Bệnh cườm khô – Tất cả thông tin quan trọng cần nắm rõ để bảo vệ mắt

Bệnh cườm khô – Tất cả thông tin quan trọng cần nắm rõ để bảo vệ mắt

Hầu như ai bước qua tuổi 40 cũng sẽ bị cườm khô với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đáng sợ hơn là, có tới 70% trường hợp mù lòa là do mắc căn bệnh này. Vậy bệnh cườm khô là gì? Làm thế nào để ngăn chặn? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Cườm khô là bệnh gì?

Tương tự như chiếc máy ảnh, trong mắt cũng chứa một thấu kính hội tụ ánh sáng có tên gọi là thủy tinh thể. Để mắt thấy hình ảnh rõ ràng, thủy tinh thể phải luôn trong suốt. Khi thủy tinh thể bị đục, tầm nhìn chắc chắn sẽ bị giảm theo. Đây chính là lúc chúng ta được kết luận đã mắc bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể, cườm đá, cườm hạt).

Cườm khô thường phổ biến ở người từ 40 tuổi trở lên. Thế nhưng, hiện nay rất nhiều người chỉ mười mấy, hai mươi, ba mươi, thậm chí cả trẻ sơ sinh cũng đã mắc cườm khô, khiến ăn bệnh này trở thành mối lo ngại lớn cho toàn ngành nhãn khoa.

Nguyên nhân gây bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể) là gì?

Thủy tinh thể được tạo thành từ protein và nước theo một trình tự nhất định. Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng cao, quá trình lão hóa, stress oxy hóa sẽ gây tăng sinh các gốc tự do độc hại, khiến protein bị thay đổi cấu trúc và kết tụ lại với nhau, làm thủy tinh thể bị đục và phồng lên, giảm khả năng điều tiết. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh cườm khô. Ngoài lớn tuổi, nếu thuộc các trường hợp sau, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cườm khô sớm hơn:

– Đang mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì…

– Đang mắc các bệnh về mắt khác như glocom, lão thị, cận thị, loạn thị, viêm giác mạc, viêm giác mạc, đục dịch kính…

– Suy dinh dưỡng hoặc chế độ ăn không cân bằng, thiếu rau quả, thừa đường, mỡ

– Hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc

– Bị chấn thương hoặc đã từng phẫu thuật mắt

– Làm việc dưới ánh nắng hay trên thiết bị điện tử thường xuyên

– Trong gia đình có người bị cườm khô

– Sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm corticoid trong thời gian dài

Bệnh cườm khô được chia thành mấy loại?

Thủy tinh thể bao gồm nhân và lớp màng bao quanh, nó có thể bị đục một khu vực hoặc hoàn toàn. Dựa vào vị trí đục, bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể) được chia thành các loại sau:

– Đục thủy tinh thể nhân: Quá trình đục bắt đầu từ vùng trung tâm của thấu kính. Đây là dạng cườm khô phổ biến nhất, thường gặp do lão hóa.

– Đục thủy tinh thể vỏ: Quá trình đục bắt đầu từ lớp vỏ bên ngoài thấu kính, xảy ra khi lượng chất lỏng tại vùng vỏ thay đổi, khiến thủy tinh thể nứt vỡ. Khi mắc dạng cườm khô này, chúng ta sẽ thấy thủy tinh thể giống như chiếc nan hoa của bánh xe lúc soi đáy mắt.

– Đục thủy tinh thể bao sau: Quá trình đục bắt đầu từ lớp bao sau của thấu kính. Dạng bệnh cườm khô này thường tiến triển nhanh, nguy hiểm và khó trị hơn 2 dạng còn lại.

Ngoài ra, bệnh cườm khô cũng có thể được phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn qua video dưới đây:

Bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể) là gì? Có những loại nào?

Triệu chứng bệnh cườm khô cần được phát hiện sớm

Trong giai đoạn đầu, bệnh cườm khô hầu như không gây ra thay đổi gì về tầm nhìn do tốc độ tiến triển từ từ, không rầm rộ. Lúc này, chỉ có một số ít người bệnh nhận thấy hình ảnh của sự vật có vẻ mờ hơn một chút, tựa như nhìn qua một lớp sương mỏng. Khi bệnh cườm khô ở giai đoạn nặng, thủy tinh thể đã bị đục phần lớn, bạn có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng sau đây:

– Chói sáng, lóa mắt: cảm thấy ánh nắng hoặc ánh sáng từ đèn điện, đè xe, màn hình thiết bị điện tử trở lên mạnh hơn, khiến mắt nhức mỏi chói, rất khó chịu.

– Màu sắc của sự vật ngả dần sang màu vàng, nâu tối, không còn tươi sáng, sặc sỡ như trước.

– Nhìn đôi, nhìn ba: nhìn một vật biến thành nhiều vật xếp đan xen lên nhau như ảo giác.

– Xuất hiện một số vật lạ (đốm xám, chấm đen, sợi tóc, hình tròn) di chuyển theo cử động mắt như ruồi bay trước mắt.

Nhìn mờ như có màng sương che là triệu chứng đặc trưng của bệnh cườm khô

 

Hơn 50% người đã bị mù lòa chỉ vì phát hiện bệnh cườm khô muộn. Do vậy, khi nhận thấy các triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng đi khám ngay và gọi đến tổng đài 0988.024.366 để được tư vấn phương pháp trị tối ưu, giúp mắt nhanh sáng khỏe trở lại. 

Bệnh cườm khô giai đoạn nhẹ cần trị ra sao?

Hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc nào làm tan được cườm khô. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhãn khoa, nếu chăm sóc mắt đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể gìn giữ được thị lực và phòng tránh được mù lòa. Ở giai đoạn đầu, thị lực vẫn còn ổn (từ 3/10 trở lên), người bệnh vẫn có thể tự thực hiện được các công việc sinh hoạt cá nhân, lúc này, phương pháp ngăn chặn cườm khô đơn giản và hiệu quả nhất là thiết lập lối sống khoa học, kết hợp bổ sung dưỡng chất thiết yếu qua viên bổ mắt chuyên biệt.

Lối sống phù hợp giúp ngăn bệnh cườm khô

– Tăng cường thực phẩm bổ mắt trong chế độ ăn hàng ngày như rau súp lơ, rau cải xoong, bí xanh, cà rốt, bí ngô, khoai lang, đu đủ, đậu bắp, cà chua, ớt chuông, bơ, hạnh nhân, vừng, gạo lứt, cá thu, cá ngừ, cua, tôm, thịt bò, trứng…

– Hạn chế tói đa việc uống bia, rượu hay các chất kích thích thần kinh độc hại khác.

– Không hút thuốc hay ở nơi nhiều khói thuốc.

– Tránh thức khuya quá 11 giờ đêm, ngủ đủ 6 – 8 giờ/ ngày.

– Giảm thời gian dùng thiết bị điện tử (máy tính, tivi, điện thoại thông minh, máy điện tử…).

– Đeo kính chống được tia UV khi ra nắng hay nhìn ánh sáng xanh, ánh sáng mạnh.

– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giữ cơ thể khỏe mạnh

– Điều trị tích cực các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, xơ vữa mạch máu… để tránh biến chứng lên mắt.

Ăn uống khoa học giúp ngăn chặn bệnh cườm khô hiệu quả tại nhà

Bổ sung chất chống oxy hóa mạnh giúp mắt sáng khỏe, chặn đứng cườm khô

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những chất chống oxy hóa như vitamin E, C, A, carotenoid, Omega-3… có khả năng dọn dẹp các gốc tự do độc hại ra khỏi mắt, ngăn cản protein kết tụ, chặn lại quá trình đục thủy tinh thể.

Tuy nhiên, vitamin A, E, C, Omega 3, carotenoids có khả năng tan rất hạn chế, cụ thể là vitamin A, E, Omega 3 chỉ tan trong dầu còn vitamin C lại chỉ tan trong nước. Trong khi mắt là tổng thể gồm nhiều mô phức tạp, nước và dầu đan xen nhau. Bởi vậy, nếu bổ sung vitamin A, E, C, Omega 3, carotenoid thì sẽ hấp thu chậm vào mắt nên hiệu quả ngăn đục thủy tinh thể sẽ kém. Mặt khác, dùng quá liều các chất này còn có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ như khiến da khô, giòn móng, loãng xương, tiêu chảy, làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người hút thuốc, sỏi thận…

Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng thành công Alpha lipoic acid (ALA) – một chất chống oxy hóa mạnh và ưu việt hơn để thay thế. Với cấu trúc phân tử lưỡng tính, tan được trong cả nước và dầu, ALA đã thể hiện mình là ứng cử viên hàng đầu trong phòng ngừa và ngăn chặn bệnh cườm khô khi có thể hấp thu trọn vẹn vào mắt, nhanh chóng loại bỏ hết các gốc tự do, bảo vệ cấu trúc của thủy tinh thể. Không chỉ vậy, ALA còn có thêm khả năng khôi phục hàng rào chống oxy hóa nội sinh (Glutathion) trong mắt, qua đó giúp bảo vệ mắt toàn diện khỏi bệnh cườm khô nguy hiểm.

Thật may mắn khi hiện nay ALA đã được kết hợp cùng một số dưỡng chất thiết yếu khác cho mắt trong Minh Nhãn Khang. Nhờ sử dụng sớm viên uống bổ mắt này mà rất nhiều người đã loại bỏ hẳn biểu hiện mờ nhòe, nhức mỏi, chói sáng, chấm đen, nhìn đôi…, giúp mắt sáng rõ, chặn đứng được mù lòa. Hãy cùng lắng nghe một số người bệnh chia sẻ trực tiếp qua các video dưới đây để hiểu rõ lợi ích thực sự của giải pháp này.

Cô Hồng (0963446870) đã tìm lại được ánh sáng dù mắc bệnh cườm khô nặng cả 2 mắt

Bí quyết giảm hẳn mờ nhòe, đốm đen, thâm quầng không cần mổ của cô Phức (0383428117)

Liên (0388728964) đã tăng 2 bậc thị lực nhờ giải pháp trị bệnh cườm khô đơn giản

Phương pháp mổ cườm khô khi thị lực đã giảm sâu

Khi thị lực chỉ còn 1, 2/10, khả năng nhìn đã quá kém thì người bệnh sẽ được cân nhắc chỉ định mổ cườm khô. Hiện nay có 2 phương pháp mổ chính là mổ Phaco cổ điển và Laser.

Mổ cườm khô bằng phương pháp Phaco

Đây là phương pháp mổ cườm khô phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch trên giác mạc một đường nhỏ, đưa dụng cụ vào để tán nhuyễn và hút bỏ thủy tinh thể tự nhiên ra, sau đó đặt vào một thấu kính nhân tạo để thay thế.

Mổ cườm khô bằng laser

Phương pháp này dùng tia laser để rạch giác mạc thay cho dao nên cho độ chính xác cao hơn và nhanh chóng hơn, tuy nhiên chi phí riêng của thủ thuật đã tầm 9 – 15 triệu vnđ (cao hơn nhiều so với mổ Phaco với phí là 2 – 5 triệu vnđ).

Những biến chứng thường gặp khi mổ cườm khô

Tương tự các phẫu thuật khác, mổ cườm khô tuy đơn giản nhưng không phải là an toàn tuyệt đối. Sau mổ, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như viêm giác mạc, bong võng mạc, chảy máu mắt, và xuất huyết võng mạc, đục bao sau, tăng nhãn áp…, khiến mắt mờ nhòe, đau nhức, cộm chói, lóe sáng, thị lực giảm sút, thậm chí có trường hợp còn tệ hơn trước khi phẫu thuật.

Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý chăm sóc mắt ngay cả trước và sau phẫu thuật để hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng này. Và việc sử dụng những viên uống bổ mắt như Minh Nhãn Khang cũng được các chuyên gia nhãn khoa đánh giá là có hiệu quả tốt, giúp mắt phục hồi nhanh hơn, sớm lấy lại thị lực cho những người đã mổ cườm khô. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ bà Đạo (Hà Nội – 0365 129 997) – một người đã phẫu thuật nhờ dùng Minh Nhãn Khang sớm mà mắt nay đã sáng khỏe, không bị biến chứng, mặt khác còn không phải mổ nốt con mắt còn lại trong video sau để có thêm kinh nghiệm cho mình.

Bí quyết giúp mắt sáng bền vững sau mổ cườm khô nhiều năm

Cườm khô không chỉ gây mù lòa mà còn tác động xấu đến công việc và tâm lý của người bệnh, đặc biệt là khi đã tiến triển nặng. Bởi vậy, để bảo vệ tầm nhìn khỏi căn bệnh này, bạn cần ghi nhớ kỹ những thông tin trên, đồng thời chú ý chăm sóc mắt tốt ngay hôm nay.

Có thể bạn quan tâm

Minh Nhãn Khang – Viên bổ mắt giúp tầm nhìn sáng rõ hết lo bệnh cườm khô

Kinh nghiệm trị bệnh cườm khô đơn giản hiệu quả nhanh tại nhà không cần mổ

Bệnh cườm khô nên ăn gì? Top thực phẩm tốt nhất cần bổ sung ngay

DS: Trần Huyền

Ngày đăng: 23/06/2020 | Cập nhật cuối: 26/08/2022


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cataracts/symptoms-causes/syc-20353790

https://www.healthline.com/health/cataract#diagnosis

 

Bài viết liên quan

Đục thủy tinh thể tuổi già – Dấu hiệu và phương pháp trị tối ưu

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể tuổi già – Dấu hiệu và phương pháp trị tối ưu

Đục thủy tinh thể tuổi già là một bệnh về mắt phổ biến xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Bệnh thường bắt…

Bệnh đục bao sau thủy tinh thể – 5 thông tin cần nắm rõ

Đục thủy tinh thể

Bệnh đục bao sau thủy tinh thể – 5 thông tin cần nắm rõ

Theo khảo sát bởi Khoa mắt Bệnh viện St. Thomas (Anh quốc), cứ 10 người thì sẽ có 5 người bị bệnh đục bao sau…

Chăm sóc mắt sau khi mổ cườm: Áp dụng sớm để hiệu quả cao

Đục thủy tinh thể

Chăm sóc mắt sau khi mổ cườm: Áp dụng sớm để hiệu quả cao

Mổ cườm mắt là phương pháp điều trị cuối cùng đối với các bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô) và tăng nhãn áp (cườm…

Viết bình luận

loading
XCBS MNK

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày