Bệnh giật kinh phong (hay còn gọi là động kinh) là một nỗi ám ảnh của cả người bệnh và gia đình họ mỗi khi nhắc đến. Tuy nhiên, nếu lựa chọn đúng cách người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát cơn hiệu quả và có một sống bình thường như bao người khác. Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn 7 cách chữa giật kinh phong phổ biến nhất hiện nay.
Tóm tắt bài viết
Thuốc tây chữa bệnh giật kinh phong
Hiện nay, thuốc tây vẫn được xem là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị giật kinh phong. Bởi có thể giúp trên 70% người bệnh kiểm soát tốt cơn co giật. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm: valproic acid, carbamazepine, phenobarbital, levetiracetam, topiramate,…
Tuy nhiên, không phải ai cũng đáp ứng tốt với thuốc, chưa kể đến những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải do dùng thuốc lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, nổi mề đay, rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ, suy giảm chức năng gan – thận,… Bởi vậy, người bệnh giật kinh phong cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng thuốc đột ngột, vì có thể gây tăng cơn nhiều hơn.
Sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát cơn giật kinh phong hiệu quả
Sử dụng thảo dược tự nhiên trong điều trị bệnh giật kinh phong đang là giải pháp được nhiều người ưa chuộng, bởi tính hiệu quả cao và an toàn khi dùng lâu dài. Trong đó, Câu đằng, An tức hương là những thảo dược được nhiều chuyên gia quan tâm và đánh giá tốt.
Các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước cho thấy, một số hoạt chất chiết xuất từ hai thảo dược này có tác dụng trấn an tâm thần, hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, làm dịu những kích thích quá mức, nhờ đó giúp người bệnh kiểm soát cơn giật kinh phong hiệu quả.
Hiện nay, những thảo dược này đã được kết hợp cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, ứng dụng trong sản phẩm cốm Egaruta, tạo nên một công thức tối ưu, toàn diện giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn giật kinh phong hiệu quả, đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn rất tốt.
Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Quân y 103, kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm 98.38% tần số cơn co giật và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì, kể cả khi sử dụng lâu dài. Cùng lắng nghe chia sẻ của GS. TS Nguyễn Văn Chương tại video sau:
Nhận định của chuyên gia về cốm Egaruta
Trên thực tế, cũng đã có hàng ngàn người bệnh giật kinh phong nhờ kiên trì sử dụng cốm Egaruta cải thiện hiệu quả. Điển hình như câu chuyện của con trai cô Thủy ở Long An tại video sau:
Bí kíp trị giật kinh phong hiệu quả từ thảo dược
Nghiên cứu chứng minh hiệu quả của cốm Egaruta với người bệnh giật kinh phong
Người bệnh giật kinh phong nên thực hiện lối sống khoa học
Chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát cơn co giật, động kinh, bởi vậy người bệnh nên:
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia, chất bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…
– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích khác như cà phê, trà đặc,…
– Chú trọng bổ sung Omega 3 và các vi chất như Kẽm, Magie,… có trong cá hồi, cá ngừ, hải sản, tôm, cua, các loại hạt (óc chó, hạt điều…), các loại dầu thực vật (dầu oliu, dầu hạt lanh,..)…
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
– Hạn chế tiếp xúc quá nhiều với tivi, máy tính, điện thoại,… nhất là trong điều kiện thiếu sáng hoặc thời điểm trước khi đi ngủ.
– Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần với các bài tập như yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm,…
Phẫu thuật não trong điều trị giật kinh phong
Phẫu thuật não là giải pháp được cân nhắc trong trường hợp người bệnh không thể kiểm soát cơn co giật sau khi đã thử nhiều loại thuốc trong 2 – 3 năm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những người bệnh đã xác định được vùng não bộ bị tổn thương làm khởi phát cơn co giật và sau khi bị loại bỏ cũng không ảnh hưởng đến các chức năng cơ bản như vận động, ghi nhớ.
Phương pháp này khá phức tạp, đòi hỏi nhiều trang thiết bị hiện đại và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên thường không được áp dụng rộng rãi. Cho tới nay, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 50 trường hợp được tiến hành phẫu thuật.
3 liệu pháp điều trị thay thế cho người bệnh giật kinh phong
Kích thích dây thần kinh phế (VNS)
Phương pháp này thường được áp dụng với động kinh cục bộ khi không thể phẫu thuật mổ não. Một máy phát điện nhỏ sẽ được cấy dưới da ngực và phát tín hiệu điện theo lịch trình định sẵn để kích thích dây thần kinh phế vị, nhờ đó giảm tần số cơn co giật hiệu quả. Kích thích dây thần kinh phế vị thường đáp ứng tốt với khoảng 40 – 50% người bệnh và đa phần họ vẫn phải dùng thuốc kháng động kinh kết hợp.
Kích thích não sâu (DBS)
Bệnh nhân sẽ được cấy một điện cực qua lỗ nhỏ được tạo ra trên hộp sọ và kết nối với một máy phát điện đặt ngay dưới da ngực. Thiết bị này phát tín hiệu điện vào sâu bên trong não để ngăn chặn cơn co giật. Mặc dù khá hiệu quả nhưng có thể gây một số biến chứng như chảy máu não, trầm cảm hoặc ảnh hưởng đến bộ nhớ.
Kích thích dây thần kinh đáp ứng (RNS)
Bác sĩ sẽ cấy một máy phát điện vào hộp sọ – nơi khởi phát cơn co giật để trực tiếp ghi lại hoạt động của não, đồng thời kích thích hệ thần kinh để ngăn cơn co giật, động kinh tái phát.
Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng các bạn độc giả đã có thể hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị giật kinh phong, đồng thời lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất cho chính mình và người thân để có thể sớm kiểm soát bệnh.