Tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn phát triển rất phổ biến ở các trẻ em nhỏ hiện nay, nhưng để tìm ra được chính xác căn nguyên gây bệnh thì lại rất khó. Cha mẹ chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế phần nào các yếu tố nguy cơ tới con em mình qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là 6 “bí kíp” cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà.
Tóm tắt bài viết
Chăm sóc tốt cho mẹ ngay từ giai đoạn mang thai
Sức khỏe của người mẹ trong thai kỳ liên quan chặt chẽ tới nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Bởi vậy lời khuyên của các chuyên gia cho các mẹ bầu là:
– Chú ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ acid folic và sắt để hạn chế các khuyết tật ống thần kinh cho trẻ.
– Luôn giữ một tâm lý vui vẻ, thoải mái bằng cách thực hiện những công việc mà bạn yêu thích. Thường xuyên thăm khám để được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình thai kỳ.
– Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác như cà phê, ma túy,…
– Tránh xa khói thuốc lá trong suốt thai kỳ vì chúng làm tăng gấp 2 lần nguy cơ trẻ bị tăng động. Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiều chì, nhiều khói bụi,…
– Không lạm dụng paracetamol và các loại thuốc khác nếu không có chỉ định của bác sĩ, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,…
Mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với điện thoại để phòng ngừa tăng động cho trẻ
Chế độ ăn uống khoa học giúp hạn chế nguy cơ tăng động giảm chú ý ở trẻ
Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng từ khi còn nhỏ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, kể cả khi trẻ có mắc chứng tăng động giảm chú ý hay không. Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên:
– Hạn chế những thực phẩm nhiều chất tạo màu, hương liệu, chất tạo ngọt, hoặc các chất phụ gia bảo quản như: bánh kẹo ngọt, nhiều màu sắc, pizza, xúc xích, nước ngọt có ga, nước tăng lực,….bởi chúng có thể kích thích não bộ kiến trẻ nghịch ngợm, hiếu động và thiếu tập trung chú ý hơn.
– Tăng cường các loại thực phẩm tươi sống trong khẩu phần ăn hàng ngày như tôm, cua, cá, thịt nạc, dầu oliu, rau xanh, trái cây tươi,…
Tạo lập thói quen sinh hoạt theo lịch trình
Cha mẹ nên tạo lập thời gian biểu cho từng công việc của trẻ thật chi tiết, rõ ràng từ thời điểm thức giấc, ăn uống, đi học,… cho đến lúc trẻ đi ngủ. Tuy nhiên, bạn cũng cần là người giám sát và thường xuyên nhắc nhở nếu thấy trẻ thực hiện đúng theo kế hoạch.
Đối với trẻ lớn hơn, dù có hay không mắc chứng tăng động giảm chú ý, thì việc tạo lập một kế hoạch công việc cụ thể sẽ giúp trẻ quản lý thời gian, dễ dàng tập trung và rèn luyện được kỹ năng tổ chức công việc tốt hơn. Trong kế hoạch cần có những khoảng thời gian cho trẻ nghỉ giải lao, điều này sẽ giúp con cảm thấy thoải mái và dễ dàng tập trung hơn.
Giáo dục hành vi sớm cho trẻ
Giáo dục hành vi sớm cho trẻ sẽ tác động rất nhiều tới sự phát triển, hình thành tính cách, nhất là những trẻ có nguy cơ cao mắc chứng tăng đông giảm chú ý. Các bậc phụ huynh nên:
– Khi trẻ làm một việc đúng đắn, bạn nên khuyến khích, động viên trẻ bằng những lời khen ngợi hoặc những món quà nhỏ như một món ăn, cuốn sách trẻ yêu thích,…
– Giải thích rõ ràng để trẻ hiểu và thực hiện theo khi bạn giao bất cứ nhiệm vụ nào cho trẻ.
– Khi trẻ làm sai, thay vì đánh mắng, trách phạt, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo để trẻ hiểu từ đó tự sửa chữa ở những lần sau.
– Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ để hiểu rõ những khó khăn trẻ gặp phải, từ đó đưa ra lời khuyên hữu ích giúp trẻ giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý ở trẻ
Cha mẹ cần rèn luyện khả năng tập trung chú ý ở trẻ ngay từ sớm bằng cách trò chuyện với trẻ nhiều hơn, hoặc khuyến khích trẻ chơi các trò chơi cần sự tập trung chú ý cao như ghép tranh, chơi lego, chơi ru-bic hoặc giải đố,… Ngoài ra, bạn cũng nên dành một không gian thật yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn để trẻ tránh bị phân tâm khi học ở nhà.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi cần sự tập trung: Lego, Rubik,…
Hạn chế trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử thường có biểu hiện thiếu tập trung, hiếu động, nghịch ngợm và ưa các trò chơi bạo lực hơn những trẻ khác. Do vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng tivi, máy tính, điện thoại,… trong thời gian nhất định, tốt nhất nên có những giới hạn thích hợp cho từng độ tuổi:
– Trẻ <6 tuổi: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
– Trẻ từ 6 – 11 tuổi: 1 – 1,5 tiếng/ngày
– Trẻ từ 12 – 16 tuổi: 1,5 – 2 giờ/ngày
– Trẻ từ 16 tuổi trở lên: 2 – 2,5 giờ/ngày
Tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, chất lượng và công việc trong tương lai của trẻ. Do đó, sớm có những biện pháp phòng ngừa là cách giúp trẻ tránh mắc phải chứng bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý cha mẹ chớ nên bỏ qua
Ngày đăng: 01/08/2019
https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/preventing-adhd#3
http://www.parenting.com/health-guide/adhd-attention-deficit-hyperactivity-disorder/prevention