khi xử trí cơn động kinh, chúng ta có thể gặp một số sai lầm khiến người bệnh gặp chấn thương, nguy hiểm. Do vậy, KHÔNG NÊN làm các điều sau:

– La hét, hoảng sợ khi thấy người bệnh co giật, động kinh.

– Tập trung vây quanh người bệnh khiến họ lo lắng, sợ hãi, khó thở.

– Đặt vật cứng vào miệng người bệnh có thể khiến họ tổn thương răng, chấn thương cơ hàm hoặc khó thở vì nuốt phải mảnh vụn do các vật cứng bị cắn vỡ.

– Kìm chế hoạt động, giữ chặt chân tay người bệnh khiến họ bị gãy xương, trật khớp, hung hăng, kích động hơn.

– Di chuyển khi người bệnh đang trong cơn co giật.

– Cho ăn uống ngay sau khi cơn co giật vừa kết thúc.

Xử trí cơn động kinh không hề khó, quan trọng là bạn cần thực sự bình tĩnh và thực hiện theo những gì các chuyên gia đã hướng dẫn, bạn sẽ giúp người bệnh phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

Triệu chứng bệnh động kinh: Hiểu rõ để trị đúng cách!

Cốm Egaruta – Sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát giảm co giật, động kinh hiệu quả

Tác giả: DS. Cao Thủy

Ngày đăng: 15/06/2019 | Cập nhật cuối: 09/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/ConditionsAndTreatments/epilepsy-first-aid-and-safety

https://www.webmd.com/epilepsy/epilepsy-seizure-what-to-do-in-an-emergencyhttps://benhdongkinh.com.vn/bai-viet/cach-xu-tri-khi-gap-nguoi-bi-len-con-dong-kinh

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày