Động kinh cục bộ, nên hiểu rõ căn nguyên, triệu chứng và cách trị

Động kinh cục bộ, nên hiểu rõ căn nguyên, triệu chứng và cách trị

Động kinh xảy ra là do sự phóng điện đồng bộ, quá mức, bất thường của các tế bào thần kinh trung ương. Nếu tình trạng này chỉ giới hạn tại một vùng vỏ não riêng biệt thì được gọi là động kinh cục bộ. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này ngay tại bài viết sau.

Nguyên nhân gây động kinh cục bộ

Có tới 70% trường hợp động kinh cục bộ đều không tìm được căn nguyên rõ ràng, 30% còn lại có thể do một số yếu tố nguy cơ sau:

– Những tổn thương khu trú tại vỏ não gây ra bởi chấn thương đầu sau tai nạn, đột quỵ, nhiễm trùng, u não, dị dạng mạch máu não,…

– Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh động kinh cục bộ.

– Tổn thương não ở trẻ sơ sinh do nhiễm trùng ở mẹ, thiếu dinh dưỡng hoặc ngạt chu sinh.

– Mắc các chứng rối loạn phát triển: Tự kỷ, rối loạn chức năng thần kinh đệm,…

– Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và người già trên 60 tuổi.

Sốt cao co giật nhiều lần sẽ có nguy cơ cao phát triển thành động kinh cục bộ.

Tổn thương khu trú tại vỏ não làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh cục bộ

Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ thường kéo dài 1 – 2 phút và có biểu hiện khác nhau tùy vào vị trí não bộ bị kích thích nhưng thường có xu hướng xuất hiện trong cùng một vùng não nhất định. Do đó, triệu chứng bệnh gần như lặp lại với tính chất tương tự giữa các cơn động kinh. Và tùy vào dạng động kinh cục bộ là đơn giản hay phức tạp mà người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

Động kinh cục bộ đơn giản

Cơn động kinh cục bộ đơn giản xảy ra khi có sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh ở một phần nhỏ của não bộ. Trong cơn người bệnh không bị mất ý thức, nhưng họ không thể nói hoặc cử động theo chủ đích. Cơn co giật thường bắt đầu ở ngón tay, ngón chân, cơ miệng, sau đó lan sang cả cánh tay, chân hay một phần cơ thể. Kèm theo đó là những thay đổi về cảm giác, suy nghĩ,… theo nhiều mức độ khác nhau:

– Rối loạn cảm xúc, cảm giác:Nghe thấy những âm thanh lạ (tiếng người nói chuyện, tiếng gió thổi,…), nhìn thấy hình ảnh không có thật, ngửi thấy mùi khó chịu và có vị lạ trong miệng,… Họ cũng có thể cảm thấy đau, tê như kim châm,…

– Rối loạn tâm thần:Đột nhiên cảm thấy vui vẻ, lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn… mà không rõ lý do, nói những điều vô nghĩa hoặc tự nhiên cảm thấy một nơi xa lạ trở nên rất quen thuộc (hiện tượng Deja vu)

– Rối loạn hệ thần kinh thực vật:Thay đổi nhịp tim, nhịp thở, vã mồ hôi nhiều, run chân tay…

Động kinh cục bộ phức tạp

Vùng não bộ bị tổn thương rộng và gây mất ý thức tạm thời, người bệnh không kiểm soát được lời nói, hành động và không nhớ những gì đã xảy ra. Trong cơn, người bệnh thường xuất hiện hàng loạt hành động vô thức, lặp đi lặp lại như nhai miệng “tóp tép” trong khi không có đồ ăn, gõ hay vỗ tay vào bàn, cười to, bĩu môi, khóc lóc, phát ra những âm thanh vô nghĩa,…

Ngoài ra, cơn động kinh cục bộ phức tạp thường được cảnh báo trước bởi một số biểu hiện như: ảo giác về hình ảnh (hình ngôi sao, các vệt sáng), âm thanh (nghe thấy tiếng động không có thật), mùi vị (ngửi thấy mùi khó chịu, hoặc có vị lạ trong miệng),… Hoặc đột nhiên cảm thấy sợ hãi, lo âu, hoảng loạn, vui vẻ, hưng phấn,…

Trước cơn động kinh cục bộ phức tạp người bệnh đột nhiên sợ hãi không rõ nguyên nhân

Cách chẩn đoán bệnh động kinh cục bộ

Để chẩn đoán chính xác cơn động kinh cục bộ, người bệnh cần mô tả chi tiết các triệu chứng cho bác sĩ. Sau đó bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như:

– Điện não đồ (EEG) để ghi lại hình ảnh sóng điện bất thường giúp chẩn đoán chính xác động kinh cục bộ. Nếu điện não đồ cho kết quả bình thường, người bệnh cần thực hiện thêm phương pháp điện não đồ video (VEEG) kéo dài trong vòng 24h.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT, xét nghiệm máu,… để tìm nguyên nhân của cơn co giật, động kinh.

Bệnh động kinh cục bộ có nguy hiểm không?

Bệnh động kinh cục bộ nếu không được kiểm soát tốt, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như sau:

Xây xát tay chân hay thậm chí là tổn thương đầu do người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật bên cạnh.

– Dễ bị chết đuối khi đang ở dưới nước nếu cơn động kinh xảy ra bất ngờ.

– Tai nạn giao thông do cơn động kinh xuất hiện lúc lái xe khiến người bệnh mất ý thức hoặc mất khả năng kiểm soát phương tiện.

– Phụ nữ có thai: Động kinh trong thai kỳ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, hơn nữa một số thuốc chống động kinh còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

– Rối loạn cảm xúc, vui buồn thất thường, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu quá mức, hay nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực.

– Tử vong do trạng thái động kinh gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc gặp hiện tượng SUDEP (tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân).

Người bệnh động kinh cục bộ có nguy cơ bị đuối nước khi bất ngờ lên cơn co giật

Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải chứng bệnh động kinh cục bộ, hãy chủ động gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số  0988.024.366 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp 

Các phương pháp điều trị động kinh cục bộ

Thuốc tây

Hầu hết người bệnh động kinh cục bộ đều được chỉ định sử dụng thuốc chống co giật ngay sau khi được chẩn đoán bệnh. Một số loại thuốc phổ biến nhất bao gồm: Carbamazepine, Valproate sodium, Phenytoin, Phenobarbital, Clonazepam, Lamotrigine,…

Tuy nhiên, người bệnh có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, đau đầu, rối loạn cảm xúc, suy giảm chức năng gan, thận,… Bởi vậy, quá trình điều trị cần được theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh liều khi cần thiết và kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc.

Thảo dược tự nhiên

Người bệnh động kinh cục bộ nên lựa chọn sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ điều trị từ các thảo dược truyền thống như Câu đằng, An tức hương. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định hoạt động điện não, các hoạt chất trong 2 loại thảo dược này còn có khả năng kích thích não bộ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, làm dịu bớt những hưng phấn quá mức của hệ thần kinh, nhờ đó làm giảm tần số, mức độ cơn co giật, động kinh hiệu quả. Không chỉ vậy, Câu đằng, An tức hương còn đóng vai trò tương tự như tiền chất dinh dưỡng, giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi, đau đầu sau cơn.

Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu kết hợp bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng một số dưỡng chất bổ não, để tạo nên dòng sản phẩm với tên gọi cốm Egaruta giúp điều trị co giật, động kinh rất tốt.

Hiệu quả của cốm Egaruta đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại một bệnh viện lớn, uy tín ở Hà Nội. Kết quả cho thấy, cốm Egaruta giúp giảm 98.38% cơn co giật và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì, kể cả khi sử dụng lâu dài. Cùng lắng nghe đánh giá của GS.TS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của cốm Egaruta tại video sau:

Nhận định của chuyên gia về vai trò của cốm Egaruta trong điều trị động kinh

Từ khi ra đời, sản phẩm đã được đông đảo người bệnh tin dùng và phản hồi tích cực. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:

Bí kíp trị co giật, động kinh an toàn, hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Nghiên cứu chứng minh tác dụng của cốm Egaruta với người bệnh động kinh

Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng kiểm soát cơn co giật?

 Phẫu thuật não

Phẫu thuật não có thể được sử dụng trong điều trị động kinh cục bộ, tuy nhiên, đây là một phương pháp rất phức tạp, chi phí cao và tiềm ẩn nhiều biến chứng nên chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam.

Cũng giống như các dạng động kinh khác, động kinh cục bộ muốn điều trị hiệu quả cần kết hợp chặt chẽ, linh hoạt nhiều phương pháp. Và điều quan trọng nhất là người bệnh cần giữ một tâm lý vui vẻ, thoải mái, điều chỉnh lối sống lành mạnh, đồng thời kết hợp cùng cốm thảo dược Egaruta để sớm kiểm soát cơn động kinh hiệu quả.

DS Cao Thủy

 

Ngày đăng: 29/06/2020 | Cập nhật cuối: 01/07/2020


Nguồn tham khảo

https://www.drugs.com/health-guide/partial-seizures-focal-seizures.html

https://www.healthline.com/health/partial-focal-seizure

 

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày