Thuốc Methyphenidate trong điều trị tăng động giảm chú ý

Thuốc Methyphenidate trong điều trị tăng động giảm chú ý

Methylphenidate là thuốc được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép lưu hành từ năm 1955 và cho đến nay, đây là thuốc được kê đơn phổ biến nhất khi điều trị các bệnh rối loạn thần kinh như bệnh rối loạn thiếu tập trung (ADD), tăng động giảm chú ý (ADHD),… Dưới đây là tổng hợp các thông tin về loại thuốc này.

Công dụng của Methylphenidate trong điều trị tăng động giảm chú ý

Methylphenidate là hoạt chất có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung ương, điều chỉnh nồng độ các dẫn truyền thần kinh để kiểm soát hành vi và sự tập trung, từ đó cải thiện các hành vi hiếu động thái quá, giảm bớt sự nghịch ngợm trong bệnh tăng động giảm chú ý. Hiện nay, đây là thuốc được chỉ định điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý ở cả người lớn và trẻ em.

Hiện nay, Methylphenidate được sản xuất với nhiều biệt dược khác nhau như: Aptensio XR, Concerta, Metadate CD, Metadate ER, Methylin, Quillivant XR, Ritalin, Ritalin LA, Ritalin-SR,… Các dạng bào chế phổ biến của thuốc, bao gồm:

– Viên nén giải phóng nhanh, viên nén giải phóng duy trì

– Viên nang tác dụng kéo dài

– Dung dịch uống

– Viên nhai, miếng dán ngoài da,…

Methylphenidate thường được hấp thu rất nhanh và phát huy tác dụng sau khoảng 30 phút đến 1 giờ khi uống với dạng viên nén, viên nang. Hiệu quả thường kéo dài khoảng 4 – 10 giờ.

Ritalin là biệt dược phổ biến của Methylphenidate

Liều dùng của Methylphenidate

Dưới đây là liều dùng được chỉ định trong bệnh tăng động giảm chú ý cho các đối tượng trẻ từ 6 tuổi trở lên:

Dạng thuốc Liều khởi đầu Liều duy trì
Viên nén giải phóng tức thời (Ritalin, Methylin,  Methylphenidate) 2,5 – 5 mg/lần, ngày 2 lần, uống trước ăn 30 – 45 phút  Tăng dần liều đến khi đáp ứng tốt, liều tối đa là 60 mg/ngày, chia làm 2 – 3 lần
Viên nén giải phóng duy trì (Ritalin SR, Metadate ER) 10 – 20 mg/lần, ngày 2 lần. uống trước bữa ăn Liều có thể tăng dần 10mg hàng tuần, liều tối đa là 60 mg/ngày
Viên nang phóng thích chậm 20 mg/ngày, uống trước bữa ăn sáng Tăng liều 20 mg/tuần, liều tối đa là 60 mg/ngày
Viên nén phóng thích chậm (Concerta) 18 mg/ngày, uống trước bữa ăn sáng Tăng dần liều, 18 mg/tuần, liều tối đa là 72 mg/ngày
Hỗn hợp dịch uống (Quillivant XR) 20 mg/ngày, uống trước ăn sáng

 

Tăng dần liều 10 mg – 20 mg/tuần, liều tối đa là 60 mg/ngày

Liều dùng Methylphenidate điều trị bệnh tăng động

Methylphenidate nên sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả?

– Chỉ sử dụng Methylphenidate khi có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nên dùng theo đúng liều lượng, liệu trình được chỉ định. Việc dùng quá liều có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng trên tim mạch. Bác sĩ thường chỉ định từ liều thấp nhất sau đó có thể tăng dần liều đến khi tìm được liều đáp ứng tốt nhất.

– Có thể sử dụng Methylphenidate vào lúc đói hoặc lúc no, nên uống thuốc vào buổi sáng để phát huy tác dụng tối ưu nhất và tránh các tác dụng phụ liên quan đến giấc ngủ

– Với dạng viên nén, viên nang, viên tác dụng kéo dài cần uống nguyên cả viên thuốc, không nhai hoặc bẻ đôi viên. Với dạng thuốc nhai, cần nhai kỹ trước khi nuốt, một số thuốc dạng này cần lưu ý uống lúc đói. Dạng thuốc nước uống cần lắc kỹ và sử dụng dụng cụ chia liều chính xác.

– Nếu bạn bỏ quên một liều thuốc, hãy bổ sung ngay khi nhớ ra nhưng nên bỏ qua liều đó nếu muộn hơn 6 giờ chiều để không ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối

Chỉ sử dụng Methylphenidate khi có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ

Bạn có thể quan tâm

Cập nhật các phương pháp điều trị bệnh tăng động giảm chú ý

Chống chỉ định của Methylphenidate

– Trẻ em dưới 6 tuổi

– Người mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc đang mắc các bệnh lý như: tăng nhãn áp, rối loạn tic, hội chứng Tourette, rối loạn cảm xúc, lo lắng căng thẳng quá mức,…

Bạn cần thông báo và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bản thân hoặc những người thân trong gia đình có tiền sử một trong các bệnh sau:

– Bệnh đường tiêu hóa: thực quản, dạ dày, ruột

– Bệnh liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh như: co giật động kinh, bệnh tâm thần, rối loạn lưỡng cực,…

– Tiền sử nghiện rượu bia, ma túy, các chất kích thích

– Rối loạn tuần hoàn máu ở các chi

– Phụ nữ chuẩn bị có thai, có thai hoặc đang cho con bú

Tác dụng phụ của Methylphenidate

Việc sử dụng Methylphenidate cần đặc biệt cẩn trọng với trẻ nhỏ bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một số tác dụng phụ của Methylphenidate có thể gặp phải bao gồm:

– Thay đổi tâm trạng thất thường, lo lắng quá mức hoặc khó ngủ, mất ngủ

– Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng

– Buồn nôn, uể oải, chán ăn, gầy sút

– Đau đầu, cảm giác lờ đờ trong sinh hoạt hàng ngày

Bạn nên ngưng sử dụng Methylphenidate và thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp các biểu hiện sau:

– Cảm giác khó thở, đau tức ngực, ngất xỉu

– Hoang tưởng, ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những điều không có thật)

– Đau cơ bất thường không rõ nguyên nhân, rối loạn vận động cơ, đau nhức một vùng hay toàn thân, màu sắc ngón chân, ngón tay có màu sắc bất thường như xám, đỏ, xanh,…

– Cương cứng dương vật kéo dài trên 4 giờ

– Nhìn mờ, rối loạn thị giác

Trẻ nhỏ có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng Methylphenidate

Những lưu ý khi sử dụng Methylphenidate

– Thận trọng khi sử dụng Methylphenidate đồng thời với các thuốc sau: vitamin, thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc ức chế IMAO (rasagiline, phenelzine, selegiline, isocarboxazid, linezolid, tiêm xanh methylen)

– Người lớn khi sử dụng Methylphenidate cần hạn chế rượu bia, các chất kích thích vì chúng làm tăng tốc độ giải phóng thuốc dẫn đến nguy cơ quá liều

– Thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc hoặc các công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ

Mặc dù Methylphenidate là thuốc tây đầu bảng trong điều trị bệnh tăng động giảm chú ý nhưng bên cạnh những lợi ích, thuốc thường không duy trì tác dụng lâu dài chưa kể có thể tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ khi dùng kéo dài. Do đó, việc sử dụng Methylphenidate cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Ngoài ra, với trẻ tăng động giảm chú ý, giáo dục hành vi luôn là giải pháp được ưu tiên hàng đầu để giúp trẻ cải thiện hành vi tăng động, tăng sự tập trung chú ý. Liệu pháp này đòi hỏi sự kiên trì và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để hỗ trợ tốt nhất cho trẻ.

 Để cập nhật thông tin về cách điều trị bệnh tăng động giảm chú ý, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0988024366 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết. 

Bạn có thể quan tâm

Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị tối ưu trong bệnh tăng động giảm chú ý

Tác giả: Ds. An Chu

Ngày đăng: 24/07/2019 | Cập nhật cuối: 25/07/2019


Nguồn tham khảo

Methylphenidate

https://www.drugs.com/methylphenidate.html

https://www.drugs.com/ritalin.html

Bài viết liên quan

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Thuốc Tây Y

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Vốn là một loại thuốc phổ biến trong điều trị tăng huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Guanfacine hiện nay còn…

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Thuốc Tây Y

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Những năm gần đây, bổ sung GABA được xem như một giải pháp thay thế trong điều trị nhiều bệnh lý như rối loạn giấc…

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Thuốc Tây Y

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong điều trị động kinh cục bộ, hội chứng west nhưng thuốc Sabril (Vigabatrin) lại có thể gây…

Viết bình luận

loading
Thuốc Tây Y

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày