Trà gừng được xem như thức uống “thần kỳ” cho những ai bị huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp. Nhưng liệu sử dụng gừng thường xuyên có gây nguy hại không? Và làm thế nào để ngăn huyết áp thấp tái phát sau đó? Cùng tìm hiểu ngay tại đây!
Tóm tắt bài viết
Tác dụng của gừng với bệnh huyết áp thấp
Theo đông y, Sinh khương (Zingiber officinale) hay gừng tươi là vị thuốc có vị cay, tính ấm, công dụng khử hàn, làm ấm cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, giảm nôn và kích thích tiêu hóa, vị giác, từ đó cải thiện nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, chân tay lạnh, da tái nhợt, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu… do huyết áp thấp và tụt huyết áp gây ra. Bởi vậy, từ lâu gừng đã được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian để điều trị các bệnh lý này.
Tuy nhiên, gừng không có tác dụng làm tăng huyết áp, ngược lại, nghiên cứu dược lý hiện đại còn cho thấy gừng có thể làm giảm huyết áp. Khi tiến hành phân tích kết quả của 6 thử nghiệm lâm sàng thực hiện trên 345 người tham gia, các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Tehran, Iran nhận thấy sự giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương khi sử dụng gừng liều cao > 3g/ngày, cơ chế có thể thông qua ức chế kênh canxi làm giãn mạch máu.
Cách sử dụng gừng điều trị huyết áp thấp, tụt huyết áp
Trong các bài thuốc trị huyết áp thấp của đông y, gừng chỉ được thêm một lượng nhỏ, mặc dù không giữ vai trò là vị thuốc chính nhưng gừng sẽ góp phần bổ trợ để tăng tác dụng của vị thuốc chính nên nếu thiếu sẽ làm giảm hiệu quả chữa trị.
Hiện nay, cách đơn giản, tiện lợi nhất mà bạn có thể áp dụng ngay là lấy gừng tươi, thái lát mỏng hoặc giã nhỏ, pha với nước sôi, thêm một ít đường, mật ong hoặc nước cốt chanh và uống luôn khi bị tụt huyết áp hoặc có biểu hiện chóng mặt, choáng váng. Nếu không có sẵn gừng tươi có thể dùng trà gừng dạng gói hoặc có thể sử dụng gừng như một loại gia vị để chế biến thức ăn hằng ngày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên sử dụng gừng vì có thể tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non thiếu tháng.
Nên uống một ly trà gừng khi có dấu hiệu tụt huyết áp
Uống trà gừng thường xuyên có tốt không?
Khi bị tụt huyết áp hoặc huyết áp thấp, uống một tách trà gừng sẽ làm dịu nhanh cảm giác chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, điều này khiến không ít người nghĩ rằng bệnh đã khỏi, không còn vấn đề gì đáng lo ngại mà không tập trung điều trị triệt để bệnh. Nhưng thực chất cũng giống như các loại thuốc tây, gừng chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời, khi ngừng sử dụng thì các triệu chứng bệnh sẽ sớm tái phát trở lại.
Mặt khác, sử dụng gừng thường xuyên hoặc dùng lâu dài có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:
– Kích ứng dạ dày, nhất là khi bụng đói dẫn đến triệu chứng ợ nóng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
– Nóng trong người do bản chất gừng có tính nóng.
– Hạ đường huyết quá mức, đặc biệt là ở người bệnh tiểu đường.
– Rối loạn nhịp tim, đặc biệt ở người đang mắc bệnh tim mạch
– Dị ứng như cảm giác nóng trong miệng, đỏ da, ngứa, nổi mẩn…
Giải pháp điều trị lâu dài cho người bệnh huyết áp thấp
Gừng sẽ phù hợp trong trường hợp tụt huyết áp tạm thời còn đối với những người bị huyết áp thấp mạn tính hoặc tụt huyết áp thường xuyên cần đến giải pháp điều trị mang tính lâu dài hơn, đó là sử dụng dòng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh huyết áp thấp, điển hình như viên uống Hồng Mạch Khang.
Hồng Mạch Khang là sự kết hợp của bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân có tác dụng bổ máu, tăng cường lưu thông máu và nâng huyết áp. Nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cũng chứng minh, sản phẩm giúp làm giảm rõ rệt các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ và nâng huyết áp bền vững cho người bệnh huyết áp thấp chỉ sau 60 ngày. Bởi vậy, bạn nên tham khảo sử dụng để sớm cải thiện sức khỏe của mình.
Cùng lắng nghe chị Lê Thu Thảo (0912205861 – Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ về kinh nghiệm điều trị huyết áp thấp nhờ Hồng Mạch Khang trong bài viết sau:
Bí quyết trị huyết áp thấp nhờ thảo dược tự nhiên
Hồng Mạch Khang – Viên uống thảo dược cho người bệnh huyết áp thấp
Cách chữa huyết áp thấp tại nhà an toàn, hiệu quả
Trà gừng là thức uống tốt cho người bệnh huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp, nhưng bạn không nên lạm dụng quá mức, chỉ sử dụng cho những trường hợp cần thiết và thay thế bằng các biện pháp điều trị lâu bền hơn.
Ngày đăng: 22/01/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020
Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học
https://sci-hub.tw/https://doi.org/10.1002/ptr.6362