Dấu hiệu sỏi thận và 7 biến chứng nguy hiểm khó lường

Dấu hiệu sỏi thận và 7 biến chứng nguy hiểm khó lường

Sỏi thận là bệnh lý ngày càng phổ biến và rất dễ tái phát. Để điều trị đạt kết quả tốt, đòi hỏi người bệnh cần nắm rõ và nhận biết sớm các dấu hiệu sỏi thận đặc trưng, đồng thời có biện pháp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

8 Dấu hiệu sỏi thận giúp phát hiện bệnh sớm

Tùy mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe mà mỗi người bệnh có thể gặp phải một số hoặc tất cả những dấu hiệu sỏi thận dưới đây.

  • Đau thắt lưng, mạn sườn (vị trí 2 quả thận, niệu quản): Cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt liên tục trong vài phút đến vài giờ, thay đổi tư thế nào cũng không thuyên giảm.
  • Tiểu rắt: Đi tiểu nhiều lần, thường xuyên hơn trong ngày nhưng mỗi lần chỉ tiểu một ít.
  • Mót tiểu khẩn cấp: Cảm giác mót tiểu dồn dập như đã nhịn tiểu từ rất lâu, cần phải tiểu gấp (dù chỉ mới đi tiểu vài chục phút trước).
  • Tiểu đau: Sỏi thận làm tổn thương niêm mạc thận và đường tiết niệu, nên khi nước tiểu chảy qua sẽ gây cảm giác đau buốt, xót rát vô cùng khó chịu.
  • Tiểu ra máu: Khi đường tiết niệu bị trầy xước sẽ gây xuất huyết, khiến nước tiểu có máu, chuyển sang màu hồng đỏ, nâu nhạt.
  • Tiểu đục, hôi: Đường tiết niệu bị tổn thương do sỏi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, kích thích các bạch cầu tập trung tiêu diệt tạo ra mủ, khiến nước tiểu đục và có mùi hắc, hôi rất khó ngửi.
  • Buồn nôn: Sỏi thận gây kích thích các dây thần kinh vùng bụng gây cảm giác nôn nao, buồn nôn, nôn.
  • Sốt, ớn lạnh, rét run: Đây là dấu hiệu sỏi thận cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Người bệnh cần đi khám và điều trị sớm để hạn chế nguy hiểm.

Các dấu hiệu sỏi thận đặc trưng giúp nhận biết bệnh sớm

7 Biến chứng nguy hiểm của sỏi thận

Sỏi thận gây ra nhiều biểu hiện khó chịu, khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này còn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm khác, đó là:

  • Tắc nghẽn niệu quản, niệu đạo: Sỏi sau khi hình thành tại thận có thể di chuyển theo dòng nước tiểu, mắc kẹt làm tắc nghẽn niệu quản, niệu đạo, gây ứ đọng nước tiểu, dẫn đến tiểu khó, tiểu ít.
  • Giãn đài, bể thận: Sỏi thận phát triển to dần trong thận, gây tắc nghẽn đường tiết niệu, nước tiểu bị ứ đọng trong thận dần dần sẽ làm giãn đài, bể thận, khiến vách thận bị tổn thương, mỏng dần. Thực tế đã có nhiều trường hợp thận bị giãn mỏng giống như một chiếc túi chứa nước.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: Bề mặt của sỏi thường xù xì, không trơn nhẵn, do vậy có nguy cơ cao gây trầy xước đường tiết niệu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi, phát triển gây đau lưng bụng dưới, tiểu đau buốt, tiểu ra mủ, tiểu ra máu, sốt cao, ớn lạnh,….
  • Xơ thận, teo thận: Các ổ viêm hình thành do sỏi lâu ngày sẽ gây xơ hóa thành đường tiết niệu và đài thận gây xơ thận, teo thận.
  • Suy thận: Thận ứ nước kết hợp cùng nhiễm khuẩn sẽ phá hủy nhu mô thận, khiến chức năng thận bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn. Lúc này, người bệnh sẽ phải chạy thận nhân tạo mới có thể kéo dài sự sống.
  • Vỡ thận: Khi thận tồn đọng quá nhiều nước tiểu, vách thận mỏng dần đến một thời điểm nào đó có thể nứt, gây vỡ thận. Biến chứng sỏi thận này ít khi xảy ra nhưng lại vô cùng nguy hiểm, hoàn toàn có thể khiến người bệnh tử vong ngay lập tức.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Vi khuẩn trong đường tiết niệu phát triển mạnh có thể lan dần tới thận, xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm và dễ gây tử vong.

Giải pháp phòng ngừa sỏi thận tối ưu từ thảo dược

Có thể thấy sỏi thận là căn bệnh rất nguy hiểm. Do vậy, ngay khi phát hiện dù chỉ một trong những dấu hiệu sỏi thận, bạn cần đi khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế uy tín.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu từ các chuyên gia tiết niệu của Nhật Bản, Trung Quốc, Anh Quốc cho thấy, 7 loại thảo dược Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Mã đề, Hoàng bá, Bán biên liên, cỏ Nhọ nồi có khả năng bào mòn sỏi, tống sỏi ra ngoài dễ dàng; đồng thời giúp giảm các dấu hiệu sỏi thận như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đau thắt lưng,… hiệu quả. Có được tác dụng như vậy là nhờ vào cơ chế hiệp đồng của các vị thảo dược khi dùng kết hợp, đó là giúp:

  • Lợi tiểu
  • Kiềm hóa nước tiểu
  • Giảm nồng độ chất kết tinh
  • Kháng khuẩn
  • Giãn cơ trơn niệu quản

Do vậy, sử dụng các thảo dược này đang dần trở thành giải pháp hữu hiệu giúp loại bỏ sỏi thận và các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Hiện nay, bạn có thể tìm mua và đun sắc thảo dược để sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên cần lưu ý, việc sử dụng đơn lẻ từng thảo dược sẽ không mang lại hiệu quả nhanh và toàn diện, do vậy, để đơn giản và thuận tiện, bạn có thể tìm đến các sản phẩm hỗ trợ có chứa công thức kết hợp Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Mã đề, Hoàng bá, Bán biên liên, cỏ Nhọ nồi với hàm lượng phù hợp.

Kết hợp 7 loại thảo dược là giải pháp loại bỏ sỏi thận hiệu quả

Lối sống giúp loại bỏ dấu hiệu sỏi thận hiệu quả

Lối sống tác động rất nhiều đến sự hình thành và tiến triển của sỏi thận. Do vậy, để ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả, bạn cần chú ý thực hiện theo các hướng dẫn sau:

  • Tăng lượng nước uống hàng ngày: khoảng 2– 2.5 lít nước/ngày để giúp làm tăng lượng nước tiểu, giúp pha loãng các chất dễ kết tinh và đào thải sỏi nhanh hơn.
  • Ăn nhiều hoa quả như: cam, bưởi, dâu, táo, dứa, kiwi, việt quất,… bởi chúng rất giàu citrate – một chất giúp ngăn chặn quá trình kết tinh tạo sỏi.
  • Giảm thịt động vật: Thịt động vật giàu protein sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu, do vậy nếu sử dụng nhiều và thường xuyên sẽ dễ gây sỏi uric trong thận.
  • Giảm muối, đường: Ăn nhiều đường, muối sẽ ngăn cản quá trình tái hấp thu canxi ở ống thận, làm tăng nồng độ canxi nước tiểu gây sỏi thận.
  • Kết hợp thực phẩm giàu oxalate và canxi với lượng vừa đủ: để không gây tăng hàm lượng các chất này trong nước tiểu, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalate. Thực phẩm giàu oxalate là sô cô la, củ cải đường, khoai lang, đậu phụ, trà,… Thực phẩm giàu canxi là sữa, sữa chua, phô mai, tôm, cá, cua, trứng, đậu,…
  • Không nhịn tiểu: Nhịn tiểu lâu sẽ tạo điều kiện cho các tinh thể liên kết với nhau tạo sỏi, đồng thời khiến các vi khuẩn phát triển nhanh gây viêm đường tiểu.
  • Thay đổi tư thế, tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên: để ngăn chặn sự lắng đọng của các tinh thể, đồng thời giúp đào thải sỏi ra ngoài dễ dàng hơn.

Sỏi thận đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn trong đời sống hiện đại ngày nay. Việc nắm rõ các thông tin quan trọng như: dấu hiệu sỏi thận, biến chứng sỏi thận, cách phòng ngừa chính là chìa khóa để kiểm soát và đẩy lùi căn bệnh này.

Để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về bệnh sỏi thận và cách điều trị hiệu quả, bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366, các chuyên gia tiết niệu luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.  

Bạn có thể quan tâm:

Stonebye – Giải pháp vàng cho người sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu

Bệnh sỏi thận có chữa được không? Bí quyết phòng ngừa sỏi thận tại nhà!

Tác giả: DS. Trần Huyền

Ngày đăng: 19/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/symptoms-of-kidney-stoneshttps://medbroadcast.com/condition/getcondition/kidney-disease

Bài viết liên quan

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Sỏi thận

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Bên cạnh phương pháp tây y, trong dân gian có nhiều mẹo chữa sỏi thận cho hiệu quả cao, ngay cả với những viên sỏi…

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Sỏi thận

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Nói về thuốc trị sỏi thận thì trên thị trường hiện nay có vô vàn lựa chọn với đầy đủ nhãn hiệu khác nhau từ…

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Sỏi thận

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Có những viên sỏi chỉ nhỏ tựa hạt gạo nằm yên trong đường tiết niệu nhưng cũng có khi sỏi lớn gây đau quặn thận…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày