Tăng huyết áp kháng trị – Dùng thuốc vẫn chưa đủ để hạ áp

Tăng huyết áp kháng trị – Dùng thuốc vẫn chưa đủ để hạ áp

Hiện nay trên thế giới có tới 100 triệu người bị tăng huyết áp kháng trị, chiếm 20% các trường hợp bị tăng huyết áp. Mặc dù việc điều trị gặp không ít khó khăn nhưng nếu áp dụng đúng phương pháp, bạn hoàn toàn có thể đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu.

Tăng huyết áp kháng trị là gì?

Tăng huyết áp kháng trị là tình trạng huyết áp của người bệnh vẫn ở mức cao (≥140/90mmHg) dù đã áp dụng phác đồ điều trị kết hợp 3 thuốc huyết áp với liều tối đa, trong đó có 1 loại thuốc lợi tiểu. Những trường hợp sử dụng đến 4 loại thuốc mới kiểm soát được huyết áp thì cũng được coi là tăng huyết áp kháng trị.

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị

Một số nguyên nhân dưới đây có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp kháng trị:

– Bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, bệnh tuyến giáp, bệnh aldosterol nguyên phát (hội chứng Conn)…

– Bất thường cấu trúc: Hẹp động mạch thận, hẹp động mạch chủ…

– Tăng thể tích máu: do người bệnh ăn quá nhiều muối, mắc bệnh thận gây giữ nước, dùng thuốc lợi tiểu không phù hợp…

– Dùng thuốc không đúng cách: Người bệnh dùng thuốc không đều, chưa đủ liều, kết hợp thuốc chưa đúng…

– Tác dụng phụ của các thuốc đang dùng: thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), Amphetamine và các thuốc gây nghiện, thuốc tránh thai, thuốc trị bệnh thiếu máu Erythropoietin, thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus, cyclosporine, thuốc chống trầm cảm…

– Các yếu tố nguy cơ khác: Hút thuốc lá, lười vận động, uống nhiều bia rượu, béo phì, hội chứng ngưng thở khi ngủ…

Đôi khi, tăng huyết áp kháng trị có thể bị chẩn đoán nhầm do hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng (huyết áp chỉ tăng cao khi gặp bác sĩ); đo huyết áp không chính xác (kỹ thuật đo chưa đúng, thiết bị đo chưa chuẩn xác, đo vào thời điểm người bệnh vừa vận động hoặc đang căng thẳng quá mức…).

Tăng huyết áp kháng trị có thể bị chẩn đoán nhầm do đo sai kĩ thuật

Tăng huyết áp kháng trị có triệu chứng gì?  

Tăng huyết áp kháng trị thường không gây ra triệu chứng, chỉ một số trường hợp huyết áp tăng cao quá mức (từ 180/120 mmHg) trở lên, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ, bốc hỏa, trống ngực, khó thở… Do không đáp ứng với thuốc điều trị nên nguy cơ người bệnh tăng huyết áp kháng trị gặp phải những triệu chứng này cũng cao hơn.

Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp kháng trị

Cũng như những trường hợp tăng huyết áp khác, tăng huyết áp kháng trị có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng trên nhiều cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn như:

– Biến chứng mạch máu: Huyết áp cao khiến cho thành mạch trở nên mỏng yếu, từ đó sẽ tạo ra các túi phình mạch. Nếu túi phình vỡ sẽ gây chảy máu trong đe dọa tính mạng người bệnh. Ngoài ra, tăng uyết áp còn có thể làm tổn thương mạch máu, khởi phát hình thành mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch. Đây chính là căn nguyên của các biến chứng trên cơ quan khác như tim, thận, não…

– Biến chứng tim: Xơ vữa động mạch vành do tăng huyết áp kháng trị có thể gây ra thiếu máu cơ tim, đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao còn khiến tim phải làm việc nhiều hơn để thắng được áp lực cao trong động mạch, từ đó sẽ dẫn tới suy tim.

– Biến chứng não: Xơ vữa động mạch não có thể gây ra cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức…

– Biến chứng thận: Sẹo để lại sau tổn thương các mao mạch cầu thận do tăng huyết áp có thể gây xơ cứng cầu thận, suy thận.

– Biến chứng mắt: Huyết áp cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cho mắt, dẫn đến các biến chứng như chảy máu trong mắt, tổn thương dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

– Rối loạn chức năng sinh dục: Huyết áp cao làm giảm lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục, dẫn đến chứng liệt dương ở nam giới và khô âm đạo ở nữ giới…

Cách điều trị tăng huyết áp kháng trị

Sử dụng thuốc hạ áp kết hợp thảo dược

Khoảng 40% tăng huyết áp kháng trị là do người bệnh dùng thuốc không đúng cách. Để thuốc phát huy tác dụng, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng, đủ loại thuốc và đúng số lần trong ngày.

Nếu gặp khó khăn khi dùng thuốc, bạn hãy trao đổi ngay với bác sĩ. Trường hợp bạn đang gặp phải tác dụng phụ từ thuốc, bác sĩ có thể kê đơn thay thế bằng một loại thuốc khác. Nếu đã dùng thuốc đúng cách mà huyết áp vẫn tăng cao, bác sĩ có thể bổ sung thêm thuốc hạ áp khác. Các nhóm thuốc hạ áp đang được phổ biến hiện nay là thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc lợi tiểu… Đôi khi, thuốc đối kháng aldosterol có thể được thêm vào phác đồ để kiểm soát huyết áp được hiệu quả hơn.

Hiện nay có 3 phác đồ điều trị tăng huyết áp kháng trị đang được áp dụng là:

– Thuốc chẹn kênh calci + thuốc chẹn beta + thuốc lợi tiểu.

– Thuốc chẹn kênh calci + thuốc ức chế men chuyển + thuốc lợi tiểu.

– Thuốc chẹn kênh calci + thuốc chẹn thụ thể Angiotensin I + thuốc lợi tiểu.

Có rất nhiều trường hợp dù đã dùng thuốc với liều tối đa nhưng vẫn không thể hạ áp hiệu quả, lúc này, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có tác dụng giãn mạch, hạ áp tốt như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá, Mạch môn… Cũng nhờ vậy mà đại đa số người bệnh đã đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu và không phải lo lắng về tác dụng phụ của thuốc tây. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ bác Bùi Đức Thúy (thị trấn Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) – một người bệnh tăng huyết áp kháng trị lâu năm đã hạ áp thành công nhờ giải pháp Đông Tây y kết hợp này qua video dưới đây:

Kinh nghiệm chữa tăng huyết áp kháng trị lâu năm

Nếu bạn quan tâm về giải pháp Đông Tây y kết hợp để điều trị tăng huyết áp kháng trị, vui lòng liên hệ tổng đài 0988.024.366 hoặc zalo 0972. 053.003 để được tư vấn hỗ trợ.

Lối sống khoa học cho người bệnh tăng huyết áp kháng trị

– Ăn uống khoa học: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cho tim với nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, thịt gia cầm, cá tươi, sữa ít béo; cắt giảm chất béo có nguồn gốc động vật, chất béo chuyển hóa trong thực phẩm chế biến sẵn; giảm lượng muối xuống 2,3 gam/ngày hoặc thấp hơn 1,5g/ngày để hạ huyết áp tốt hơn nữa…

– Duy trì cân nặng hợp lý: Bạn có thể giảm 1 mmHg nếu giảm được 1 kg cân nặng. Hãy giữ cân nặng của bạn ở mức hợp lý, điều chỉnh chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 – 24,9 kg/m2.

– Tăng cường vận động: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp làm giảm huyết áp, kiểm soát căng thẳng hiệu quả. Bạn hãy đặt ra mục tiêu luyện tập ít nhất 150 phút/tuần với các bài tập vừa sức để cải thiện chỉ số huyết áp tốt hơn.

– Hạn chế rượu bia: Ngay cả những người khỏe mạnh thì huyết áp cũng bị ảnh hưởng bởi rượu bia. Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp kháng trị cần uống có chừng mực, với phụ nữ không uống quá 1 ly rượu vang nhẹ/ngày và nam giới không uống quá 2 ly/ngày.

– Bỏ thuốc lá: Thuốc lá có thể làm tổn thương thành mạch máu và đẩy nhanh quá trình tích tụ mảng xơ vữa trong động mạch. Do đó bạn cần từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

– Quản lý căng thẳng: Tâm lý thoải mái, thư giãn sẽ giúp điều hòa huyết áp tốt hơn. Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật hít thở sâu, ngồi thiền để nhanh chóng lấy lại cân bằng cảm xúc.

Để điều trị tăng huyết áp kháng trị có hiệu quả thì người bệnh cần duy trì lối sống khoa học và tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định. Bạn hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên và liên hệ ngay với bác sĩ nếu phát hiện thấy bất kì thay đổi nào trong cơ thể để kịp thời ngăn chặn biến chứng từ tăng huyết áp.

Bạn có thể quan tâm:

Sản phẩm hỗ trợ hạ áp chứa thảo dược Bồ hoàng, Đan Sâm, Hoàng bá

Tăng huyết áp nên ăn gì? – Áp dụng chế độ ăn DASH để hạ áp hiệu quả

Tác giả: Dược sĩ Lê Lương

Ngày đăng: 06/10/2020 | Cập nhật cuối: 07/10/2020

Bài viết liên quan

Tăng huyết áp ở người trẻ – Đừng chủ quan dù bạn mới chỉ ngoài 20 tuổi

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp ở người trẻ – Đừng chủ quan dù bạn mới chỉ ngoài 20 tuổi

Tăng huyết áp ở người trẻ đang gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự nghiệp của người bệnh dưới 35…

Tăng huyết áp áo choàng trắng và những điều bạn cần biết

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp áo choàng trắng và những điều bạn cần biết

Nhiều người chủ quan cho rằng, hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng (white coat hypertension) chỉ là do yếu tố tâm lý gây…

Tăng huyết áp kháng trị – Dùng thuốc vẫn chưa đủ để hạ áp

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp kháng trị – Dùng thuốc vẫn chưa đủ để hạ áp

Hiện nay trên thế giới có tới 100 triệu người bị tăng huyết áp kháng trị, chiếm 20% các trường hợp bị tăng huyết áp.…

Viết bình luận

loading
Tăng huyết áp

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày