Bé ra mồ hôi trộm nhiều – Lý giải nguyên nhân và cách khắc phục

Bé ra mồ hôi trộm nhiều – Lý giải nguyên nhân và cách khắc phục

Mồ hôi trộm là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp đó có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe trẻ đang không tốt. Vậy nguyên nhân vì sao bé ra mồ hôi trộm nhiều? Và cha mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng này? Tất cả sẽ được lý giải ngay sau đây.

Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm là hiện tượng cơ thể bị ra nhiều mồ hôi bất thường mà không liên quan đến yếu tố thời tiết nóng bức hay vận động thể chất. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm, khi đang ngủ, vị trí đổ mồ hôi hay gặp là ở vùng đầu, gáy, lưng hoặc có thể ở lòng bàn tay, bàn chân, toàn thân. Mồ hôi trộm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vì sao bé ra mồ hôi trộm nhiều?

Mồ hôi trộm ở trẻ được chia thành 2 loại là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý.

Mồ hôi trộm sinh lý

Ở trẻ, quá trình chuyển hóa và trao đổi chất thường diễn ra mạnh hơn so với người lớn, đổ mồ hôi chính là cách giúp trẻ đào thải nhiệt dư thừa sinh ra từ các phản ứng trong cơ thể, từ đó giữ thân nhiệt luôn ổn định. Mặt khác, hệ thần kinh thực vật chi phối hoạt động bài tiết mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện chức năng nên trẻ thường nhạy cảm với các yếu tố kích thích từ bên ngoài khiến mồ hôi ra nhiều hơn.

Một số trường hợp, mồ hôi trộm có thể là do sai lầm của cha mẹ như để nhiệt độ phòng ngủ cao, đắp chăn mền dày, trẻ vận động nhiều trước khi ngủ. Mồ hôi trộm sinh lý thường không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Mồ hôi trộm bệnh lý

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm thường gặp là do thiếu dinh dưỡng (thiếu canxi, thiếu vitamin D) với những biểu hiện đặc trưng như mồ hôi trộm ở đầu, nhất là khi ngủ hoặc bú mẹ, quấy khóc đêm, ngủ hay bứt rứt, lười bú, rụng tóc vành khăn, chậm mọc răng, chậm đi, chậm liền thóp…

Bé ra mồ hôi trộm khi ngủ có thể do thiếu vitamin D

Ngoài ra, mồ hôi trộm còn có thể là do trẻ bị ốm sốt, lao sơ nhiễm, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nội tiết chuyển hóa, chứng ngưng thở khi ngủ,… hoặc mắc chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát do rối loạn thần kinh thực vật – nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều phổ biến nhất ở trẻ độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành.

Nếu tình trạng ra mồ hôi trộm đang làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ lười ăn, chậm phát triển, hay ốm vặt…, bạn nên sớm đưa con đi khám hoặc có thể liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0988.024.366 để được tư vấn hỗ trợ.

Ảnh hưởng của đổ mồ hôi trộm đến sức khỏe trẻ

Mồ hôi có thành phần chính là nước (chiếm đến 99%) và một số loại khoáng chất như Na+, K+, Ca2+, Cl-…, bởi vậy mà khi trẻ ra mồ hôi trộm quá nhiều có thể bị mệt mỏi, kiệt sức, chán ăn do mất nước và điện giải. Mặt khác, đổ mồ hôi làm hạ thân nhiệt, nếu cha mẹ không chú ý lau khô cho con, trẻ có thể bị nhiễm lạnh dẫn tới ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, chống viêm để điều trị các bệnh lý này cũng gây ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ, trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, hấp thu kém dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm tăng trưởng.

Ngoài ra, đổ mồ hôi trộm về đêm là nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Mồ hôi lưu lại trên da tạo ra môi trường trường thuận lợi thúc đẩy vi khuẩn, vi nấm phát triển gây một số bệnh ngoài da, chẳng hạn như rôm sảy, viêm da, mụn nhọt, mẩn ngứa…

Cần làm gì khi bé ra mồ hôi trộm nhiều?

Nếu bé ra mồ hôi trộm nhiều nhưng vẫn ăn ngủ, phát triển bình thường, cha mẹ có thể không cần quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh lại phòng ngủ thoáng mát, nhiệt độ phù hợp, tránh gió lùa,.. Lưu ý dùng khăn mềm lau khô mồ hôi trên cơ thể trẻ thường xuyên, đặc biệt là ở đầu, lưng, ngực để tránh bị nhiễm lạnh.

