“Vạch trần” 5 nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý

“Vạch trần” 5 nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý

Thời gian gần đây, tăng động giảm chú ý trở thành “từ khóa” được đông đảo các phụ huynh tìm kiếm bởi tỷ lệ chứng bệnh này đang gia tăng ở trẻ trong độ tuổi từ 3 -17 tuổi. Không ít cha mẹ tự hỏi bệnh tăng động là gì, nguyên nhân trẻ bị tăng động là do đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ những băn khoăn này.

Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý bản chất là một rối loạn phát triển phổ biến ở trẻ sau khi biết đi đặc trưng bởi các dấu hiệu bao gồm: sự hiếu động quá mức, tính cách bốc đồng và giảm khả năng tập trung chú ý. Mặc dù bệnh này không nguy hiểm nhưng nếu không được nhận biết sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt, sự phát triển của trẻ cũng vì thế mà bị ảnh hưởng theo.

5 Nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý

Yếu tố di truyền trong bệnh tăng động

Đây là yếu tố đóng vai trò lớn trong bệnh tăng động giảm chú ý. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số bất thường về cấu trúc gen có liên quan đến việc duy trì nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.

Từ những năm 1990, nghiên cứu của tiến sĩ Joseph Biederman và đồng nghiệp tại bệnh viện đa khoa Massachusetts chỉ ra rằng, nguy cơ trẻ bị bệnh tăng động giảm chú ý cao gấp 4 – 5 lần nếu trong gia đình có người thân (cha mẹ, anh, chị, em ruột) bị tăng động. Tỷ lệ có thể lên đến 90% ở những cặp song sinh.

Nguyên nhân trẻ bị tăng động do di truyền

Nguyên nhân trẻ bị tăng động do di truyền

Để cập nhật thông tin về các phương pháp điều trị bệnh tăng động giảm chú ý đang được áp dụng hiện nay, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc Zalo qua số: 0988.024.366 các chuyên gia sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Xem thêm: Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ – Tổng hợp những thông tin cần biết

Yếu tố độc hại từ môi trường – nguyên nhân trẻ bị tăng động ít ngờ nhất

Sự tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố độc hại như hóa chất bảo vệ thực phẩm, các chất phụ gia, chất tạo màu hóa học, hóa chất tẩy rửa, khử mùi, sự phơi nhiễm chì… là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ trẻ tăng động giảm chú ý, đặc biệt là ở độ tuổi dưới 3 tuổi khi não bộ còn rất nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài.

Cấu trúc bất thường trong não bộ

  • Kích thước não bộ: Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cho thấy, một số vùng não bộ của trẻ tăng động giảm chú ý có kích thước nhỏ hơn so với những trẻ khác, bao gồm vùng thùy trán, nhân đuôi, nhân cầu, tiểu não… Đây là vùng não chịu trách nhiệm chi phối các hoạt động về cảm xúc, khả năng tập trung chú ý và kiểm soát các hành vi.
  • Tổn thương não bộ: các bệnh lý thần kinh như bệnh u não, viêm màng não, chấn thương não… ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thần kinh gây nên những rối loạn trong bệnh tăng động giảm chú ý.

Rối loạn dẫn truyền thần kinh trong não bộ

Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự thay đổi nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh là nguyên nhân trực tiếp gây nên các rối loạn trong chứng bệnh tăng động giảm chú ý. Nồng độ GABA (gama amino butyric acid – một chất dẫn truyển thần kinh ức chế) bị sụt giảm trong khi nồng độ của các chất kích thích như Glutamat tăng lên, làm mất cân bằng trong việc kiểm soát hành vi và khả năng tập trung của trẻ. Đây là nguyên nhân trẻ bị tăng động có thể tác động để can thiệp.

Ngoài ra, sự thay đổi nồng độ của chất hóa học Dopamin, Norepinephrin ở một số vùng não bộ cũng ảnh hưởng nhiều đến sự tập trung chú ý, khả năng tổ chức và kiểm soát hành vi, cảm xúc.

Nguyên nhân trẻ bị tăng động do rối loạn dẫn truyển thần kinh

Nguyên nhân trẻ bị tăng động do rối loạn dẫn truyển thần kinh

Các yếu tố nguy cơ khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến kể trên, một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ tăng động ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ sinh non: trước 37 tuần tuổi
  • Trẻ nhẹ cân: cân nặng dưới 2,5 kg
  • Các dị tật não bộ bẩm sinh trong thai kỳ
  • Người mẹ trong giai đoạn mang thai thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc lạm dụng các chất kích thích khiến nguy cơ trẻ bị tăng động giảm chú ý cao gấp 2,4 lần so với những trẻ khác
  • Mặc dù hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh như chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, chế độ giáo dục… trong việc làm gia tăng nguy cơ của bệnh tăng động nhưng vẫn cần thời gian để kiểm chứng.

Nhận thức đúng về chứng bệnh tăng động, hiểu rõ các nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý là cách tốt nhất để chủ động phòng tránh và có can thiệp đúng cách. Khi kết hợp một chế độ sinh hoạt khoa học, biện pháp giáo dục hành vi tinh tế và các sản phẩm hỗ trợ an toàn, các biểu hiện tăng động của trẻ sẽ sớm được cải thiện để phát triển một cách toàn diện như bạn bè cùng trang lứa.

Bạn có thể quan tâm:

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý – Viết cho cha mẹ có con bị tăng động

Cốm Egaruta giúp trẻ tăng động cải thiện hành vi và tăng tập trung chú ý

Ds. An Chu

Ngày đăng: 19/03/2019 | Cập nhật cuối: 13/09/2019


Nguồn tham khảo

https:// www.additudemag.com/neuroscience-101/

https:// www.webmd.com/add-adhd/guide/adhd-causes

https:// www.additudemag.com/is-adhd-hereditary-yes-and-no/

Bài viết liên quan

Tăng động

Trẻ học trước quên sau: Làm sao để con tiến bộ hơn?

Chào bạn Bích Loan, Thời gian thi cử là giai đoạn các con cần tập trung ôn luyện và tích lũy kiến thức. Lượng kiến…

Tăng động

Con học kém phải làm sao? Làm gì để giúp con học hành tiến bộ hơn?

Chào bạn Thanh Huyền, Con học kém, lười học, thiếu tập trung là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phiền lòng. Để khắc phục tình…

Tăng động

Cách dạy trẻ mất tập trung giúp con tiến bộ trong học tập

Chào bạn Thùy Dung, Tình trạng trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt…

Viết bình luận

loading
Xinchaobacsy test TĐ

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày