Sỏi thận có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào vị trí, kích thước viên và cách điều trị bệnh của mỗi người. Với bất kỳ ai khi bị sỏi thận cũng đều rất băn khoăn, liệu “bệnh sỏi thận có nguy hiểm không, có biến chứng gì không?”. Theo chuyên gia tiết niệu, sỏi thận sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng nếu được điều trị sớm, tuy nhiên nếu chủ quan, sỏi thận tiến triển xấu, làm suy giảm chức năng tiết niệu, thậm chí nguy hại đến tính mạng. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những biến chứng và cách phòng ngừa.
Tóm tắt bài viết
Sỏi thận có nguy hiểm không? – Đừng chủ quan với những biến chứng này
Căn nguyên gây sỏi thận là do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng với nhau. Nếu viên sỏi có kích thước nhỏ, ở những vị trí dễ di chuyển thì hoàn toàn có khả năng đào thải được ra ngoài theo nước tiểu. Nhưng nếu sỏi lưu lại quá lâu trong thận và tăng dần về kích thước sẽ gây chứng đau lưng dai dẳng, tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu,… cùng với nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng:
Tắc nghẽn đường tiểu
Sỏi thận có thể theo dòng chảy của nước tiểu rơi xuống những đường ống hẹp hơn như niệu quản, niệu đạo gây tắc nghẽn nếu sỏi quá lớn. Nước tiểu bị ứ đọng lại gây giãn đài – bể thận, thận ứ nước. Lúc này, người bệnh thường bị những cơn đau quặn thận dữ dội kèm theo buồn nôn, sốt cao,…
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Đây là một trong những biến chứng rất phổ biến. Sỏi thận sẽ trở thành nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, viên sỏi có cạnh sắc nhọn, cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu sẽ gây chảy máu, nhiễm trùng, viêm thận, bể thận, viêm xơ thận và lan sang các bộ phận khác như niệu quản, bàng quang, viêm niệu đạo,…
Dấu hiệu gây viêm đường tiết niệu dễ nhận biết là đau bụng dưới, nóng buốt khi đi tiểu, nước tiểu có màu bất thường như nâu đậm, tiểu ra máu,…
Suy giảm chức năng thận
Thận ứ nước, giãn đài bể thận, viêm thận,… làm hủy hoại, tổn thương các tế bào thận, lâu dần làm suy giảm chức năng thận. Trong khi đó, mỗi ngày thận đảm nhiệm chức năng lọc đến 1600 lít chất lỏng nên nếu tình trạng tổn thương kéo dài sẽ dẫn đến suy thận các cấp độ, nghiêm trọng nhất là chức năng thận không hồi phục được thì sẽ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Đây là lời giải đáp cho băn khoăn “sỏi thận có nguy hiểm không”.
Các triệu chứng cảnh báo suy thận bao gồm: tiểu đêm, nước tiểu ít, nước tiểu có bọt, sưng phù, tấy đỏ chân tay kèm theo sự thay đổi vị giác,…
Sỏi thận có thể làm suy giảm chức năng thận
Nứt vỡ thận
Vách thận rất mỏng nên khi bị ứ nước nhiều khiến thận bị căng cứng và có thể bị vỡ đột ngột đe dọa đến tính mạng. Những dấu hiệu đặc trưng là đau lưng, bụng dữ dội, buồn nôn, sốt cao và đi tiểu ra máu đại thể.
Phòng ngừa biến chứng sỏi thận ngay từ sớm nhờ giải pháp thảo dược
Để tránh những biến chứng đáng tiếc do sỏi thận, việc điều trị bệnh ngay khi phát hiện là rất quan trọng. Tùy từng kích thước và vị trí sỏi, các phương pháp điều trị có thể khác nhau. Khi sỏi có kích thước nhỏ, vẫn có khả năng đào thải tự nhiên thì luôn ưu tiên điều trị nội khoa để vừa giúp đào thải sỏi, vừa bảo vệ chức năng tiết niệu.
Ngoài các nhóm thuốc tây giúp cải thiện triệu chứng, hiện nay, phương pháp thảo dược Đông y cũng được nhiều người ưa chuộng và chọn lựa sử dụng để có hiệu quả tốt. Một trong những thảo dược được biết đến là “khắc tinh” của bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu chính là Kim tiền thảo. Dựa trên kết quả nghiên cứu được thực hiện ở khoa tiết niệu – Đại học Kumamoto (Nhật Bản), thành phần chính trong cây Kim tiền thảo là Desmodium styracifolium-triterpenoid vừa giúp lợi tiểu, tăng cường bài tiết nước tiểu nhờ đó bào mòn dần viên sỏi, giảm kích thước sỏi. Theo một kết quả khác tại khoa Tiết niệu – bệnh viện Quảng Đông (Trung Quốc), các hoạt chất tự nhiên trong Kim tiền thảo còn có khả năng kiềm hóa nước tiểu để giúp tăng hòa tan sỏi và ngăn ngừa lắng đọng thêm các khoáng chất tạo sỏi mới. Ngoài ra, Kim tiền thảo còn giúp kháng khuẩn chống viêm rất công hiệu.
Trong điều trị sỏi, các nhà khoa học thường kết hợp Kim tiền thảo cùng các thảo dược khác như Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi tạo thành bài thuốc 7 vị thành phần, tác động toàn diện trên hệ thống tiết niệu, vừa giúp bào mòn, đào thải sỏi, vừa ngăn ngừa sỏi tái phát và biến chứng viêm đường tiết niệu xảy ra. Hiện nay, để đảm bảo an toàn và tiện dụng hơn, các chuyên gia thường khuyên người bệnh nên tham khảo sử dụng các viên uống thảo dược có chứa các thành phần này.
Kim tiền thảo: Thảo dược truyền thống trị sỏi thận, sỏi tiết niệu
Lời khuyên giúp điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi thận
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là rất cần thiết với bệnh sỏi thận, giúp bạn bớt đi lo lắng “bệnh sỏi thận có nguy hiểm không”. Dưới đây là những lời khuyên cho bạn:
- Uống nhiều nước, tối thiểu là 2.5 lít/ngày, bổ sung thêm chất lỏng khi làm việc trong môi trường nóng bức, bị ra nhiều mồ hôi,…
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ và khoáng chất, đặc biệt là các trái cây chứa nhiều citrate như cam, chanh, bưởi, quýt,…
- Cân bằng giữa hai nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat: canxi và oxalat sẽ liên kết với nhau tạo thành phức hợp canxi oxalat để đào thải ra ngoài, do đó nên kết hợp hai nhóm thực phẩm này trong cùng một bữa ăn, không nên ăn quá nhiều oxalat một lúc. Thực phẩm giàu oxalat như rau bina, sô cô la, củ cải đường,… Thực phẩm chứa canxi như hải sản, trứng, sữa, phô mai,…
- Hạn chế đạm động vật nhất là các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật, động vật có vỏ, mỗi ngày không nên ăn quá 150g thịt các loại
- Ăn nhạt hơn, lượng muối tối đa là 2.3g/ngày, tránh các thực phẩm chứa nhiều hơn 20% natri trong thành phần
- Không hút thuốc lá, tránh các chất kích thích, rượu, bia, cà phê, trà đặc,…
- Duy trì thói quen tập thể thao mỗi ngày, không ngồi quá lâu một tư thế
- Không nên nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên đã giúp giải đáp thắc mắc bệnh sỏi thận có nguy hiểm không. Chắc chắn rằng khi phát hiện sớm bệnh sỏi thận và điều trị đúng cách, bạn và người thân sẽ sớm thoát khỏi chứng bệnh này.
Bệnh sỏi thận và những thông tin không thể bỏ qua
Ngày đăng: 29/07/2019
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/diagnosis-treatment/drc-20355759
https:// www.nhs.uk/conditions/kidney-stones/