Dân gian có câu “bệnh từ miệng mà ra” bởi chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chữa bệnh, trong đó có bệnh viêm tiết niệu. Lựa chọn đúng thực phẩm sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng viêm và phòng ngừa nhiều biến chứng xấu. Liệu rằng bạn đã biết viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?
Tóm tắt bài viết
Điểm danh 9 thực phẩm tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu
Nước tinh khiết
Uống đủ nước là giải pháp tự nhiên giúp cải thiện tình trạng viêm tiết niệu. Khi thể tích nước tiểu được duy trì sẽ tạo điều kiện để đào thải vi khuẩn ra khỏi đương tiểu. Bạn nên uống 1, 5 – 2 lít nước/ngày. Nếu làm việc trong điều kiện nắng nóng hoặc ra nhiều mồ hôi, cần bổ sung thêm chất lỏng.
Trà hoa cúc
Hoa cúc có tác dụng lợi tiểu và chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, ức chế nhiều chủng vi khuẩn gây viêm tiết niệu. Uống một tách trà hoa cúc hàng ngày vừa giúp thanh nhiệt và giảm nguy cơ viêm tiết niệu.
Trà bạc hà
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lá bạc hà có tác dụng kháng khuẩn tương tự như tác dụng của kháng sinh tây y. Do đó, có thể dùng lá bạc hà pha trà uống để giúp cải thiện triệu chứng viêm tiết niệu.
Nước ép trái cây
Bên cạnh nước tinh khiết, các loại nước ép hoa quả tươi như nước nam việt quất, nước cần tây, nước cam, chanh,… chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và xoa dịu những triệu chứng viêm.
Trong đó, nước nam việt quất là thức uống rất tốt. Trong nước ép nam việt quất chứa D-mannose, axit hippuric và anthocyanin giúp ngăn cản vi khuẩn bám vào đường tiết niệu, tránh lây lan nhiễm trùng. Tốt nhất là nên uống nước ép không đường.
Nước ép nam việt quất tốt cho bệnh viêm tiết niệu
Rau xanh và trái cây tươi
Khi điều trị viêm đường tiết niệu, bạn nên bổ sung đủ chất xơ và khoáng chất từ các loại rau có màu xanh đậm và trái cây như cam, chanh, bưởi, kiwi, quýt, dưa lê, dưa hấu,… Các thực phẩm này rất giàu vitamin C, A, E, D,…
Tỏi
Tỏi rất giàu Allicin – là chất chống viêm, kháng khuẩn mạnh với nhiều chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu, trong đó có vi khuẩn E.coli (thủ phạm chính gây viêm tiết niệu). Bổ sung thêm 1 – 2 nhánh tỏi trong các bữa ăn hàng ngày là cách đơn giản giúp cải thiện tốt tình trạng viêm.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C còn được gọi là acid Ascobic có tác động giúp cho nước tiểu ít acid hơn, từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm. Bổ sung vitamin C với lượng vừa phải giúp tăng sức đề kháng, giảm tái nhiễm viêm tiết niệu. Những thực phẩm nên bổ sung như cà chua, bông cải xanh, bưởi, ổi, các loại quả mọng,…
Thực phẩm giàu probiotic
Probiotic là những lợi khuẩn với hệ miễn dịch và hệ tiểu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số chủng men vi sinh giúp tạo nên một “hàng rào bảo vệ” từ âm đạo đến bàng quang, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Cách đơn giản nhất là bổ sung từ các thực phẩm ăn hàng ngày như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…
Viêm đường tiết niệu nên ăn nấm sữa
Ngũ cốc nguyên hạt
Hạt yến mạch, hạt đậu xanh, đậu đen,… giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, giảm nguy cơ tiêu chảy, táo bón, tăng cường chức năng của hệ tiết niệu, bởi vậy, đây cũng là một gợi ý tốt cho câu hỏi “bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì”.
Song song với việc ăn uống khoa học, để giúp cải thiện tốt tình trạng viêm tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu), bạn nên thiết lập một chế độ sinh hoạt khoa học bằng cách tập luyện thể thao hàng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, nhảy dây, yoga,… và không nên nhịn tiểu. Ngoài ra, kết hợp sử dụng viên uống từ những thảo dược quen thuộc như Nhọ nồi, Bán biên liên, Hoàng bá,… giúp cải thiện rõ rệt tình trạng viêm và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Viêm đường tiết niệu nên kiêng ăn gì?
Khi bị viêm đường tiết niệu, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm sau để không khiến bệnh trầm trọng hơn.
Các loại đồ uống có cồn
Dùng nhiều rượu, bia,… sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận và làm tăng nguy cơ mất nước khiến những triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt,…nghiêm trọng hơn.
Các đồ ăn cay nóng
Ăn quá nhiều những gia vị như gừng, tiêu, ớt,… sẽ gây kích thích bàng quang khiến các triệu chứng viêm rầm rộ hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị viêm tiết niệu.
Người bị viêm tiết niệu nên hạn chế những đồ ăn cay nóng
Cà phê
Uống nhiều cà phê có thể gây kích thích bàng quang, niệu đạo và làm gia tăng biểu hiện tiểu rắt, mót tiểu khi đang bị viêm tiết niệu. Do đó, bạn nên hạn chế thức uống này và thay bằng các loại trà thảo dược.
Chất làm ngọt nhân tạo
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chất làm ngọt nhân tạo làm nặng hơn các triệu chứng viêm đường tiết niệu, đặc biệt là trong bệnh viêm bàng quang kẽ. Do vậy, bạn hãy cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Bật mí cách chữa viêm đường tiết niệu an toàn, hiệu quả cao
Viên uống thảo dược Stonebye – Giải pháp vàng với bệnh viêm tiết niệu
Ngày đăng: 22/08/2020 | Cập nhật cuối: 25/08/2020
https://www.everydayhealth.com/urinary-tract-infections-pictures/foods-and-drinks-that-may-irritate-your-bladder-1028.aspx
https://www.eehealth.org/blog/2019/05/what-to-eat-during-a-uti/dfh