Trong trường hợp ra mồ hôi trộm làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, bé bỏ ăn, chậm tăng cân, hay quấy khóc, bứt rứt, khó chịu…, cha mẹ cần đưa con đi khám để xác định nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, một số biện pháp sau đây sẽ giúp cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo:

– Bổ sung vitamin D và canxi: Nếu bé có dấu hiệu của thiếu canxi, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ để bổ sung vitamin D dạng uống kết hợp với nguồn cung cấp từ chế độ ăn và sữa mẹ. Đồng thời, nên cho bé tắm nắng 15 – 20 phút buổi sáng (thời điểm tốt nhất là 7 – 9h vào mùa đông và 6 – 8h vào mùa hè).

Nên cho bé tắm nắng mỗi sáng nếu bị ra mồ hôi trộm do thiếu vitamin D

– Uống đủ nước: Mục đích là bù lại lượng dịch mất đi qua mồ hôi, tránh để bé bị mệt mỏi do mất nước. Có thể cho bé bú mẹ hoặc uống nước, lượng nước cần bổ sung tùy vào cân nặng và nhu cầu mỗi bé.

– Mặc quần áo thoải mái: Nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng, chất liệu vải bông, lanh, cotton mát mẻ, thấm mồ hôi tốt. Nếu mồ hôi ra nhiều làm ướt quần áo nên lưu ý thay mới cho bé. Vào mùa đông không nên cho bé mặc đồ dày khi ngủ mà hãy mặc nhiều lớp áo mỏng để dễ cởi bỏ khi bị ướt mồ hôi.

– Chú ý đến nhiệt độ phòng ngủ: Nhiệt độ phòng ngủ của trẻ sơ sinh tốt nhất nên duy trì từ 26 – 28 độ C (với trẻ lớn tuổi nên điều chỉnh xuống thấp hơn). Đảm bảo phòng ốc thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ, khi ngủ không đắp quá nhiều chăn mền, mặc quần áo dày, quấn tã quá chặt.

– Giữ vệ sinh cơ thể trẻ: Điều quan trọng là cha mẹ cần lau khô mồ hôi trên cơ thể trẻ, không để mồ hôi lưu lại trên da lâu khiến trẻ bị viêm đường hô hấp. Giữ vệ sinh cơ thể trẻ tốt, tắm rửa bằng xà phòng sát khuẩn để ngăn ngừa bệnh ngoài da khi mồ hôi ra quá nhiều.

– Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ: Ở trẻ từ 7 tuổi trở lên bị ra mồ hôi trộm nhiều, cha mẹ nên cho con sử dụng thêm viên uống Hòa Hãn Linh ngày 2 viên/ngày để giảm bớt tình trạng này. Sản phẩm có thành phần an toàn, lành tính từ thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ sẽ giúp ổn định hệ thần kinh thực vật của trẻ, thu nhỏ lỗ chân lông và tăng sức khỏe cho da, đưa hoạt động bài tiết mồ hôi trở lại trạng thái bình thường, ngăn không bị đổ mồ hôi trộm quá mức.

Có thể bạn quan tâm:

Hòa Hãn Linh – Viên uống thảo dược giúp cải thiện chứng ra nhiều mồ hôi

Nên ăn gì, kiêng gì khi bị đổ mồ hôi nhiều?

Hy vọng rằng qua những thông tin trên, bạn có thể phân biệt được khi nào bé ra mồ hôi trộm là sinh lý và khi nào là bệnh lý cũng như biết cách khắc phục tình trạng này để trẻ phát triển khỏe mạnh, bình thường.

Tác giả: DS. Hồ Hà

Ngày đăng: 20/07/2020


Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/baby/sweaty-babycxca

https://parenting.firstcry.com/articles/baby-sweating-while-sleeping-causes-how-to-deal-with-it/vczv

 

Bài viết liên quan

Bệnh mồ hôi

Ra mồ hôi tay khi ngồi điều hòa – nguyên nhân và cách trị

Bàn tay ướt đẫm mồ hôi dù đang ở trong phòng điều hòa mát lạnh chính là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với dân…

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Bệnh mồ hôi

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Nắm bắt tâm lý của những người mắc chứng đổ mồ hôi chân dai dẳng, nhiều nhãn hàng đã đưa ra giải pháp kèm theo…

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi có thực sự hiệu quả?

Bệnh mồ hôi

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi có thực sự hiệu quả?

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi đã được ứng dụng lâu đời trong y học cổ truyền, tuy nhiên, lợi ích, hiệu quả và…

Viết bình luận

loading
XCBS HHL 2

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày