Xinchaobacsy.com

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý – Trị sao mới đúng?

Cha mẹ của trẻ tăng động giảm chú ý hay phàn nàn rằng, con thường trằn trọc và khó ngủ ban đêm, họ không biết làm sao để giúp con ngủ ngon hơn và sớm cải thiện chứng bệnh này. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi xin gửi tới các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích nhất về vấn đề rối loạn giấc ngủ kết hợp với các biện pháp khắc phục kịp thời dành cho con.

Tại sao trẻ tăng động giảm chú ý bị khó ngủ?

Có nhiều yếu tố là nguyên nhân khiến trẻ tăng động gặp các vấn đề về giấc ngủ bao gồm:

– Trẻ khó chuyển từ trạng thái hoạt động “liên tục” lúc ban ngày sang trạng thái tĩnh khi ngủ nên khó đi vào giấc ngủ, cần một khoảng thời gian dài hơn để thích ứng

– Khả năng tự học của trẻ kém, trẻ hay làm việc riêng, làm kéo dài thời gian học vào buổi tối. Một số trẻ thường chỉ bắt đầu học khi cả nhà đã đi ngủ và thức rất muộn bởi thấy rằng học tập hiệu quả hơn trong môi trường yên tĩnh

– Rối loạn lo âu: nhiều trẻ gặp phải tình trạng này vào ban đêm khiến não bộ thường xuyên ở trạng thái kích thích, trẻ khó đi vào giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động giảm chú ý                     

Trẻ tăng động thường gặp các rối loạn giấc ngủ bao gồm:

– Mất ngủ: có đến 15% trẻ tăng động thường xuyên bị mất ngủ. Trẻ rất khó để đi vào giấc ngủ, thường ngủ không sâu giấc và hay bị giật mình bởi những âm thanh rất nhỏ. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trẻ mệt mỏi kém tập trung, tâm trạng thất thường, dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa.

– Rối loạn chuyển động chân tay theo chu kỳ: những cử động chân tay nhanh, bất ngờ khi ngủ có thể khiến trẻ tỉnh giấc và khó ngủ lại.

– Hội chứng chân tay bồn chồn: đây là một rối loạn thần kinh thường xảy ra khi ngủ với cảm giác đau và ngứa ran ở lòng bàn tay, bàn chân, thôi thúc trẻ phải tỉnh dậy di chuyển để cảm thấy dễ chịu hơn.

– Chứng ngưng thở khi ngủ: là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng nhất ở trẻ tăng động giảm chú ý. Trẻ có biểu hiện ngưng thở tạm thời, hơi thở ngắn, khi tỉnh dậy thường rất đau đầu, đau họng, mệt mỏi và lơ mơ.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường hay bị mất ngủ mất ngủ

Nếu bé yêu của bạn đang gặp các rối loạn giấc ngủ do bệnh tăng động giảm chú ý, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số: 0988.024.366 để tìm ra giải pháp tối ưu nhất giúp con cải thiện giấc ngủ và điều chỉnh tốt về hành vi.

Cách giúp trẻ tăng động cải thiện giấc ngủ

Để giúp trẻ sớm cải thiện các rối loạn giấc ngủ, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp sau đây:

– Theo dõi lịch trình và thói quen khi ngủ của trẻ: cha mẹ nên chú ý thời gian và các hoạt động trong giấc ngủ của trẻ để miêu tả chi tiết cho bác sĩ điều trị.

– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất sau giờ học: những trò chơi yêu thích, các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ tăng cường sức khỏe và ngủ ngon hơn

– Tập thói quen ngủ cho trẻ tăng động giảm chú ý: cha mẹ nên tập cho trẻ đi ngủ vào một giờ cố định trong ngày, kể cả vào những ngày nghỉ. Tùy từng độ tuổi, nhu cầu về giấc ngủ của trẻ không giống nhau hoàn toàn nhưng trẻ nên ngủ tối thiểu 9 tiếng/ngày. Cha mẹ nên tạo cho trẻ một khoảng thời gian “tĩnh” trước giấc ngủ để dành cho các hoạt động thư giãn

– Giúp trẻ giải quyết bài tập về nhà: bạn nên giúp con lên danh sách các bài tập cần hoàn thành trong ngày và học cùng con, khuyến khích con hoàn thành sớm để đi ngủ đúng giờ.

– Trò chuyện với trẻ trước khi ngủ: nếu con bạn hay lo âu, căng thẳng khi ngủ, bạn nên dành thời gian trò chuyện để tìm ra nguyên nhân và giúp con giải quyết những khó khăn. Việc âu yếm và chúc ngủ ngon trước khi ngủ là một thói quen tốt giúp con dễ ngủ hơn

Cha mẹ đừng quên nói chúc ngủ ngon với con

– Thư giãn trước khi ngủ cho trẻ tăng động giảm chú ý: khoảng 1 giờ trước khi ngủ, trẻ cần tránh những hoạt động thể chất quá mạnh để tránh tiêu hóa quá nhiều năng lượng. Cha mẹ nên hướng dẫn con cách hít thở sâu, kể cho con nghe 1 câu chuyện, xoa chân tay và lưng với những trẻ thường xuyên bị bồn chồn chân tay

– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ: để tránh các kích thích thần kinh quá mức. Các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, kể chuyện… giúp trẻ ngủ ngon hơn

– Cân nhắc điều chỉnh liều thuốc tây điều trị: sử dụng các thuốc tây liều cao cũng là nguyên nhân khiến trẻ tỉnh táo quá lâu, do đó nếu thấy trẻ thường xuyên mất ngủ, bạn nên trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc

– Tránh các đồ ăn vặt trước khi trẻ đi ngủ: trẻ nên hạn chế những đồ ăn vặt chứa nhiều đường, caffein bởi đây là những thực phẩm dễ gây kích thích não bộ, khiến trẻ càng khó ngủ. Bạn có thể cho trẻ uống một cốc sữa ấm và cho trẻ uống nước trước khi ngủ

– Tạo môi trường lí tưởng để trẻ ngủ ngon hơn: một phòng ngủ yên tĩnh có ánh sáng vừa phải, quần áo ngủ thoải mái… giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn

Giải pháp thảo dược cho trẻ tăng động

Trẻ tăng động giảm chú ý bị rối loạn giấc ngủ mức độ nhẹ, thường không cần thiết dùng thuốc tây bởi những thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ so với lợi ích mang lại. Do đó, các thảo dược như An tức hương, Câu đằng với công dụng trấn an tinh thần, ổn định dẫn truyền thần kinh được cha mẹ ưu tiên lựa chọn cho trẻ tăng động khó ngủ.

Trên thị trường hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta là sản phẩm chứa thành phần thảo dược trên cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên giúp cải thiện các biểu hiện hiếu động mất tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý, đồng thời giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Bạn có thể quan tâm:

Tổng hợp các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý

Chế độ dinh dưỡng “vàng” cho trẻ tăng động

Cải thiên giấc ngủ cho trẻ tăng động giảm chú ý là một thử thách không nhỏ, quan trọng là cha mẹ cần nhận biết sớm và có những biện pháp hỗ trợ đúng cách cho con.

Ds. An Chu