6 tuyệt chiêu giúp trẻ tăng động cải thiện kỹ năng quản lý thời gian

6 tuyệt chiêu giúp trẻ tăng động cải thiện kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, học tập và công việc sau này của mỗi trẻ. Tuy nhiên, với trẻ tăng động giảm chú ý thì việc sắp xếp, tổ chức công việc và quản lý thời gian thực sự gặp rất nhiều khó khăn, khiến trẻ thường xuyên bỏ dở giữa chừng hoặc chậm hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó.

Tại sao kĩ năng quản lý thời gian của trẻ tăng động thường kém hơn trẻ khác?

Vì sự thiếu tập trung chú ý, dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài, nên trẻ tăng động thường không biết cách tổ chức, sắp xếp công việc, dẫn đến hay bỏ sót các nhiệm vụ được giao. Trẻ không nhận định được đâu là nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên để hoàn thành mà chỉ làm theo sở thích, thậm chí, khi đang rất hào hứng làm việc này, trẻ có thể ngay lập tức chán nản, bỏ ngang và chuyển sang công việc khác.

Ngoài ra, trẻ cũng thường định lượng sai về thời gian cho các nhiệm vụ, ví dụ đãng nhẽ một bài toán chỉ làm trong 15 phút, nhưng trẻ lại mất đến 1 tiếng để thực hiện, trong khi đó bài văn phải viết trong khoảng 1 tiếng thì trẻ lại chỉ làm sơ sài trong 20 – 30 phút. Có những buổi học, trẻ cứ mải miết ngồi tập vẽ mà bỏ quên cả các bài tập toán, tiếng việt phải thực hiện.

Điều này khiến kỹ năng quản lý thời gian của trẻ tăng động ngày càng kém và vì thế trẻ thường hay chậm hoàn thành các nhiệm vụ hơn so với trẻ khác. Hậu quả là việc học tập thường bị sa sút, trẻ khó theo kịp bạn bè đồng trang lứa và thường bị thầy cô đánh giá thấp về năng lực cá nhân.

Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp các công việc của trẻ tăng động thường rất kém

6 mẹo hay giúp trẻ tăng động quản lý thời gian hiệu quả: cha mẹ chớ nên bỏ qua!

Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc, quản lý thời gian đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, học tập của trẻ tăng động giảm chú ý, bởi vậy để giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng này, cha mẹ có thể tham khảo các cách sau:

Thiết lập thời gian biểu cụ thể, chi tiết

Cha mẹ cần thiết lập một kế hoạch công việc rõ ràng với từng mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ. Ví dụ: 6h15 phút thức giấc, vệ sinh cá nhân, 6h 30 phút ăn sáng, 7h đi học, 17h về nhà, 17h 30 phút đi chơi hoặc xem tivi, 18h tắm, 18h 30 phút ăn tối, 19h 30 phút học bài, 21h đi ngủ,…. Những mốc thời gian này càng chi tiết càng giúp con có thể rèn luyện kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc và hình thành những thói quen tốt trong cuộc sống. Bởi vậy, bạn nên thảo luận cùng con để đưa ra một thời gian biểu thích hợp nhất, sau đó viết ra và đặt ở những nơi mà trẻ dễ dàng nhìn thấy như tủ lạnh, cửa phòng, bàn học,… để con có thể theo dõi và thực hiện theo, tránh tình trạng bỏ sót công việc.

Chia các nhiệm vụ của trẻ thành nhiều bước nhỏ

Với trẻ tăng động để hoàn thành một nhiệm vụ lớn trong thời gian dài là rất khó, bởi trẻ không đủ kiên nhẫn và rất dễ chán nản, bỏ cuộc giữa chừng. Do đó, cha mẹ cần chia các nhiệm vụ của con thành nhiều bước nhỏ, hạn định thời gian cụ thể cho từng bước để trẻ dễ dàng hoàn thành và thôi thúc sự hứng thú cho các các nhiệm vụ tiếp theo. Ví dụ: với mỗi bài văn trẻ cần hoàn thành trong 1 tiếng, nhưng bạn có thể yêu cầu con viết từng phần như mở bài trong 15 phút, thân bài 30 phút và kết bài 15 phút.

Không để trẻ có lý do để “trì hoãn” thời điểm bắt đầu bất cứ công việc gì

Trẻ tăng động khó quản lý thời gian của mình không chỉ vì sự thiếu kiên nhẫn, hay quên mà còn vì trẻ hay tìm mọi lý do để “trì hoãn” thời điểm bắt đầu một nhiệm vụ bất kỳ. Chẳng hạn khi không muốn làm bài tập về nhà, trẻ sẽ trì hoãn bằng cách ngồi tìm kiếm sách vở, bút thước, hoặc xem tivi,… Để hạn chế tình trạng này, trước khi con ngồi vào bàn học, bạn cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho con, đồng thời nhắc nhờ để con tập trung vào nhiệm vụ cần hoàn thành.

Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập để tránh tình trạng trẻ trì hoãn việc bắt đầu học bài

Quản lý thời gian, sắp xếp tổ chức công việc là những kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống, nhất là với trẻ tăng động giảm chú ý, bởi vậy để giúp con cải thiện kỹ năng này tốt nhất, cha mẹ hãy gọi điện thoại/liên lạc qua zalo số 0988.024.366 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Dùng đồng hồ báo thức để nhắc nhở trẻ

Vì trẻ tăng động thường kém tập trung và dễ bị phân tâm, nên trẻ thường mất rất nhiều thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ bất kỳ, thậm chí là lơ đễnh mà quên mất những việc mình cần hoàn thành. Bởi vậy, cha mẹ nên dùng đồng hồ cài đặt thời gian cho mỗi nhiệm vụ và đặt ngay bên cạnh trẻ. Điều này giúp trẻ cảm nhận được thời gian đang dần trôi qua và mình phải tập trung, tăng tốc mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Và bạn cũng cần lưu ý, trẻ tăng động khó có thể tập trung trong thời gian dài, khoảng thời gian hạn định tối ưu nhất cho mỗi nhiệm vụ của trẻ là 15 – 20 phút.

Cho trẻ những khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Sau mỗi nhiệm vụ, cha mẹ nên dành thời gian để trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn và giải tỏa những năng lượng dư thừa, để có thể tiếp tục tập trung tinh thần cho những nhiệm vụ tiếp theo. Ví dụ, sau khi con hoàn thành một bài toán, bạn có thể cho con chạy quanh nhà tầm 3 – 4 phút. Hoặc sau mỗi buổi học bạn nên cho con đi chơi với bạn bè để giúp con thoải mái hơn.  

Giúp trẻ xác định được đâu là nhiệm vụ ưu tiên

Mỗi ngày trẻ sẽ phải hoàn thành nhiều công việc, nhưng nếu không xác định được đâu là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, trẻ tăng động sẽ có thể bị “chìm đắm” trong một thứ gì đó mà quên đi các công việc khác cần thực hiện. Bởi vậy, cha mẹ nên lập ra danh sách các công việc của trẻ và viết theo thứ tự ưu tiên để con dễ dàng hoàn thành, tránh bỏ sót cũng như lãng phí quá nhiều thời gian cho những việc không quan trọng.

Hướng dẫn trẻ cách định lượng thời gian cho công việc của mình

Hầu hết trẻ tăng động đều khó có thể định lượng đúng về thời gian, tức là dù trẻ biết mình phải hoàn thành nhiệm vụ này, nhưng lại không biết sẽ mất bao lâu để thực hiện nhiệm vụ đó. Bởi vậy, bạn cần giúp trẻ định lượng thời gian hợp lý hơn. Ví dụ một bài toán cần hoàn thành trong 15 phút thì một bài văn có thể phải làm trong 1 tiếng.

Cha mẹ cần giúp trẻ biết cách định lượng thời gian phù hợp cho từng nhiệm vụ

Giải pháp thảo dược giúp điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ hiệu quả

Cha mẹ cũng nên tích cực điều trị chứng tăng động cho trẻ vì chỉ khi con kiểm soát được hành vi, cảm xúc, tập trung chú ý, ghi nhớ tốt thì những kĩ năng như quản lý thời gian, sắp xếp công việc của con mới có thể cải thiện tốt được. Bởi vậy, bên cạnh việc giáo dục hành vi, cha mẹ có thể tham khảo kết hợp cùng cốm Egaruta. Đây là sản phẩm thảo dược hàng đầu trong hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý được nhiều chuyên gia đánh giá cao và được hàng ngàn phụ huynh tin dùng.

Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, cốm Egaruta giúp trẻ giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, nâng cao khả năng tập trung, chú ý và cải thiện tư duy, nhận thức, ghi nhớ ở trẻ rất tốt. Nhờ đó mà các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống của trẻ cũng dần được cải thiện tốt hơn.

Vì lẽ đó mà sản phẩm ngay từ khi có mặt trên thị trường đã trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều phụ huynh và giúp hàng ngàn trẻ tăng động giảm chú ý sớm thoát khỏi chứng bệnh này. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại đây:

Chia sẻ bí kíp trị tăng động giảm chú ý cho con hiệu quả

Cũng như mọi kỹ năng trong cuộc sống, kỹ năng quản lý thời gian của trẻ tăng động vẫn có thể được cải thiện tốt hơn nếu cha mẹ áp dụng theo đúng các cách nêu trên và kiên nhẫn giúp con rèn luyện. Bởi vậy, ngay khi thấy con thường xuyên bỏ quên các nhiệm vụ được giao phó, cha mẹ nên nhắc nhở, đốc thúc để trẻ tập trung hoàn thành theo đúng thời hạn.

Xem thêm:

Vai trò của cốm Egaruta trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ

Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng cải thiện?

Tác giả. Dược sĩ Cao Thủy

Ngày đăng: 16/11/2020


Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/teens-tweens-adhd-time-managementda

https://www.additudemag.com/time-management-skills-organization-help-adhd/da

https://www.healthcentral.com/article/managing-adhd-symptoms-five-tips-for-time-management-for-children-and-teensDA

Bài viết liên quan

Tăng động

Trẻ học trước quên sau: Làm sao để con tiến bộ hơn?

Chào bạn Bích Loan, Thời gian thi cử là giai đoạn các con cần tập trung ôn luyện và tích lũy kiến thức. Lượng kiến…

Tăng động

Con học kém phải làm sao? Làm gì để giúp con học hành tiến bộ hơn?

Chào bạn Thanh Huyền, Con học kém, lười học, thiếu tập trung là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phiền lòng. Để khắc phục tình…

Tăng động

Cách dạy trẻ mất tập trung giúp con tiến bộ trong học tập

Chào bạn Thùy Dung, Tình trạng trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt…

Viết bình luận

loading
Xinchaobacsy test TĐ

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày