Theo bảng phân loại dựa trên căn nguyên gây bệnh của Liên đoàn quốc tế chống động kinh (ILAE) sửa đổi năm 2017, động kinh được chia thành 6 nhóm nguyên nhân khác nhau bao gồm: di truyền, bất thường cấu trúc não, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý miễn dịch và vô căn (không rõ nguyên nhân). Trong đó, phổ biến nhất là dạng động kinh vô căn với tỉ lệ khoảng 50%. Vậy cùng tìm hiểu về dạng động kinh này ngay tại đây.
Tóm tắt bài viết
Động kinh vô căn là gì?
Động kinh vô căn hay chính là dạng động kinh không xác định rõ nguyên nhân. Với những trường hợp này, khi thăm khám sẽ không tìm thấy bằng chứng về tổn thương, bất thường trong cấu trúc não bộ, không có biểu hiện rõ rệt nào liên quan đến rối loạn chuyển hóa hay bệnh lý miễn dịch. Cơn co giật động kinh thường xuất hiện bất ngờ mà không có dấu hiệu báo trước.
Dấu hiệu nhận biết cơn động kinh vô căn
Động kinh vô căn được chia thành nhiều dạng với các biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:
Động kinh vắng ý thức
Thường khởi phát ở trẻ 4 – 7 tuổi, đặc trưng bởi biểu hiện vắng ý thức trong thời gian ngắn từ 4 – 30 giây nhưng lặp lại nhiều lần (50 – 100 lần/ngày). Lúc này người bệnh thường nhìn vào một hướng nào đó trong vô thức và đột ngột dừng mọi hoạt động, sau đó lại tiếp tục thực hiện mà không biết chuyện gì đã xảy ra. Trong một số trường hợp có thể gặp biểu hiện co giật cơ ở mắt, khóe miệng,…
Co cứng – co giật toàn thân
Người bệnh thường bị mất ý thức kèm theo các biểu hiện co cứng cơ, co giật toàn thân xảy ra trong 4 giai đoạn:
– Giai đoạn co cứng (15 – 20 giây): Toàn thân bị co cứng, rơi vào trạng thái mất ý thức và ngã xuống đất, kèm theo đó là biểu hiện chân tay duỗi thẳng, ngón tay gấp lại, mặt tím tái, răng cắn chặt, mắt trợn ngược.
– Giai đoạn co giật (2 – 3 phút): Sau giai đoạn co cứng, người bệnh gặp các cơn co giật mạnh, toàn thân gấp hoặc ưỡn ra sau.
– Giai đoạn hôn mê: Mất cảm giác và ý thức, sau 1 – 2 phút sắc mặt trở lại bình thường, nhịp thở đều dần.
– Giai đoạn thức tỉnh: Người bệnh tỉnh dậy mà không biết điều gì xảy ra trước đó và thường cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không ổn định, có thể ngủ thiếp đi.
Động kinh nhược cơ
Trong cơn động kinh người bệnh đột nhiên mất hết sức lực khoảng 15 – 30 giây. Mí mắt sụp xuống, đầu gật về phía trước, đánh rơi đồ vật đang cầm trên tay và ngã khụy xuống trong khi vẫn còn ý thức.
Cơn rung giật cơ
Giật cơ bắp một cách đột ngột, không tự chủ và nhanh chóng ở các bộ phận như vai cổ, cánh tay, chân,… hoặc nếu xảy ra trên toàn bộ cơ thể thì sẽ giống như phản ứng giật mình. Cơn rung giật thường diễn ra trong thời gian ngắn, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, nhưng không thể làm gì cho đến khi kết thúc cơn.
Động kinh vô căn có nguy hiểm không?
Bệnh động kinh dù có xác định rõ căn nguyên hay không thì đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh trên nhiều khía cạnh:
– Suy giảm trí nhớ: Cơn co giật, động kinh xảy ra là do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các nơron thần kinh. Tình trạng này tái diễn nhiều lần có thể “giết chết” các tế bào não và ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, nhận thức của người bệnh.
– Lo âu, trầm cảm: Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cứ 3 người bệnh động kinh thì có 1 người mắc chứng trầm cảm. Nguyên nhân là do người bệnh động kinh thường khó kiểm soát cảm xúc, vui buồn thất thường, lâu dài dễ bị lo âu, stress quá mức và rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, trầm cảm.
– Tai nạn, chấn thương: Trong cơn co giật, người bệnh động kinh không thể kiểm soát được hành vi của mình, do đó, họ dễ bị té ngã đột ngột và gặp chấn thương, đặc biệt khi tham gia giao thông, làm việc trên cao hoặc bơi lội.
– Trạng thái động kinh: Có thể xảy ra ở tất cả các dạng động kinh, kể cả động kinh vô căn. Tình trạng này thể hiện bằng những cơn co giật kéo dài hoặc có nhiều cơn xảy ra liên tiếp trong thời gian trên 5 phút và người bệnh không hồi phục ý thức giữa các cơn. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.
– Đột tử (SUDEP): Bệnh động kinh có thể gây hiện tượng tử vong đột ngột, còn gọi là SUDEP. Nhiều nhà khoa học cho rằng, hiện tượng này có thể liên quan đến sự gián đoạn trong quá trình hô hấp.
Điều trị động kinh vô căn như thế nào cho hiệu quả?
Sử dụng thuốc chống động kinh
Thuốc kháng động kinh là lựa chọn ưu tiên trong điều trị co giật động kinh. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích, thuốc cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe như: Dị ứng, phát ban, rối loạn tiêu hóa, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, vui buồn thất thường, mất ngủ, khó ngủ, chán ăn, suy gan… Do vậy, người bệnh cần theo dõi và tái khám định kỳ để có thể điều chỉnh liều thuốc phù hợp.
Sản phẩm từ thảo dược tự nhiên
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh động kinh nên kết hợp cùng một số sản phẩm từ thảo dược An tức hương, Câu đằng, điển hình như cốm Egaruta nhằm rút ngắn thời gian điều trị, từ đó giảm tác dụng phụ của thuốc. Nhờ tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, kích thích não bộ gia tăng GABA nội sinh, cốm Egaruta giúp người bệnh giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn rất tốt.
Hiệu quả của sản phẩm được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Quân y 103, Hà Nội. Kết quả cho thấy, cốm Egaruta giúp người bệnh động kinh giảm 98.38% cơn co giật và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho người bệnh kể cả khi sử dụng lâu dài.
Từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Dưới đây là những nhận định của GS.TS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của cốm Egaruta với người bệnh động kinh, bạn đọc có thể lắng nghe để hiểu rõ hơn về sản phẩm này:
Chuyên gia đánh giá vai trò của cốm Egaruta trong điều trị động kinh
Thực tế, có rất nhiều người bệnh động kinh, kể cả động kinh vô căn đã cải thiện hiệu quả nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta. Điển hình như câu chuyện con chị Phương ở Đăk Lăk trong video sau:
Bí kíp điều trị co giật, động kinh vô căn hiệu quả
Nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả của cốm Egaruta với người bệnh động kinh
Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược đầu tiên và duy nhất dành cho người bệnh động kinh
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
– Tăng cường thực phẩm giàu protein, calci như thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản, trứng, các loại rau có màu xanh đậm, các loại đậu,…
– Cắt giảm thực phẩm chứa nhiều đường, chất phụ gia bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn như: bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, nước tăng lực, pizza, xúc xích, lạp xưởng,…
– Tạo lập thói quen ngủ đúng giờ đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.
– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,… nhất là thời điểm trước khi đi ngủ.
Với những thông tin trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn độc giả đã hiểu rõ hơn về bệnh động kinh vô căn, đồng thời lựa chọn được phương pháp hiệu quả, an toàn nhất cho chính mình và người thân.
Tham vấn y khoa: GS.TS Nguyễn Văn Chương