Viêm võng mạc là một trong những tác nhân nguy hiểm cho thị lực bởi khả năng gây mù rất cao. Vậy phải làm sao để phát hiện sớm và ngăn chặn căn bệnh này tiến triển nặng? Hãy đọc kỹ những thông tin sau.
Tóm tắt bài viết
Viêm võng mạc là bệnh gì?
Võng mạc là một lớp mô mỏng nằm tại phía sau của mắt (đáy của khối mắt), có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng truyền tới, chuyển đổi thành tín hiệu thị giác và gửi cho não bộ phân tích, giúp chúng ta nhận diện được hình ảnh của sự vật.
Viêm võng mạc là cụm từ chỉ một bệnh về mắt xảy ra khi võng mạc bị tổn hại do đột biến gen di truyền hoặc tác nhân bên ngoài như vi rút, vi khuẩn…, khiến thị lực bị giảm sút và dần dẫn tới mù lòa nếu không có hướng điều trị và chăm sóc mắt đúng cách.
Các loại viêm võng mạc thường gặp
Viêm võng mạc hiện nay được phân thành 2 loại chính dựa trên nguyên nhân gây bệnh, đó là viêm võng mạc sắc tố và viêm võng mạc nhiễm trùng.
Viêm võng mạc sắc tố (Retinitis pigmentosa)
Viêm võng mạc sắc tố là bệnh thoái hóa biểu mô sắc tố võng mạc xảy ra do nhiều đột biến gen, trong đó gen lặn chiếm khoảng 70%, gen trội chiếm khoảng 25% còn lại là gen liên kết nhiễm sắc thể giới tính X.
Do vậy, viêm võng mạc sắc tố là bệnh có tính chất di truyền từ bố mẹ sang con cái, nam giới dễ mắc hơn nữ giới. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 10 – 30 hoặc ngay từ khi mới ra đời.
Viêm võng mạc nhiễm trùng
Đúng như tên gọi, viêm võng mạc nhiễm trùng xảy ra khi võng mạc bị vi khuẩn hoặc vi rút (thường là cytomegalovirus – một loại vi rút Herpes) tấn công, gây phản ứng viêm sưng, phù nề, gây đau nhức và làm giảm thị lực.
Hầu như mọi người đều tiếp xúc với vi rút Herpes, tuy nhiên chỉ những người có hệ miễn dịch yếu thì vi rút mới có thể gây hại và dẫn đến viêm võng mạc.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm võng mạc
Cùng là viêm võng mạc, tuy nhiên viêm võng mạc sắc tố và viêm võng mạc nhiễm trùng sẽ có một số khác biệt về triệu chứng bệnh. Cụ thể như sau.
Triệu chứng viêm võng mạc sắc tố
Viêm võng mạc sắc tố có nguy hiểm và gây mất thị lực nhanh hay không phụ thuộc vào mức độ đột biến gen ở mỗi người. Tuy nhiên, theo đánh giá, hầu hết mọi người đều có thể gặp phải các triệu chứng sau đây khi mắc bệnh:
– Giai đoạn nhẹ: Khó nhìn vào ban đêm hay trong điều kiện thiếu sáng, khó lái xe vào lúc chạng vạng hoặc ban đêm; khó nhìn các vật ở gần, thấy màu sắc nhạt hơn bình thường.
– Giai đoạn nặng: Sợ ánh sáng, thấy tia sáng nhấp nháy, mất tầm nhìn biên (ngoại vi), người bệnh có cảm giác như đang nhìn qua đường hầm, sau đó dần mất cả tầm nhìn trung tâm, có thể tiến triển thành mù lòa.
Hình ảnh mà người bị viêm võng mạc sắc tố nhìn thấy
Triệu chứng viêm võng mạc nhiễm trùng
Khi mới mắc bệnh, viêm võng mạc nhiễm trùng thường không gây ra triệu chứng gì nên rất khó phát hiện. Khi bệnh đã tiến triển nặng dần, các triệu chứng sau sẽ dần trở nên rõ rệt hơn.
– Xuất hiện các vật lạ như đốm xám, chấm đen trong tầm nhìn.
– Nhìn mờ một hoặc cả 2 mắt.
– Mất dần thị lực vùng ngoại vi và lan dần đến trung tâm hình ảnh.
– Khó nhận biết màu sắc, thấy sự vật bị tối và kém rực rỡ hơn.
– Đau nhức hốc mắt.
Đã có những trường hợp bị mù vĩnh viễn chỉ sau vài tháng mắc viêm võng mạc. Để tránh tình huống đáng tiếc này, ngay khi có các triệu chứng kể trên, bạn cần đi khám ngay, đồng thời liên lạc đến số: 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp bảo vệ mắt tối ưu.
Phương pháp điều trị
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho viêm võng mạc. Tuy nhiên, một số phương pháp đang được nghiên cứu là có thể giúp gìn giữ thị lực tốt hơn và tránh mù lòa cho người bệnh là:
– Dùng thuốc chứa Acetazolamide giúp làm giảm tình trạng sưng, phù hoàng điểm do viêm võng mạc.
– Dùng thuốc kháng vi rút như Ganciclovir qua đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch hoặc tiên trực tiếp vào mắt bị viêm võng mạc nhiễm trùng.
– Bổ sung vitamin A liều cao 15000UI/ ngày giúp chống oxy hóa, chống thoái hóa võng mạc.
– Cấy ghép võng mạc nhân tạo: thay thế các tế bào, mô ở võng mạc bị hư hỏng bằng tế bào, mô khỏe mạnh.
– Liệu pháp gen di truyền: đưa gen khỏe mạnh vào võng mạc.
Liệu pháp gen là hướng điều trị viêm võng mạc mới đang được nghiên cứu
Giải pháp tránh mù lòa cho người viêm võng mạc
Theo các chuyên gia nhãn khoa, việc bổ sung vitamin A liều cao kèm theo Lutein, Omega 3 có thể giúp làm chậm tiến triển của viêm võng mạc sắc tố và viêm võng mạc nhiễm trùng.
Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin A liều cao kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể như: tiêu chảy, chóng mặt, sẩn ngứa, buồn ngủ, viêm da tróc vảy, tóc và móng giòn, đau xương khớp, rối loạn nhịp tim…
Do vậy, thay vì vitamin A, người bệnh viêm võng mạc nên lựa chọn những chất chống oxy hóa mạnh khác an toàn hơn như Alpha lipoic acid, Quercetin, Lutein, Zeaxanthin để thay thế.
Hiện nay viên uống Minh Nhãn Khang là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có chứa Alpha lipoic acid và Quercetin kết hợp cùng Lutein, Zeaxanthin có khả năng bảo vệ mắt toàn diện. Do vậy, nếu mắc viêm võng mạc, bạn nên tham khảo sử dụng sớm viên bổ mắt này để cải thiện thị lực và gìn giữ đôi mắt sáng.
Bạn có thể lắng nghe phân tích từ GS.TS.BSCKII Phạm Hưng Củng (Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội TPCN Việt Nam) về lợi ích của Minh Nhãn Khang với mắt trong video dưới đây.
Minh Nhãn Khang – Giải pháp bảo vệ mắt tránh mù lòa toàn diện
Ngoài bổ sung dưỡng chất, một số biện pháp như dùng kính lúp, đeo kính chống UV cũng có thể giúp người bệnh nhìn thoải mái hơn và giảm phần nào tốc độ tiến triển của viêm võng mạc.
Viêm võng mạc sắc tố và viêm võng mạc nhiễm trùng mặc dù không có cách chữa trị khỏi, nhưng vẫn có biện pháp có thể giúp bạn bảo vệ thị lực và tận dụng tối đa tầm nhìn của mình. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh mắt này, đồng thời tìm được cho mình hướng xử trí, chăm sóc mắt phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Minh Nhãn Khang – Giải pháp ngăn chặn đục thủy tinh thể tuổi già đã được kiểm chứng
Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh đục thủy tinh thể
Nguồn tham khảo: webmd.com
Ngày đăng: 23/03/2022