Con bạn có các biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng và thiếu tập trung? Bạn phân vân không biết bệnh tăng động giảm chú ý khám ở đâu là tốt nhất? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng cho con.
Tóm tắt bài viết
Bệnh tăng động giảm chú ý khám ở đâu? – 13 địa chỉ uy tín trên cả nước
Để thăm khám tăng động giảm chú ý cho trẻ cần những chuyên gia, bác sĩ có đủ chuyên môn và giàu kinh nghiệm, do đó phụ huynh có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín dưới đây:
Tại Hà Nội
- Khoa Thần kinh – Tâm bệnh, bệnh viện Nhi Trung Ương: Số 18/879, La Thành, quận Đống Đa.
- Khoa Thần kinh – Tâm bệnh, bệnh viện Bạch Mai: Số 78, Giải Phóng, Phương Mai, quận Hai Bà Trưng.
- Khoa nội Thần kinh, bệnh viện Quân y 103: Số 261, Phùng Hưng, quận Hà Đông.
- Phòng khám tâm thần – tâm lý trẻ em: Số 2, ngõ 99, Trường Chinh, quận Đống Đa.
- Trung tâm An Phúc Thành: Số 31, ngõ 61, Hoàng Cầu, quận Đống Đa.
- Trung tâm Sao Mai: Số 6, ngõ 9, Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân.
- Trung tâm Phúc Huệ: số 67, Đức Chính, quận Ba Đình.
- Trung tâm An Phúc Thành: Số 31, ngõ 61, Hoàng Cầu, quận Đống Đa.
Có rất nhiều địa chỉ uy tín để thăm khám cho trẻ tăng động giảm chú ý
Tại Đà Nẵng
- Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng: Số 193, Nguyễn Lương Bằng, Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu.
- Phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: số 05, Bà Huyện Thanh Quan, Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn.
Tại TP Hồ Chí Minh
- Khoa tâm lý, bệnh viện Nhi Đồng 1: Số 341, Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10.
- Khoa tâm lý, bệnh viện Nhi Đồng 2: Số 14, Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1
- Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh: Số 165B, Phan Đăng Lưu, phường 1, quận Phú Nhuận.
- Phóng khám tâm lý, bệnh viện quận Tân Phú: Số 609 – 611, Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú.
- Phòng khám Tâm Gia An: Số 122B, Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1
- Phòng khám Nhi Đồng 1: Số 31, Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1.
Cần chuẩn bị những gì khi cho trẻ đi khám tăng động giảm chú ý
Thực chất việc chẩn đoán tăng động giảm chú ý hoàn toàn dựa trên những đánh giá, nhận xét của phụ huynh, giáo viên và biểu hiện của trẻ tại bệnh viện. Do đó, trước khi đưa trẻ đi khám, bạn cần lưu ý:
- Theo dõi, ghi chép lại toàn bộ biểu hiện bất thường của trẻ khi ở nhà hay ở những môi trường công cộng.
- Hỏi thêm đánh giá của giáo viên về những hành vi của trẻ trên lớp học.
- Chỉ đưa trẻ đi khám khi con hoàn toàn khỏe mạnh và tỉnh táo.
- Ghi nhớ lại quá trình mang thai và những bất thường trong khi sinh (nếu có) để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
- Kiểm tra lại tất cả các loại thuốc mà trẻ đã hoặc đang sử dụng bởi có một thuốc gây tác dụng phụ khiến trẻ thiếu tập trung, hiếu động hơn.
Cha mẹ nên ghi nhớ toàn bộ những biểu hiện bất thường của trẻ
Bài test chẩn đoán chính xác tăng động giảm chú ý cho trẻ ngay tại nhà!
Chi phí cho một lần thăm khám tăng động giảm chú ý là bao nhiêu?
Chi phí cho một lần thăm khám tăng động giảm chú ý sẽ phụ thuộc từng bệnh viện, trung tâm, nơi bạn đưa trẻ đến khám. Nhìn chung, chi phí khám đều không quá cao, khoảng trên dưới 1.000.000 đồng, sẽ bao gồm phí trị liệu ngôn ngữ, trắc nghiệm sự phát triển và chỉ số IQ của trẻ hoặc một số xét nghiệm loại trừ bệnh lý khác như xét nghiệm máu, khám thính giác, thị giác,…. và hầu hết các bậc phụ huynh đều có thể chấp nhận được.
Giải pháp tối ưu cho trẻ tăng động giảm chú ý
Phác đồ điều trị cho trẻ tăng động được ưu tiên nhất hiện nay đó là giáo dục hành vi kết hợp với các sản phẩm thảo dược. Cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và nhà trường để cùng nhau hỗ trợ trẻ tốt nhất. Dưới đây là 6 nguyên tắc khi áp dụng giáo dục hành vi cho trẻ mà phụ huynh cần lưu tâm:
- Giúp trẻ duy trì thói quen theo đúng đồng hồ sinh học của trẻ. Tức là mọi giờ giấc, sinh hoạt của trẻ cần thực hiện theo thời gian biểu, chẳng hạn như đi ngủ – thức giấc đúng giờ, ăn uống điều độ, quy định thời gian xem tivi, điện thoại rõ ràng,…
- Thường xuyên khen thưởng khi trẻ có những hành vi đúng đắn nhưng cũng cần đưa ra hình phạt cụ thể nếu trẻ làm sai.
- Thay vì trách mắng, quát phạt trẻ, cha mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở, khuyên bảo để trẻ hiểu và từ đó thay đổi tốt hơn.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể để tăng khả năng giao tiếp và giúp trẻ học cách kết giao bạn bè.
- Đưa ra những hướng dẫn cụ thể, chi tiết, để trẻ dễ hiểu và thực hiện theo.
- Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ để hiểu rõ tâm tư và những khó khăn trẻ gặp phải, từ đó đưa ra lời khuyên hữu ích giúp con sớm vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, sự rối loạn hoạt động điện não bộ là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ có những hành vi bốc đồng, nghịch ngợm và mất tập trung. Do vậy, sử dụng các thảo dược có khả năng an thần, trấn tĩnh và ổn định dẫn truyền thần kinh như Câu đằng, An tức hương sẽ giúp trẻ giảm bớt những biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm quá mức. Đồng thời, khi kết hợp cùng các dưỡng chất bổ não như Taurine, Magie, GABA sẽ giúp tăng cường khả năng tập trung, chú ý và cải thiện tư duy, trí nhớ ở trẻ tốt hơn. Cùng lắng nghe chia sẻ của những phụ huynh có con bị tăng động giảm chú ý cải thiện hiệu quả nhờ kết hợp giáo dục hành vi và sản phẩm cốm Egaruta được bào chế từ các thành phần này:
Kinh nghiệm trị tăng động giảm chú ý cho con của chị Hà (Điện Biên)
Cốm thảo dược Egaruta giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ hiệu quả
4 phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý phổ biến hiện nay
Tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu sớm phát hiện và can thiệp kịp thời. Do đó, ngay khi thấy con có những biểu hiện bất thường, cha mẹ nên sớm đưa con đến khám để được chẩn đoán chính xác.
Ngày đăng: 30/09/2019 | Cập nhật cuối: 17/12/2019