Bạn thấy con luôn “loay hoay” khi phải tập trung chú ý làm một việc gì đó?
Bạn thấy con chạy nhảy liên tục như “động cơ” không biết mệt mỏi?
Bạn thấy con dễ cáu gắt, khó kiểm soát cảm xúc và hay ngắt lời người khác?
Bạn có biết rằng đây rất có thể là những dấu hiệu nhận biết sớm của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ? Vậy làm thế nào để xác định chính xác chứng bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
Tóm tắt bài viết
- 1 Tăng động giảm chú ý là gì?
- 2 Tăng động giảm chú ý (ADHD) có mấy loại?
- 3 Dấu hiệu trẻ bị tăng động giảm chú ý
- 4 Chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý bằng cách nào?
- 5 Nguyên nhân chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
- 6 Những khó khăn với trẻ tăng động giảm chú ý
- 7 Điều trị cho trẻ tăng động giảm chú ý
- 8 Giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý (ADHD: Attention-deficit hyperactivity disorder) là một rối loạn phát triển phổ biến ở trẻ từ 3 đến 11 tuổi, đặc trưng chủ yếu bởi sự hiếu động quá mức, kém tập trung, bốc đồng trong suy nghĩ và hành vi.
Tăng động giảm chú ý (ADHD) có mấy loại?
ADHD được chia thành 3 loại chính là:
- ADHD dạng hiếu động quá mức và bốc đồng: trẻ nghịch ngợm và hiếu động nhiều nhưng khả năng tập trung vẫn tốt
- ADHD dạng kém tập trung: trẻ không quá hiếu động nhưng khả năng chú ý lại giảm rõ rệt
- ADHD dạng kết hợp: trẻ có đồng thời cả hai biểu hiện hiếu động quá mức và giảm tập trung
Dấu hiệu trẻ bị tăng động giảm chú ý
Các biểu hiện này có thể không giống nhau hoàn toàn giữa các trẻ nhưng nhìn chung thường có những đặc điểm sau:
Hiếu động thái quá và bốc đồng
- Trẻ hay bồn chồn, “ngọ nguậy” và tỏ ra khó chịu khi phải ngồi yên quá lâu
- Trẻ di chuyển liên tục như đang lái xe hoặc “động cơ di chuyển”
- Trẻ chạy nhảy nhiều, thích leo trèo quậy phá các đồ vật trong nhà
- Trẻ gặp khó khăn khi tham gia những hoạt động yêu cầu theo thứ tự vì không đủ kiên nhẫn khi phải chờ đến lượt mình
- Trẻ nói nhiều, hay ngắt lời người khác hoặc không theo kịp câu chuyện của mọi người
- Trẻ dễ nóng giận, cáu gắt vô cớ, hay ăn vạ khi không được chiều theo ý mình
Kém tập trung chú ý
- Trẻ kém tập trung, thường dễ bị phân tâm bởi những điều rất nhỏ xung quanh như: tiếng động nhẹ, người đi qua cửa lớp
- Hay bỏ qua các chi tiết cần chú ý, thường xuyên mắc lỗi trong học tập hoặc sinh hoạt, hay thất lạc đồ dùng
- Không chịu lắng nghe hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô, học hành chểnh mảng
- Trẻ khó quản lý thời gian và sắp xếp các công việc theo kế hoạch
- Thích nghi chậm với những sự thay đổi, đôi khi phản ứng tiêu cực với sự thay đổi này
- Trẻ thường xuyên mất ngủ, trằn trọc, ngủ không sâu giấc
Trẻ tăng động giảm chú ý rất hiếu động, bốc đồng
Chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý bằng cách nào?
Không có một xét nghiệm đặc hiệu nào có thể chẩn đoán phân biệt tăng động ở trẻ và cần kết hợp nhiều yếu tố:
- Khám sức khỏe tổng quát: để giúp loại trừ nguyên nhân các bệnh khác như: rối loạn tâm lý, chấn thương não, rối loạn ngôn ngữ, hội chứng tic…
- Tổng hợp thông tin: dựa vào biểu hiện của trẻ ở nhà và ở trường, thời gian xuất hiện các biểu hiện này trên 6 tháng, những ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt của trẻ…
- Khai thác thông tin liên quan đến tiền sử gia đình có ai bị tăng động giảm chú ý không
- Thực hiện bài test: chẩn đoán và thang điểm đánh giá theo hướng dẫn của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ\
Xem thêm: Bài test đánh giá biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ
Nguyên nhân chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
Mặc dù hiện nay, nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở trẻ vẫn chưa được kết luận chính xác nhưng có một số yếu tố liên quan như:
- Rối loạn dẫn truyền thần kinh: do thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh ức chế như GABA (acid gamma – aminobutyric) trong khi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh hưng phấn gia tăng
- Yếu tố di truyền: tỷ lệ này tăng cao hơn trong gia đình có người bị tăng động và có thể lên đến 90% với các cặp song sinh
- Bất thường trong não bộ: nghiên cứu chỉ ra rằng, ở trẻ tăng động, kích thước một số vùng não bộ như thùy chán, vùng tiểu não, vùng nhân đuôi thường nhỏ hơn so với những trẻ khác
- Tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại từ môi trường như: chất phụ gia hóa học từ các thực phẩm, chì, ô nhiễm tiếng ồn…
- Người mẹ sử dụng nhiều chất kích thích trong quá trình mang thai: rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện…
- Trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân
Những khó khăn với trẻ tăng động giảm chú ý
- Rối loạn hành vi ứng xử: trẻ tăng động gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và ứng xử với mọi người do sự hiếu động và bốc đồng quá mức
- Rối loạn tâm lý: trẻ có thể gặp các rối loạn tâm lý như lo âu, căng thẳng, dễ thất vọng, trầm cảm, hưng cảm quá mức…
- Dễ gặp các chấn thương ngoài ý muốn do hoạt động quá mức và không lường trước được những nguy hiểm
- Nguy cơ lạm dụng các chất kích thích cao hơn những trẻ khác
- Ảnh hưởng đến học tập: mặc dù trẻ tăng động không gặp vấn đề về tư duy nhưng do kém tập trung, dễ phân tâm khiến trẻ bỏ lỡ nhiều kiến thức, kết quả học tập sa sút
Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng nhiều đến học tập của trẻ
Điều trị cho trẻ tăng động giảm chú ý
Theo khuyến cáo mới nhất của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), với những trẻ tăng động giảm chú ý trên 6 tuổi có thể kết hợp điều trị bằng thuốc tây và liệu pháp giáo dục hành vi. Với những trẻ dưới 6 tuổi, khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ thì phương pháp giáo dục hành vi được ưu tiên và hiếm khi chỉ định thuốc tây để tránh các tác dụng phụ do thuốc.
Thuốc tây điều trị tăng động giảm chú ý
- Nhóm thuốc kích thích (Stimulants): các thuốc thường được sử dụng bao gồm Dexedrine, Adderall , Methylphenidate (Ritalin, Concerta, Metadate, Methylin), , Dextrostat… Các thuốc này chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ và cần có thời gian để chọn ra loại thuốc phù hợp nhất
- Nhóm thuốc không kích thích: tác dụng chậm hơn các thuốc kích thích trên nhưng hiệu quả được duy trì lâu hơn, bao gồm các thuốc: atomoxetine, guanfacine…
- Thuốc chống trầm cảm: thường chỉ định cho trẻ tăng động kèm theo rối loạn hành vi, thiếu kiểm soát, quá hung hăng…
Giải pháp thảo dược cho trẻ tăng động giảm chú ý
Câu đằng, An tức hương là hai thảo dược từ lâu đã được biết đến với công dụng trấn an tinh thần, ổn định dẫn truyền thần kinh trong điều trị các bệnh liên quan và rất an toàn lành tính cho nhiều đối tượng. Đây được coi là giải pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ khi mang lại hiệu quả bền vững. Có rất nhiều cha mẹ khi cho trẻ bị tăng động sử dụng các chế phẩm có thành phần này đã thấy những cải thiện rất tốt. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ dưới đây:
Bí quyết trị tăng động giảm chú ý hiệu quả
Giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý
Đây là phương pháp sử dụng lời nói và hành động để giúp trẻ nhận thức đúng hơn, sớm điều chỉnh hành vi cải thiện khả năng tập trung ghi nhớ của mình. Phương pháp này cần có sự kết hợp của cả gia đình và nhà trường để mang lại hiệu quả tối ưu nhất dựa trên các nguyên tắc sau:
- Luôn nhẹ nhàng và kiên nhẫn với trẻ tăng động trong mọi tình huống
- Quan tâm, dành nhiều trò chuyện và chia sẻ với trẻ
- Đảm bảo chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và học tập điều độ
- Tạo lập cho trẻ những thói quen tốt trong học tập và sinh hoạt bằng việc thiết lập một thời gian biểu khoa học và thật chi tiết
- Khích lệ, tán dương và dành cho trẻ những phần thưởng nhỏ khi trẻ làm tốt một việc nào đó
- Phân tích để trẻ nhận thức rõ hậu quả của những hành vi không đúng để không lặp lại lần sau
Tăng động giảm chú ý nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách sẽ giúp trẻ khắc phục được nhiều khó khăn và phát triển toàn diện hơn. Sự quan tâm và giáo dục đúng mực của gia đình và nhà trường chính là “liều thuốc tinh thần” tốt nhất cho trẻ tăng động.
Ds. An Chu
Ngày đăng: 19/03/2019 | Cập nhật cuối: 13/09/2019
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/adhd/diagnosis-treatment/drc-20350895
https://www.health.com/health/gallery/0,,20441463,00.html