Trẻ hiếu động quá phải làm sao? – Cha mẹ đừng lo vì đã có giải pháp này!

Trẻ hiếu động quá phải làm sao? – Cha mẹ đừng lo vì đã có giải pháp này!

“Trẻ hiếu động quá phải làm sao?” là băn khoăn khiến không ít cha mẹ phải đau đầu. Bởi việc trông chừng một đứa trẻ nghịch ngợm liên tục, chạy nhảy luôn chân tay là một điều hết sức mệt mỏi. Nhưng quát mắng, trách phạt, đòn roi,.. liệu có phải là giải pháp hiệu quả lúc này? Để có câu trả lời chính xác nhất, bạn hãy đọc bài viết dưới đây.

Trẻ quá hiếu động liệu có phải là bệnh?

Thực tế là trong độ tuổi từ 3 – 17, trẻ thường thay đổi nhiều về hành vi và tâm lý, đa phần những trẻ khỏe mạnh đều khá hiếu động và yêu thích khám phá. Thế nhưng, khi trẻ hiếu động quá mức thì đây có thể là dấu hiệu của chứng bệnh tăng động giảm chú ý đang được quan tâm hiện nay. Các biểu hiện hiếu động quá mức trong bệnh tăng động thường được nhận biết như sau:

– Trẻ hoạt động liên tục như đang điều khiển xe hoặc động cơ

– Trẻ luôn bồn chồn, bứt rứt chân tay và rất khó khăn khi phải ngồi yên một vị trí dù chỉ là vài phút

– Trẻ luôn chạy nhảy và thích leo trèo, nghịch ngợm các vật dụng xung quanh mà không  ý thức được những nguy hiểm sau những hành vi hiếu động này

– Trẻ không đủ kiên nhẫn để tham gia các trò chơi tập thể yêu cầu theo lượt và thường lảng tránh các hoạt động này

– Trẻ nói rất nhiều, đặc biệt là các bé gái. Trẻ thường trả lời trước khi được hỏi và cắt ngang câu chuyện của người khác

– Trẻ khó kiểm soát cảm xúc của mình, dễ cáu gắt, nóng giận hoặc ăn vạ khi không được được đáp ứng các đòi hỏi

Hiếu động quá mức thường là dấu hiệu của bệnh tăng động

Nếu bạn đang băn khoăn trẻ hiếu động quá phải làm sao, nên làm gì để con học tập tốt hơn? Bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số 0988.024.366 để được tư vấn chi tiết hơn. 

Trẻ hiếu động quá phải làm sao? – Bí quyết dạy trẻ ngay tại nhà

Hiếu động quá mức hay trẻ tăng động sẽ là một thách thức lớn đòi hỏi sự kiên trì và tinh tế của cha mẹ và thầy cô khi dạy trẻ. Dưới đây là những hướng dẫn cho bạn:

Thời gian biểu chi tiết và những quy tắc cho trẻ

Quá hiếu động khiến trẻ dường như không có “thời gian tĩnh” để tập trung chú ý. Do đó để giúp trẻ có những thói quen tốt và biết tập trung hơn, cha mẹ nên cùng con tạo một thời gian biểu chi tiết về các công việc cần thực hiện và đề ra những quy tắc thưởng – phạt rõ ràng. Nhờ đó, trẻ rèn luyện tính kỷ luật và không bối rối về các nhiệm vụ cần thực hiện. Thời gian biểu nên cụ thể về thời gian ăn, ngủ, học tập,vui chơi,..

“Đơn giản hóa” các nhiệm vụ

Thay vì đưa ra các yêu cầu quá phức tạp, bạn nên chia nhỏ thành từng việc nhỏ và hướng dẫn chi tiết bởi trẻ tăng động rất khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ quá khó. Ví dụ: thay vì chỉ yêu cầu chung chung là “con hãy làm bài tập Tiếng anh nhé!”, bạn hãy chỉ rõ hơn rằng “con hãy làm 4 bài tập Tiếng anh ở chương 1,2 nhé!”. Bạn nên chú ý giao tiếp bằng ánh mắt để chắc chắn con đã hiểu những điều bạn vừa nói và có thể yêu cầu con nhắc lại.

Tạo môi trường học tập lí tưởng cho trẻ

Trẻ hiếu động thường dễ bị phân tâm. Do đó, bạn nên tạo cho con một phòng học yên tĩnh, tránh các phiền nhiễu và học cùng con khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ học bài, bạn nên giảm các tiếng động như tiếng ti vi, tiếng người nói chuyện. Ở lớp, thầy cô nên xếp cho trẻ ngồi ở bàn đầu, cách xa cửa ra vào.

Trẻ hiếu động quá phải làm sao: Dạy con học đúng cách

Tán dương trẻ đúng lúc

Bạn nên khen ngợi khi thấy trẻ cố gắng hoàn thành tốt một công việc để con có động lực cố gắng hơn những lần sau. Cha mẹ có thể dành cho con những cử chỉ yêu thương hay những phần quà ngộ nghĩnh như đồ chơi yêu thích, một chuyến đi chơi,… như là một món quà tinh thần ý nghĩa với trẻ tăng động giảm chú ý.

Nhẹ nhàng kiên nhẫn với trẻ tăng động

Trẻ hiếu động quá phải làm sao, nên làm gì khi con luôn lặp lại một lỗi sai dù đã nhiều lần nhắc nhở?. Thay vì nóng giận, la mắng trẻ, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Hãy nhớ rằng, bệnh tăng động là một rối loạn và bản thân trẻ không cố ý thực hiện những hành động này. Bạn hãy nhẹ nhàng phân tích để trẻ nhận ra hậu quả của những hành vi chưa đúng và sửa đổi. Chắn rằng, bằng sự yêu thương và kiên trì của cha mẹ, trẻ sẽ tiến bộ hơn mỗi ngày.

“Kỷ luật không phải bạo lực”

Nuôi dạy trẻ tăng động không dễ dàng và khó tránh khỏi những lúc con làm nũng, ăn vạ hay đòi hỏi vô lý. Lúc này, nếu đã phân tích nhưng con không “hợp tác” thì việc nhất quán áp dụng các quy tắc là cần thiết để rèn cho con tính kỷ luật. Một quy tắc quan trọng là không dùng bạo lực bởi đòn roi thường phản tác dụng và khiến trẻ có những hành vi tiêu cực, chống đối hơn. Bạn có thể áp dụng phương pháp time – out, cắt giảm thời gian chơi hoặc xem chương trình yêu thích,…

Khuyến khích trẻ vui chơi thoải mái

Ngoài giờ học trên lớp, bạn hãy để con được vui chơi thoải mái những hoạt động ưa thích. Đây vừa là cách để trẻ phát huy thế mạnh bản thân đồng thời giải tỏa nguồn năng lượng. Trẻ tăng động thường rất thích thú với các hoạt động như võ thuật, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, âm nhạc, hội họa,…

Trẻ hiếu động quá phải làm sao: hãy để trẻ được vui chơi thoải mái

Giải pháp hỗ trợ tối ưu nhất dành cho trẻ hiếu động quá mức

Giáo dục hành vi luôn là giải pháp số một với trẻ tăng động giảm chú ý. Bên cạnh đó, các chuyên gia Nhi khoa đánh giá cao hiệu quả hỗ trợ từ các sản phẩm có chứa thành phần thảo dược An tức hương, Câu đằng,… điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta trên thị trường hiện nay. Thành phần thảo dược trong cốm giúp làm giảm sự kích thích quá mức ở vỏ não để ổn định các dẫn truyền thần kinh, nhờ đó cải thiện hành vi hiếu động quá mức ở trẻ. Cốm Egaruta được coi là giải pháp toàn diện khi kết hợp cùng các dưỡng chất cho não bộ như GABA, Taurin, Magie để giúp trẻ tăng tập trung chú ý và ngủ ngon giấc hơn.

Nhờ cốm Egaruta, nhiều trẻ tăng động được cải thiện rõ rệt cả về hành vi và khả năng tập trung chú ý. Chia sẻ dưới đây của chị Hà (Điện Biên) là một minh chứng rõ ràng nhất về giải pháp trị bệnh này:

Con hết tăng động, không còn hiếu động quá mức nhờ giải pháp thảo dược

Bạn có thể quan tâm:

Cốm Egaruta – Lựa chọn tối ưu cho trẻ tăng động giảm chú ý

4 giải pháp điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất hiện nay!

Chắc chắn rằng trẻ hiếu động quá phải làm sao sẽ không còn khiến cha mẹ băn khoăn khi đã tìm đúng giải pháp qua những thông tin trong bài viết này. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng cân đối cũng chính là chìa khóa để giúp con sớm khắc phục chứng bệnh tăng động và phát triển khỏe mạnh hơn.

Tác giả: Ds. An Chu

Ngày đăng: 26/06/2019


Nguồn tham khảo

How to Handle a Hyperactive Child without Losing Your Mind

https://www.everydayhealth.com/emotional-health/adhd/10-tips-coping-with-hyperactive-child/

Bài viết liên quan

Tăng động

Trẻ học trước quên sau: Làm sao để con tiến bộ hơn?

Chào bạn Bích Loan, Thời gian thi cử là giai đoạn các con cần tập trung ôn luyện và tích lũy kiến thức. Lượng kiến…

Tăng động

Con học kém phải làm sao? Làm gì để giúp con học hành tiến bộ hơn?

Chào bạn Thanh Huyền, Con học kém, lười học, thiếu tập trung là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phiền lòng. Để khắc phục tình…

Tăng động

Cách dạy trẻ mất tập trung giúp con tiến bộ trong học tập

Chào bạn Thùy Dung, Tình trạng trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt…

Viết bình luận

loading
Xinchaobacsy test TĐ

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày