Nhiều người lầm tưởng chỉ huyết áp cao mới đáng lo ngại, nhưng ít ai biết rằng huyết áp thấp cũng là một “sát thủ giấu mặt” có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho câu hỏi “Huyết áp thấp có nguy hiểm không?” và cách phòng, điều trị hiệu quả để ngăn chặn mọi tai biến xảy ra qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt bài viết
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Không chỉ đơn thuần là những cơn nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt và công việc, huyết áp thấp mạn tính nếu không được điều trị sớm có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Ngất xỉu đột ngột
Đây là hậu quả khá phổ biến xảy ra khi huyết áp giảm quá mức, não bộ không kịp thích nghi với tình trạng thiếu oxy đột ngột khiến người bệnh rơi vào trạng thái choáng váng, xây xẩm mặt mày, đầu óc quay cuồng, ngất xỉu và mất ý thức tạm thời. Ngất xỉu trong lúc đang lái xe, làm việc trên cao, vận hành máy móc đặc biệt nguy hiểm, làm tăng nguy cơ gặp chấn thương, tai nạn nghiêm trọng.
Suy giảm chức năng tình dục
Huyết áp thấp khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức và giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả chuyện vợ chồng. Bên cạnh đó, lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là những nơi xa tim như bộ phận sinh dục giảm. Điều này khiến cho âm đạo teo khô, tiền mãn kinh sớm, gây đau rát khi quan hệ và giảm khả năng cương cứng ở nam giới.
Sa sút trí tuệ, teo não
Tuần hoàn máu lên não kém, các tế bào thần kinh thiếu nuôi dưỡng lâu ngày nhanh chóng bị tổn thương, thoái hóa và chết đi không hồi phục. Tình trạng này không chỉ làm suy giảm trí nhớ, tập trung mà có thể dẫn đến teo não, nhũn não, sa sút trí tuệ…
Huyết áp thấp có nguy hiểm không? – Gây sa sút trí tuệ
Suy tim, suy thận
Lưu lượng máu đến mọi cơ quan đều giảm sút, thận thiếu máu dẫn đến rối loạn hoạt động, không thể thực hiện chức năng lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài. Tim phải co bóp nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu máu của cơ thể, lâu ngày trở nên phì đại gây suy tim, rối loạn nhịp tim và nghiêm trọng hơn là nhồi máu cơ tim.
Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
Huyết áp thấp làm giảm tốc độ lưu thông của dòng máu, máu bị ứ trệ trong lòng mạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu cầu và các tế bào máu tập trung đến hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển lên não gây tắc mạch dẫn đến đột quỵ não hoặc tới mạch vành tim gây cơn nhồi máu cơ tim cấp đe dọa tính mạng. Người bệnh có thể tử vong trong vài giờ nếu không được xử lý kịp thời.
Sốc hạ huyết áp
Sốc là tình trạng cấp cứu nguy hiểm, xảy ra khi huyết áp tụt đột ngột khiến tất cả mô, cơ quan trong cơ thể thiếu máu nghiêm trọng, người bệnh rơi vào trạng thái da xanh tái, vã mồ hôi, thở nông, mạch nhanh yếu, mất ý thức, bất tỉnh và tử vong nhanh chóng.
Giải pháp điều trị phòng ngừa biến chứng của huyết áp thấp
Một số thuốc tây y như Heptamyl, Midodrine… giúp nâng huyết áp tạm thời nhưng tác dụng không bền vững, huyết áp sẽ trở về mức thấp khi ngưng thuốc, do vậy không được đánh giá cao trong điều trị huyết áp thấp. Thay vào đó, việc thay đổi lối sống kết hợp dùng những sản phẩm thảo dược hỗ trợ là giải pháp hiệu quả hiện nay.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ nâng huyết áp
Nhiều nghiên cứu chứng minh, hoạt chất sinh học trong thảo dược Đương quy có khả năng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, thúc đẩy các thụ thể cảm áp hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bổ máu, cải thiện chất lượng và số lượng hồng cầu nhờ đó chỉ số huyết áp được nâng cao và ổn định một cách tự nhiên, bền vững.
Dựa trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã kết hợp Đương quy cùng một số thảo dược có tác dụng hoạt huyết, cường tim như Ích trí nhân, Xuyên tiêu để đưa vào công thức bào chế của một sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt dành cho người bệnh huyết áp thấp mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang. Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cho thấy, Hồng Mạch Khang giúp nâng huyết áp và cải thiện triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ… cho 96,7% người bị huyết áp thấp sau một liệu trình. Để hiểu rõ hơn về tác dụng này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của những người từng trải nghiệm dùng sản phẩm qua video dưới đây:
Kinh nghiệm đẩy lùi huyết áp thấp bằng sản phẩm thảo dược
Không chỉ nhận được sự tín nhiệm của người dùng, Hồng Mạch Khang còn được giới chuyên môn đánh giá cao, video dưới đây là nhận định của TS.BS Hoàng Xuân Ba về liệu pháp này, mời bạn theo dõi:
TS.BS. Hoàng Xuân Ba phân tích vai trò của thảo dược trị huyết áp thấp
Hồng Mạch Khang – Giải pháp thảo dược cho người bệnh huyết áp thấp
Xây dựng lối sống lành mạnh
Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng giúp bạn cải thiện triệu chứng, ổn định huyết áp và nâng cao thể trạng. Bạn nên:
- Đảm bảo ăn uống đầy đủ, cân đối giữa các nhóm chất, tăng cường những loại thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12 cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt đỏ, trứng, hải sản, gan động vật, ngũ cốc nguyên hạt, bí đỏ, trái cây, rau có lá màu xanh thẫm…
- Ăn mặn hơn, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn lượng muối phù hợp, đặc biệt nếu bạn mắc bệnh về thận hoặc suy tim
- Uống đủ nước nên bổ sung tối thiểu 8 – 10 ly/ngày
- Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no hoặc nhịn đói lâu, tuyệt đối không bỏ bữa, sau khi ăn nên dành khoảng 30 phút nghỉ ngơi để tránh hạ huyết áp sau ăn
- Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tim co bóp tốt hơn và cải thiện tuần hoàn máu. Nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga… và duy trì đều đặn 30 mỗi ngày
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, hạn chế làm việc gắng sức, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng
- Tránh đứng yên, ngồi một chỗ hoặc tắm bằng nước nóng quá lâu, không thay đổi tư thế đột ngột
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá…
Hy vọng qua bài viết này bạn đã tìm được đáp án đầy đủ nhất cho câu hỏi “Huyết áp thấp có nguy hiểm không?”. Nhận định đúng về bệnh để chủ động đưa ra kế hoạch phòng và trị hợp lý sẽ giúp bạn ngăn chặn mọi tai biến xảy ra.
Ngày đăng: 19/06/2019 | Cập nhật cuối: 09/07/2019
https://www.practo.com/health-wiki/hypotension-low-blood-pressure-symptoms-complications-and-treatment/3/article
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465