Suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp, ảnh hưởng đến hơn 10 triệu người tại châu Âu. Ở nước ta, ước tính có khoảng 1,6 triệu người mắc bệnh, gây ra hơn 50.000 ca tử vong mỗi năm. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh lý nguy hiểm này? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau.
Tóm tắt bài viết
Suy tim là bệnh gì?
Suy tim là tình trạng tim không bơm đủ lượng máu cần thiết để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, làm gián đoạn chức năng các hệ cơ quan và gây ra các triệu chứng ho khan, khó thở, hụt hơi, tức nặng ngực, mệt mỏi khi vận động thể chất.
Phân loại suy tim
Tùy thuộc vào vị trí, mức độ, tính chất tiến triển mà suy tim được chia thành nhiều dạng khác nhau như suy tim trái và suy tim phải; suy tim tâm thu và suy tim tâm trương; suy tim cấp và suy tim mạn. Trong đó, 2 hệ thống phân loại dưới đây thường được áp dụng nhiều nhất:
Theo Hiệp hội Tim mạch New York | Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ |
Suy tim độ 1:
Người bệnh không có triệu chứng suy tim, vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường |
Giai đoạn A:
Người có yếu tố nguy cơ cao bị suy tim nhưng không có bệnh tim thực thể
|
Suy tim độ 2:
Các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, tức ngực… xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi |
Giai đoạn B:
Một người mắc bệnh tim nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng suy tim |
Suy tim độ 3:
Suy tim làm hạn chế đáng kể hoạt động thể chất, triệu chứng bệnh hiện diện khi gắng sức nhẹ |
Giai đoạn C:
Một người mắc bệnh tim và có triệu chứng suy tim |
Suy tim độ 4:
Triệu chứng bệnh xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, người bệnh gần như mất khả năng vận động thể chất |
Giai đoạn D:
Một người bị suy tim tiến triển và cần các biện pháp điều trị chuyên khoa |
Triệu chứng của suy tim
Suy tim có thể là tình trạng cấp tính với các triệu chứng xuất hiện đột ngột (suy tim cấp) hoặc diễn biến từ từ với các dấu hiệu bệnh nặng dần theo thời gian (suy tim mạn).
Khi suy tim tiến triển, người bệnh có thể gặp các triệu chứng dưới đây:
- Khó thở, tăng lên khi nằm hoặc gắng sức; tình trạng hụt hơi, thở dốc thường xảy ra về đêm
- Ho dai dẳng hoặc thở khò khè có đờm trắng hoặc đờm hồng lẫn máu
- Mệt mỏi, cảm giác đuối sức toàn thân làm giảm khả năng hoạt động thể chất
- Sưng, phù ở bàn chân, mắt cá chân, chân, bụng, tĩnh mạch cổ nổi to
Khó thở, mệt mỏi, ho, phù chi là triệu chứng suy tim thường gặp
- Tăng cân nhanh bất thường do giữ nước
- Tiểu đêm thường xuyên
- Tim đập nhanh hoặc không đều, đánh trống ngực
- Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn
- Khó tập trung, lú lẫn, giảm sự tỉnh táo, chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Tức nặng ngực, cảm giác như thể có một áp lực lớn đè lên ngực
Nguyên nhân gây suy tim
Suy tim là hậu quả cuối cùng của tất cả các bệnh lý tim mạch, trong đó thường gặp là các tình trạng dưới đây:
- Bệnh mạch vành: Là tình trạng mảng xơ vữa tích tụ gây tắc nghẽn động mạch vành, giảm lưu lượng máu nuôi tim sẽ làm tổn thương và suy yếu cơ tim. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tim
- Huyết áp cao: Khiến tim phải co bóp nhiều hơn để thắng lại lực cản lớn trong lòng mạch, lâu ngày cơ tim trở nên phì đại và xơ cứng
- Tổn thương cơ tim: Nhiễm trùng, lạm dụng rượu bia, tác dụng phụ của một số thuốc… có thể gây hư hỏng và giảm khả năng co bóp của cơ tim
- Bệnh van tim: Hẹp/hở van làm tăng gánh nặng công việc cho tim và dẫn đến suy tim nếu không được điều trị
- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim nhanh, chậm bất thường khiến tim phải thay đổi hoạt động thường xuyên để đảm bảo cung cấp đủ máu cho toàn cơ thể
Ngoài ra, suy tim cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như khuyết tật tim bẩm sinh, tiểu đường, cường giáp, HIV, nhiễm độc…
Biến chứng của suy tim
Tiên lượng suy tim phụ thuộc vào mức độ, nguyên nhân gây bệnh, thể trạng, chế độ chăm sóc, điều trị… Nếu không được kiểm soát tốt suy tim có thể gây ra các biến chứng sau:
- Xơ gan: Tích tụ dịch trong cơ thể làm tăng áp lực lên gan, theo thời gian gan to ra, mô gan bị tổn thương tạo thành sẹo và cuối cùng là xơ gan
- Phù phổi cấp: Là tình trạng khẩn cấp đe dọa tính mạng do máu bị ứ trong phổi, gây khó thở, nặng ngực, ho ra bọt màu hồng…
- Huyết khối gây tắc mạch: Khi tốc độ lưu thông dòng máu giảm tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hoại tử các cơ quan…
Nhồi máu cơ tim – Biến chứng nguy hiểm của suy tim
- Tổn thương thận: Suy tim làm giảm lưu lượng máu đến thận, thận kém nuôi dưỡng dẫn đến suy thận, giảm chức năng đào thải độc tố, muối, nước ra khỏi cơ thể
- Biến chứng lên tim: Rối loạn nhịp tim, tổn thương van tim là hậu quả thường gặp khi áp suất trong tim tăng cao, tim giãn to và phì đại do suy tim
Điều trị suy tim
Suy tim là bệnh lý mạn tính cần điều trị suốt đời. Nếu được quản lý tốt, người bệnh có thể giảm các triệu chứng, cải thiện sức khỏe cũng như làm chậm tiến triển và kéo dài thời gian sống.
Xây dựng lối sống lành mạnh:
- Không hút thuốc lá vì các chất độc trong khói thuốc sẽ gây tổn thương mạch máu, tăng huyết áp, giảm mức oxy máu và tăng nhịp tim
- Theo dõi các triệu chứng suy tim như phù chi, khó thở, mệt mỏi và ghi lại chỉ số cân nặng, huyết áp hằng ngày
- Tập luyện thể dục vừa sức, đều đặn 30 phút mỗi ngày như đi bộ, aerobic, đạp xe… giúp tăng khả năng co bóp của tim và tuần hoàn máu trong cơ thể
- Tiêm phòng đầy đủ vaccin cúm, phế cầu hằng năm
- Dành nhiều thời gian trò chuyện với bạn bè, người thân; tập thiền hoặc hít sâu thở chậm để giải tỏa cảm xúc tiêu cực, tâm lý lo lắng, căng thẳng
- Kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp giảm triệu chứng khó thở và cải thiện giấc ngủ
- Ăn uống khoa học: Giảm lượng muối, rượu bia, chất lỏng đưa vào; tăng cường các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, cá biển, thịt trắng…
Thuốc tây và thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim:
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc sau:
- Thuốc chẹn beta giao cảm: Làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp và hạn chế tổn thương mô tim trong suy tim tâm thu. Một số hoạt chất thông dụng là carvedilol, metoprolol, bisoprolol
- Thuốc ức chế men chuyển: Giúp giãn mạch, hạ huyết áp từ đó cải thiện lưu lượng máu và giảm khối lượng công việc cho tim. Các thuốc phổ biến như enalapril, lisinopril, captopril…
- Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II: Thường dùng lorsatan, valsartan… có tác dụng tương tự thuốc ức chế men chuyển nên được sử dụng để thay thế nhóm này khi bệnh nhân không đáp ứng
- Digoxin trợ tim: Làm giảm nhịp tim và tăng cường sức co bóp cho cơ tim nhờ đó giảm các triệu chứng suy tim tâm thu
- Thuốc lợi tiểu: Furosemid, thiazid, spironolactone… giúp giảm tình trạng phù nề, khó thở do suy tim. Một số thuốc trong nhóm này gây mất kali và magie máu do vậy người bệnh có thể cần được bổ sung thêm các khoáng chất này
- Thuốc điều trị bệnh liên quan: Nitrat để giảm đau thắt ngực, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống huyết khối…
- Thảo dược tốt cho tim: Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá… là những thảo dược quý mang lại nhiều lợi ích tích cực trong điều trị suy tim và các bệnh lý tim mạch khác. Với hoạt tính giãn mạch tăng cường tuần hoàn máu đến tim, hạ huyết áp, cải thiện sức co bóp của cơ tim, giúp kiểm soát tốt hơn các triệu chứng khó thở, tức ngực, mệt mỏi do suy tim gây ra. Hiện nay, những vị thảo dược quý này đã được bào chế dưới dạng viên nén hiện đại mang tên Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống, người bệnh có thể tham khảo để sử dụng.
Xem thêm: Sản phẩm Vương Tâm Thống giúp hỗ trợ trị suy tim hiệu quả
Can thiệp ngoại khoa:
Khi việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây suy tim mà một số thủ thuật dưới đây có thể được thực hiện:
- Sửa hoặc thay thế van tim
- Can thiệp mạch vành qua da hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành
- Cấy máy tạo nhịp tim
- Ghép tim
Trên đây là toàn bộ thông tin về suy tim mà người bệnh cần nắm rõ. Bên cạnh phác đồ điều trị hợp lý thì sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên từ những người thân yêu chính là liều thuốc tinh thần hiệu nghiệm giúp người bệnh sống vui khỏe hơn.
Ngày đăng: 08/05/2019 | Cập nhật cuối: 03/07/2019
https:// www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/diagnosis-treatment/drc-20373148