Mặc dù hiện nay có ngày càng nhiều loại thuốc chống động kinh mới ra đời, giúp người bệnh có thêm cơ hội kiểm soát tốt cơn co giật. Nhưng trên thực tế vẫn có khoảng 20 – 40% người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc điều trị và được gọi là động kinh kháng thuốc.
Tóm tắt bài viết
Động kinh kháng thuốc là gì?
Động kinh kháng thuốc (hay động kinh kháng trị) là tình trạng người bệnh sau một thời gian dài điều trị (2 – 3 năm), đã kết hợp nhiều loại thuốc chống động kinh khác nhau (2 – 3 loại thuốc), nhưng tần suất, mức độ cơn không những không thuyên giảm mà còn xuất hiện nhiều hơn, thậm chí kết hợp nhiều loại cơn hơn so với trước. Đây được xem là một vấn đề vô cùng “nan giải” trong điều trị động kinh, tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng với sự phát triển của y học hiện đại thì vẫn sẽ còn những “lối thoát” cho những ai không may rơi vào hoàn cảnh này.
Nguyên nhân gây động kinh kháng thuốc
Khoảng 30% người bệnh động kinh gặp tình trạng kháng thuốc, nguyên nhân thường là do:
– Yếu tố cơ địa của mỗi người bệnh: Hai người bệnh có thể cùng mắc một dạng động kinh, cùng sử dụng một loại thuốc, nhưng một người kiểm soát được cơn, trong khi người còn lại thì không đáp ứng với thuốc. Nguyên nhân là do yếu tố cơ địa của mỗi người khác nhau.
– Thuốc không thể vượt qua hàng rào máu não: Tình trạng này thường gặp ở người bệnh động kinh di truyền, có khiếm khuyết gen liên quan đến các kênh vận chuyển ion như natri, canxi, kali,… khiến hàng rào máu não của họ không cho phép thuốc kháng động kinh đi qua để phát huy tác dụng.
– Không tuân thủ phác đồ điều trị: Người bệnh tự ý tăng, giảm liều hay ngưng bỏ thuốc do sợ tác dụng phụ hoặc tưởng rằng bệnh đã khỏi,… dẫn tới việc sử dụng thuốc không đều đặn, không thể kiểm soát cơn co giật, động kinh.
– Lối sống thiếu khoa học, thời tiết thay đổi đột ngột: Tâm lý căng thẳng, stress, mệt mỏi quá mức, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, thức khuya, mất ngủ, chế độ ăn uống thất thường,… hoặc thời tiết nóng lạnh đột ngột đều là nguyên nhân gây xuất hiện cơn động kinh và làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
– Sai lầm trong chẩn đoán và điều trị: Bệnh động kinh rất dễ bị chẩn đoán nhầm do có nhiều biểu hiện tương tự với nhiều bệnh lý khác như hạ canxi, tụt đường huyết, co giật tâm lý,…. Lúc này, việc sử dụng thuốc chống động kinh đương nhiên sẽ không hiệu quả. Ngoài ra, việc lựa chọn thuốc kháng động kinh không phù hợp với thể bệnh cũng sẽ khiến cơn co giật không được kiểm soát. Ví dụ: thuốc carbamazepine sử dụng tốt cho động kinh toàn thể, động kinh cục bộ phức tạp nhưng không đáp ứng với động kinh vắng ý thức và động kinh rung giật cơ.
– Mắc kèm các bệnh lý về não bộ: Với người bệnh động kinh do bệnh lý ở thần kinh trung ương, thuốc chống động kinh chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu rồi giảm theo thời gian trong khi bệnh lý lại nặng hơn.
Động kinh kháng thuốc và những nguyên tắc không thể quên
Để hạn chế nguy cơ gặp tình trạng động kinh kháng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối lưu ý những nguyên tắc sau:
– Bắt đầu điều trị bằng một loại thuốc: Thuốc chống động kinh có rất nhiều tác dụng phụ, do đó khởi đầu chỉ nên sử dụng một loại thuốc để có cơ sở đánh giá hiệu quả trong điều trị. Nếu ngay từ đầu đã phối hợp nhiều thuốc thì khó có thể đánh giá được thuốc nào không có tác dụng.
– Tăng liều dần đến liều điều trị: Tất cả các thuốc chống động kinh đều được bắt đầu sử dụng với liều thấp nhất để đánh giá khả năng đáp ứng, sau đó mới tăng dần liều đến khi người bệnh có thể kiểm soát tốt cơn co giật. Bác sĩ sẽ không sử dụng liều cao ngay từ đầu vì sẽ gây nhiều tác dụng phụ và dễ gây phụ thuộc vào thuốc sau khi ngưng dùng, nhất là các thuốc dòng an thần như phenobarbital và benzodiazepine.
– Không bỏ quên bất cứ liều thuốc nào: Với thuốc kháng động kinh chỉ cần bỏ quên một liều vì bất kỳ lý do gì cũng có thể làm giảm nồng độ thuốc trong máu và gây tăng nguy cơ tái phát cơn, kháng thuốc.
– Giảm thuốc dần và không ngừng thuốc đột ngột: Sau 2 năm điều trị mà không thấy có một cơn động kinh nào thì bác sĩ sẽ giảm dần liều, chứ không ngưng đột ngột để tránh tình trạng tái phát cơn. Nếu khi giảm liều mà cơn co giật vẫn tái diễn thì người bệnh tiếp tục điều trị thêm ít nhất 2 năm.
Giải pháp nào cho người bệnh động kinh kháng thuốc?
Một số phương pháp như kích thích dây thần kinh phế vị, phẫu thuật não… đang được nghiên cứu để áp dụng dụng cho người bệnh động kinh kháng thuốc. Nhưng do chi phí cao, trang thiết bị và thủ thuật phức tạp, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà hiện nay các phương pháp này rất ít được thực hiện tại Việt Nam.
Thay vào đó, người bệnh hoàn toàn có thể giảm tần suất, mức độ cơn và nhanh chóng phục hồi sức khỏe, vận động bằng cách kết hợp nhiều giải pháp bao gồm:
– Chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống đủ bữa, đủ chất; tăng cường thực phẩm giàu protein, chất béo; hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất phụ gia, bảo quản, các thực phẩm chế biến như bánh kẹo, nước ngọt có ga, nước tăng lực;… ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia và lạm dụng các chất kích thích (caffein, ma túy,…)
– Thay đổi lối sống lành mạnh: Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya; hạn chế căng thẳng, stress, mệt mỏi quá mức; thư giãn tinh thần bằng cách đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, tập thiền, yoga…
– Kết hợp cùng sản phẩm thảo dược: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, hoạt chất Rhynchophyllin trong thảo dược Câu đằng không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần, mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra co giật hiệu quả. Hiện nay, Câu đằng đã được kết hợp cùng thảo dược An tức hương và các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, ứng dụng trong dòng sản phẩm với tên gọi cốm Egaruta. Đây được xem là giải pháp tối ưu, toàn diện cho người bệnh động kinh nói chung và động kinh kháng thuốc nói riêng.
Hiệu quả của cốm Egaruta đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại viện Quân Y 103, Hà Nội. Kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm 98.38% tần số cơn co giật và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì. Cùng lắng nghe chia sẻ của GS. TS Nguyễn Văn Chương để hiểu rõ hơn về lợi ích của cốm Egaruta tại video sau:
Chuyên gia đánh giá về lợi ích của cốm Egaruta
Thực tế cũng đã có hàng ngàn người bệnh động nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta có cải thiện hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ tại video sau:
Bí kíp giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả
Nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả của cốm Egaruta với người bệnh động kinh
Bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng kiểm soát cơn?
Động kinh kháng thuốc là một vấn đề “nan giải” với y học, tuy nhiên người bệnh vẫn có cơ hội kiểm soát tốt cơn và có cuộc sống khỏe mạnh nếu tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thần kinh, tâm bệnh