Xinchaobacsy.com

Huyết áp thấp khi mang thai – Cách phòng ngừa và khắc phục tại nhà

Huyết áp thấp khi mang thai là tình trạng phổ biến và có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vậy cách phòng ngừa và khắc phục như thế nào? Những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thể tự bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như đảm bảo sự an toàn cho con yêu.

Vì sao huyết áp giảm thấp khi mang thai?

Mang thai là giai đoạn cơ thể người mẹ trải qua nhiều sự thay đổi về sinh lý – nội tiết, điều này có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. Hệ thống tuần hoàn mở rộng nhanh chóng để tăng cung cấp máu đến tử cung, đáp ứng đủ nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển. Kết hợp với nồng độ hormon progesterone tăng cao trong suốt thai kỳ gây giãn mạch máu, chính vì vậy mà tình trạng huyết áp ở phụ nữ mang thai.

Thông thường, huyết áp sẽ bắt đầu giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ và thấp nhất ở 3 tháng tiếp theo. Mức độ hạ huyết áp của mỗi người là khác nhau, nhưng ở hầu hết thai phụ, huyết áp tâm thu thường giảm khoảng 5 – 10 mmHg và huyết áp tâm trương giảm 10 – 15 mmHg so với chỉ số bình thường.  Sau đó, huyết áp sẽ dần trở về mức ban đầu khi em bé chào đời.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp khi mang thai bao gồm: Thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, không bổ sung đủ sắt, vitamin B12, acid folic; mất nước, mắc bệnh tim, suy giáp, nhiễm trùng, dị ứng,… Phụ nữ có thể trạng gầy yếu, ăn uống kém hoặc tiền sử huyết áp thấp thì nguy cơ bị tụt huyết áp thai kỳ sẽ cao hơn.

Huyết áp thấp khi mang thai là tình trạng phổ biến

Dấu hiệu của huyết áp thấp khi mang thai

Các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với một số dấu hiệu ở thời gian đầu mang thai, bởi vậy bạn cần hết sức lưu tâm đến sức khỏe của mình trong giai đoạn nhạy cảm này.

Huyết áp thấp khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không?

Nhìn chung huyết áp thấp khi mang thai không phải là tình trạng sức khỏe đáng lo ngại, tuy nhiên khi đã xuất hiện các triệu chứng thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Rủi ro đầu tiên mà bạn có nguy cơ gặp phải là té ngã do choáng ngất, tụt huyết áp đột ngột. Điều này thực sự nguy hiểm nếu bạn đang lái xe, leo cầu thang bởi nguy cơ chấn thương, đe dọa sẩy thai là rất cao. Ngoài ra, huyết áp thấp cũng có thể dẫn đến sốc, tổn thương nội tạng, thai ngoài tử cung,… cho người mẹ.

Đối với thai nhi, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, huyết áp thấp kéo dài trong suốt thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai do không được cung cấp đủ máu, tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non, trẻ nhẹ cân. Bởi vậy, bạn nên kiểm tra và theo dõi huyết áp thường xuyên trong suốt thai kỳ.

Huyết áp thấp khi mang thai có thể gây tai nạn ngoài ý muốn

 

Nếu bạn có cơ địa huyết áp thấp, hãy điều trị tốt bệnh và chuẩn bị kỹ về sức khỏe trước khi mang thai. Liên hệ ngay qua tổng đài 0988.024.366 để được tư vấn chi tiết hơn về cách phòng ngừa và khắc phục huyết áp thấp khi mang thai.  

Cách phòng ngừa và điều trị huyết áp thấp khi mang thai

Thông thường huyết áp sẽ trở về mức bình thường sau khi sinh, bởi vậy bác sĩ sẽ không khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ mang thai trừ khi các triệu chứng bệnh quá nghiêm trọng hoặc huyết áp tụt thấp. Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro xảy ra thì việc phòng ngừa và điều trị là rất cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn nên thực hiện để bảo vệ sự an toàn cho bản thân và thai nhi:

Uống nhiều nước giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp khi mang thai

Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thể phòng ngừa và khắc phục được tình trạng huyết áp thấp khi mang thai. Bên cạnh đó, hãy tạo cho bản thân một tâm lý thoải mái nhất để con được phát triển một cách toàn diện nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Viên uống thảo dược giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp hiệu quả

 

Tác giả: DS. Hồ Hà