Động kinh vắng ý thức hay còn được gọi là động kinh cơn nhỏ, thường gặp ở trẻ từ 4 – 14 tuổi. Trong cơn trẻ thường mất ý thức, nhìn chằm chằm vào khoảng không gian nhất định 10 – 15 giây, sau đó tự hồi tỉnh như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Đây là dạng động kinh không quá nguy hiểm nhưng lại khó chẩn đoán, người bệnh thường chậm trễ trong điều trị, dẫn đến khó khôi phục. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này trong bài viết sau.
Tóm tắt bài viết
Triệu chứng động kinh vắng ý thức
Các triệu chứng của động kinh vắng ý thức thường dễ dàng bị bỏ qua vì chỉ xảy ra trong thời gian ngắn (dưới 20 giây). Tuy nhiên, khi chú ý hơn, chúng ta có thể nhận thấy những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, bao gồm:
– Dừng đột ngột mọi chuyển động đang thực hiện, ví dụ như: đang đi, chạy nhảy, chơi đùa thì đột nhiên đứng bất động hoặc đang nói chuyện, ăn uống,… thì ngừng khoảng vài giây sau đó quay lại nhưng không nhớ được những gì đã xảy ra.
– Nhất thời không nhận thức được mọi việc đang diễn ra xung quanh mình.
– Trẻ chớp mắt, nháy mắt hoặc giật mí mắt liên tục.
– Mấp máy môi, nhai “chóp chép” trong khi không hề có thức ăn trong miệng.
– Nhìn chằm chằm về phía trước trong vô thức.
– Có những chuyển động bất thường ở cánh tay, bàn chân mà không rõ lý do, các hoạt động này có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.
Trong cơn động kinh vắng ý thức trẻ thường nhìn chằm chằm vào khoảng không 10 – 15s
Phân biệt động kinh vắng ý thức với mơ mộng hoặc đột quỵ
Động kinh vắng ý thức thường bị lầm tưởng với tình trạng lơ đãng, mơ mộng hoặc cơn đột quỵ thoáng qua. Dưới đây là một số điểm khác biệt giúp bạn nhận định chính xác bệnh lý mình mắc phải:
Lơ đãng, mơ mộng
– Thường xảy ra khi người bệnh cảm thấy buồn chán.
– Xuất hiện từ từ, có thể bị gián đoạn, nếu ai đó phát hiện và ngăn chặn nó.
Đột qụy não thoáng qua
– Có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể cả khi hoạt động thể chất.
– Thường gặp ở người cao tuổi.
– Cơn đột quỵ thường xuất hiện bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước.
– Không thể bị gián đoạn và sẽ tự kết thúc trong khoảng 10 – 20 giây.
Cách chẩn đoán động kinh vắng ý thức
Ngoài việc dựa trên những triệu chứng lâm sàng, để chẩn đoán chính xác động kinh vắng ý thức, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm như:
– Điện não đồ EEG: Ghi lại hình ảnh hoạt động điện trong não bộ để tìm ra sóng bất thường của cơn động kinh vắng ý thức.
– Quét não: Các xét nghiệm chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT não sẽ cho thấy hình ảnh chi tiết về não giúp loại trừ các vấn đề như đột quỵ, u não,…
Hậu quả của động kinh vắng ý thức
Khi cơn động kinh vắng ý thức kết thúc, người bệnh vẫn tiếp tục thực hiện bất cứ điều gì họ đang làm trước đó, do vậy, đa phần không cần sơ cứu cho loại động kinh này. Tuy nhiên khi cơn động kinh xảy ra liên tục hoặc tần suất cơn nhiều, người bệnh có thể gặp một số vấn đề sau:
– Giảm khả năng ghi nhớ, nhận thức, tiếp thu.
– Trẻ nhỏ gặp khó khăn khi đọc, viết, diễn đạt suy nghĩ, từ đó ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập.
– Người lớn bị động kinh vắng ý thức thường mất tập trung, chú ý, giảm hiệu suất công việc, điều này có thể ảnh hưởng đến đánh giá năng lực của họ.
– Cơn động kinh vắng ý thức bất ngờ xảy ra có thể khiến người bệnh gặp tai nạn, chấn thương, nhất là khi tham gia giao thông, leo cầu thang, hoặc làm việc trên cao,…
Trong cơn động kinh vắng ý thức, người bệnh có thể bị tai nạn, chấn thương
Các phương pháp điều trị động kinh vắng ý thức
Thuốc chống động kinh
Thuốc tây vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên trong điều trị động kinh nói chung và động kinh vắng ý thức nói riêng. Một số loại thuốc thường được kê đơn trong điều trị gồm ethosuximide, acid valproic, lamotrigine,… Mặc dù khá hiệu quả trong việc kiểm soát cơn, nhưng thuốc tây cũng tiềm ẩn một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, khó ngủ, hiếu động quá mức, dị ứng, phát ban,…
Thảo dược tự nhiên giúp kiểm soát cơn động kinh vắng ý thức hiệu quả
Bản chất của các cơn động kinh vắng ý thức là sự rối loạn hoạt động điện não bộ, do vậy sử dụng các thảo dược có khả năng an thần, trấn kinh như Câu đằng, An tức hương được nhiều chuyên gia khuyến khích. Không chỉ giúp người bệnh giảm tần số, thời gian diễn ra cơn động kinh, các thảo dược này còn đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe não bộ, cải thiện sự tập trung và trí nhớ rất tốt.
Cùng lắng nghe chia sẻ của GS.TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên Chủ nhiệm khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện 103, Học viện Quân y, về những lợi ích của bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương với người bệnh động kinh:
Nhận định GS.TS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của thảo dược trong điều trị động kinh
Mặc dù động kinh vắng ý thức đáp ứng khá tốt với điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh trên 30% trước tuổi 15, nhưng điều đáng tiếc là do biểu hiện khó nhận biết nên thường chậm trễ trong điều trị, khó hồi phục. Do vậy, ngay khi thấy có những biểu hiện bất thường, bạn cần sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp thích hợp.
Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược giúp làm giảm cơn động kinh hiệu quả
Bệnh động kinh có nguy hiểm không? Điểm danh 5 biến chứng khôn lường!
Ngày đăng: 03/06/2019 | Cập nhật cuối: 05/07/2019
https://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/nervous_system_disorders/absence_seizures_134,16
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/petit-mal-seizure/symptoms-causes/syc-20359683
https://www.epilepsy.com/learn/types-seizures/absence-seizures