Mất tập trung, hay ngọ nguậy, không ngồi yên một chỗ là những dấu hiệu điển hình của tăng động giảm chú ý – một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ từ 3 – 11 tuổi. Sự tăng động quá mức của trẻ khiến chúng gặp nhiều khó khăn khi học tập, hòa nhập với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Hãy cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng tiêu cực của tăng động giảm chú ý tới cuộc sống của trẻ và cách khắc phục hiệu quả trong bài viết sau.
Tóm tắt bài viết
- 1 Trẻ tăng động giảm chú ý gặp nhiều khó khăn trong học tập
- 2 Những rắc rối khi trẻ tăng động đến tuổi trưởng thành
- 3 Trẻ tăng động giảm chú ý và những bất đồng trong các mối quan hệ
- 4 Trẻ tăng động gặp khó khăn khi hòa nhập cộng đồng
- 5 Cách hạn chế ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý tới cuộc sống của trẻ
Trẻ tăng động giảm chú ý gặp nhiều khó khăn trong học tập
Trẻ tăng động giảm chú ý thường khó có thể ngồi yên một chỗ, hay ngọ nguậy suốt ngày, ít tập trung, dễ bị phân tâm và thiếu kiên nhẫn, do đó mà việc học tập thường bị gián đoạn khiến trẻ khó đạt được kết quả tốt. Không chỉ vậy, trẻ cũng khó có thể sắp xếp các hoạt động đòi hỏi sự phức tạp, thường bị giới hạn trong những kỹ năng đọc, viết, tính toán hoặc có thể gặp rắc rối với các nhiệm vụ chung, tự chăm sóc bản thân và tạo dựng mối quan hệ xã hội.
Những khó khăn này là trở ngại lớn khi trẻ bước sang giai đoạn trung học hay đại học. Trẻ sẽ càng khó có thể theo kịp bạn bè đồng trang lứa, vì ở những giai đoạn này thì lượng kiến thức mà trẻ cần học sẽ ngày càng nhiều và yêu cầu khả năng tập trung, tư duy cao hơn.
Trẻ tăng động thường gặp nhiều khó khăn trong học tập
Những rắc rối khi trẻ tăng động đến tuổi trưởng thành
Ước tính có đến 60% trẻ tăng động giảm chú ý vẫn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống khi đến tuổi trưởng thành. Những người này dễ bị sa thải hoặc thường xuyên “nhảy” việc. Họ cũng thường bị đồng nghiệp hay cấp trên đánh giá kém do khó kiểm soát cảm xúc, hành vi, dễ gặp các lỗi như chậm tiến độ, đi làm muộn hoặc khả năng làm việc nhóm kém,… Những yếu tố này khiến người lớn mắc chứng tăng động ít thành công trong sự nghiệp.
Ngay cả trong các mối quan hệ tình cảm, họ cũng thường không suôn sẻ, tỉ lệ chia tay nhiều hơn những người bình thường. Hơn nữa, nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện, ma túy, sa ngã vào các tệ nạn xã hội,… tăng lên đáng kể ở những người lớn có triệu chứng tăng động giảm chú ý.
Trẻ tăng động giảm chú ý và những bất đồng trong các mối quan hệ
Chăm sóc, nuôi dạy một đứa trẻ tăng động giảm chú ý chẳng hề dễ dàng. Bạn sẽ phải mất nhiều thời gian cũng như tiền bạc cho đến khi trẻ trưởng thành. Nếu không thể thỏa thuận, kiên định theo một phương pháp thì nhiều bậc phụ huynh có thể xung đột, cãi vã, thậm chí gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Những người anh/chị/em của trẻ tăng động cũng phải chịu không ít mệt mỏi, chán nản vì những hành vi phá hoại, bạo lực, thiếu kiểm soát của trẻ. Bản thân họ rất muốn được chăm sóc bảo vệ cho em mình nhưng đa số gặp khó khăn và cảm thấy kết quả không như mong muốn.
Trẻ tăng động gặp khó khăn khi hòa nhập cộng đồng
Không chỉ là gánh nặng cho gia đình, trẻ tăng động nếu không được điều trị tốt cũng có thể là trở ngại với giáo viên, nhà trường và gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội khi lớn lên. Trẻ dễ bị bạn bè xa lánh, bắt nạt khi còn ngồi trên ghế nhà trường và thường trở nên bạo lực, kích động hơn khi trưởng thành.
Trẻ tăng động giảm chú ý có thể trở thành gánh nặng cho gia đình, nhà trường
Cách hạn chế ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý tới cuộc sống của trẻ
Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tăng động giảm chú ý đến sự phát triển và tương lai của trẻ, việc điều trị ngay từ khi còn nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh nên áp dụng liệu pháp giáo dục hành vì bằng cách:
– Thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ bằng lời khen ngợi hoặc những món quà nhỏ khi trẻ có hành động đúng đắn, điều này sẽ tạo động lực giúp trẻ tiếp tục có những hành vi tốt.
– Mỗi khi trẻ làm sai, thay vì trách mắng, quát phạt cha mẹ nên khuyên bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng để trẻ hiểu và tự thay đổi ở những lần sau.
– Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ để hiểu rõ những tâm tư, khó khăn mà trẻ gặp phải, từ đó đưa ra lời khuyên hữu ích giúp trẻ vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
– Tạo lập một thời gian biểu chi tiết, cụ thể từng công việc trong ngày từ thời điểm trẻ thức giấc, đi học, ăn uống,… cho đến lúc trẻ đi ngủ và yêu cầu trẻ thực hiện theo. Điều này sẽ giúp con rèn luyện kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc và cũng tập trung chú ý tốt hơn.
– Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao mang tính tập thể hoặc các buổi học ngoại khóa để giúp con phát triển một cách toàn diện.
Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao ngoài trời như đá bóng,…
Cùng với đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo cho trẻ sử dụng các sản phẩm từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương như Tpbvsk cốm Egaruta nhằm giúp con kiểm soát cảm xúc, hành vi tốt hơn. Những thảo dược này đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng trấn an tâm thần, hỗ trợ cơ thể tăng sinh nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động hệ thần kinh, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, hành vi tốt hơn, giảm bớt sự nghịch ngợm, hiếu động và tăng khả năng tập trung chú ý của trẻ. Không chỉ vậy, trong sản phẩm còn bổ sung trực tiếp Magie, Taurine, GABA là những vi chất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ và ổn định hoạt động chức năng của não bộ ở trẻ.
Đây chính là lựa chọn tối ưu, toàn diện cho trẻ tăng động giảm chú ý được nhiều chuyên gia thần kinh Nhi và phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Cùng lắng nghe chia sẻ của Ths. Bs Nguyễn Thế Mạnh – Trưởng khoa nhi và tâm lý lâm sàng, bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương trong video sau để hiểu rõ hơn về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý:
Đánh giá của Ths. BS Nguyễn Thế Mạnh về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động
Thực tế cũng đã có hàng ngàn trẻ tăng động giảm chú ý nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm mà cải thiện hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại đây:
Bí kíp giúp trẻ tăng động bớt nghịch ngợm, tập trung chú ý và học hành tốt hơn
11 mẹo giúp cha mẹ dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả!
Cốm Egaruta – Giải pháp dành cho trẻ tăng động giảm chú ý
Ngày đăng: 16/08/2019 | Cập nhật cuối: 26/03/2021