“Dùng thuốc chống khô mắt nào tốt” là vấn đề quan tâm của rất nhiều người khi mà ngành công nghệ thông tin phát triển kéo theo hệ lụy là đôi mắt luôn khô rát, nhức mỏi như hiện nay. Thông tin chi tiết về các thuốc chống khô mắt phổ biến nhất dưới đây sẽ giúp bạn có lựa chọn đúng đắn và sớm phục hồi tầm nhìn sáng khỏe.
Tóm tắt bài viết
Top 6 loại thuốc chống khô mắt thường gặp
1.Natri clorua 0.9% (nước muối sinh lý)
Đây là thuốc chống khô mắt được dùng phổ biến và an toàn nhất bởi không có tác dụng phụ và có thể dùng cho cả trẻ nhỏ. Thành phần của nước muối sinh lý là muối Natri clorua 0,9% và nước tinh khiết nên gần tương tự như nước mắt tự nhiên của cơ thể.
Bởi vậy, nhỏ Natri clorua 0.9% sẽ giúp cấp ẩm cho mắt, bù lại lượng nước mắt đang thiếu và giúp giảm khô mắt nhanh. Tuy nhiên, Natri clorua 0.9% không có thành phần dầu nên bốc hơi nhanh và chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, bắt buộc phải dùng nhiều lần trong ngày.
2. Nước mắt nhân tạo
Đây là loại thuốc chống khô mắt phổ biến thứ hai sau nước muối sinh lý. Nước mắt nhân tạo có chứa hoạt chất giữ ẩm cao như Glycerin, Hyaluronic acid, Hydroxyethylcelulose, Polyvinyl alcohol, Polyvidon… nên khi sử dụng, chúng sẽ bù đắp lại lượng nước mắt bị thiếu, đồng thời làm giảm tốc độ bốc hơi của nước mắt, khắc phục nhanh tình trạng khô mắt.
Được đánh giá khá hiệu quả, tuy nhiên trong nước mắt nhân tạo đều có chứa chất bảo quản. Những chất này đã được báo cáo có thể gây ra các phản ứng phụ khó chịu cho mắt như nóng rát mắt, xung huyết kết mạc, cộm xốn mắt, viêm mi… Bởi thế, theo khuyến cáo, người bệnh không nên dùng liên tục kéo dài, tối đa chỉ dùng 1 – 2 tháng và theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.
3. Miếng chèn mắt
Khi bị khô mắt mức độ trung bình đến nặng và không đáp ứng với nước mắt nhân tạo, người bệnh có một lựa chọn khác là sử dụng miếng chèn mắt. Đây là dụng cụ chỉ nhỏ như hạt gạo trong suốt làm từ hydroxypropyl cellulose. Khi được đặt vào giữa mí mắt dưới và nhãn cầu, miếng chèn sẽ tan từ từ và giải phóng chất bôi trơn mắt, làm giảm cảm giác khô rát, cộm mỏi cho mắt.
Miếng chèn mắt là thuốc chống khô mắt có tác dụng kéo dài trong vài giờ
4. Thuốc kích thích chảy nước mắt.
Các loại thuốc thuộc nhóm cholinergics như Pilocarpine, Cevimeline có thể kích thích làm tăng phản xạ bài tiết nước mắt của tuyến lệ. Do vậy, trong trường hợp khô mắt nặng không có nguyên nhân, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống khô mắt này ở dạng uống hoặc nhỏ mắt.
Ngoài lợi ích, thuốc kích thích chảy nước mắt cũng có thể gây tác dụng phụ là đổ mồ hôi nhiều toàn thân.
5. Thuốc chống khô mắt kháng dị ứng
Khi khô mắt kèm theo chảy nước mắt, đỏ mắt, nhức ngứa mắt… do dị ứng bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi…, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc nhỏ mắt chứa thành phần kháng histamin như Antazolin, Diphenhydramin, Clorpheniramin…
Loại thuốc này có tác dụng nhanh, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng để tránh các biến chứng xấu làm giảm thị lực của mắt.
6. Thuốc chống khô mắt chứa kháng sinh, chống viêm
Là chỉ định bắt buộc khi khô mắt có nguyên nhân do nhiễm khuẩn. Loại thuốc này thường có thành phần là kháng sinh phổ rộng tác dụng ngay tại chỗ như Tobramycin, Chloramphenicol, Erythromycin, Ofloxacin, Doxycyclin… kết hợp cùng chất chống viêm như Fluoromethason, Dexamethason, Indomethacin, Prednisolon, Diclophenac…
Thuốc kháng sinh, chống viêm có thể loại bỏ vi khuẩn, làm giảm nhanh cảm giác ngứa rát, sưng đỏ, khô nhức mắt, tuy nhiên cũng có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý như kích ứng mắt, nhìn mờ, chói mắt, phát ban…, đồng thời làm tăng tỷ lệ mắc một số bệnh nguy hiểm cho mắt như: đục thủy tinh thể, glocom, đục dịch kính, thoái hóa điểm vàng… Do vậy, người bệnh cần sử dụng đúng liều, đúng thời gian được chỉ định và tránh lạm dụng
Thuốc chống khô mắt chứa kháng sinh chống viêm có thể gây giảm thị lực nên cần tránh lạm dụng
Cách dùng viên uống kết hợp thuốc chống khô mắt giúp mắt nhanh sáng hơn
6 loại thuốc chống khô mắt tuy hiệu quả nhưng chỉ có tác dụng tức thì. Về lâu dài, nếu muốn ngăn ngừa bệnh tái phát, đồng thời tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể…, người bệnh cần bổ sung cho mắt một số vi chất để ổn định quá trình bài tiết nước mắt, giúp bảo vệ các tế bào mắt khỏi những yếu tố độc hại.
Theo nghiên cứu, mắt cần các dưỡng chất sau đây:
– Alpha lipoic acid: chất chống oxy hóa mạnh đầu bảng, có khả năng thấm sâu vào cấu trúc phức tạp của mắt, loại bỏ gốc tự do – căn nguyên chính gây giảm chức năng tiết nước mắt của tuyến lệ và tổn thương các bộ phận quan trọng của mắt như thủy tinh thể, dịch kính, võng mạc, dây thần kinh thị giác.
– Lutein, Zeaxanthin: chất chống lão hóa có tác dụng ngăn cản tổn thương mắt do tia bức xạ, bảo vệ võng mạc, giúp mắt nhìn sắc nét.
– Kẽm, Vitamin B2: Khoáng chất và vitamin nuôi dưỡng tế bào mắt, thúc đẩy trao đổi chất tại mắt, làm giảm tình trạng khô mắt, nhức mỏi mắt hiệu quả.
– Palmatin (chiết xuất từ cây Hoàng đằng): chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm giảm sưng phù, đau đỏ mắt, ngứa cộm mắt, chảy nước mắt… do khô mắt gây ra.
Minh Nhãn Khang là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay chứa đầy đủ các dưỡng chất kể trên. Do vậy, khi dùng kết hợp Minh Nhãn Khang cùng các thuốc chống khô mắt khác, tình trạng thị lực sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Thực tế đã chứng minh điều này, khi có rất nhiều người bị khô mắt nhờ sử dụng Minh Nhãn Khang chỉ vài tuần mà mắt đã hết hẳn cộm nhức, khô rát. Cô Nguyễn Thị Vân (Hoài Đức, Hà Nội) trong video dưới đây là một trường hợp tiêu biểu.
Khô mắt không còn là mối bận tâm nhờ dùng Minh Nhãn Khang kịp thời
Các thuốc chống khô mắt hiện nay đều có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao khi dùng và hạn chế tác dụng không mong muốn, người bệnh cần dùng đúng loại bác sĩ kê, đồng thời kết hợp cùng viên bổ mắt phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Minh Nhãn Khang – Giải pháp tối ưu giúp đôi mắt luôn sáng khỏe
Bí kíp chữa khô mắt dân gian không dùng thuốc
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-eyes/diagnosis-treatment/drc-20371869
Ngày đăng: 19/10/2021 | Cập nhật cuối: 30/10/2021