Xinchaobacsy.com

Trẻ không tập trung: Nguyên nhân và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Khả năng tập trung là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ học hỏi, tiếp thu kiến thức mới. Tình trạng trẻ không tập trung về lâu dài sẽ gây ra nhiều khó khăn trong học tập và trở thành rào cản lớn đến tương lai của trẻ.

Vậy nguyên nhân trẻ không tập trung học tập là do đâu và làm thế nào để giúp trẻ cải thiện? Câu trả lời sẽ có ngay tại đây!

Nhận biết dấu hiệu trẻ không tập trung học

Cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ thiếu tập trung như sau:

– Khó tập trung trong thời gian dài: Khi được yêu cầu phải hoàn thành các nhiệm vụ như làm bài tập, đọc sách…. trẻ chỉ ngồi làm được vài phút là quay ngang quay ngửa, chuyển sang nghịch dụng cụ học tập hoặc các đồ vật trong phòng.

– Dễ bị phân tâm: Trẻ không tập trung thường dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh như âm thanh lạ, người qua lại hoặc các sự kiện xảy ra xung quanh.

– Khó kiểm soát hành vi và cảm xúc: Trẻ không tập trung thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình. Trẻ thường dễ cáu gắt, bốc đồng, hay ăn vạ.

– Hay quên và thất lạc đồ dùng: Vì không tập trung chú ý nên trẻ thường lãng quên các nhiệm vụ hàng ngày như làm bài tập, mang sách vở và thường làm mất đồ dùng cá nhân.

– Khó hoàn thành công việc: Trẻ không tập trung thường gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc một cách dầy đủ và đúng thời hạn, trẻ hay trễ giờ, chậm chạp.

– Không hứng thú học tập: Trẻ không thích học, chán nản khi phải ngồi học.

Trẻ không tập trung học là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ không tập trung trong quá trình học tập bao gồm:

– Vấn đề sức khỏe: Sức khỏe không tốt như thiếu ngủ, cảm lạnh, đau bụng hay các bệnh lý mạn tính có thể làm giảm khả năng tập trung của trẻ.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Đây là một rối loạn dẫn truyền thần kinh trong não bộ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi của trẻ.

– Môi trường học tập không thuận lợi: Lớp học quá ồn ào, không gian học chật chội có thể gây ra sự phân tâm và khiến trẻ không tập trung.

– Lo lắng căng thẳng quá mức: Tâm trạng buồn chán, mất hứng thú sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ.

– Phương pháp học không phù hợp: Trẻ không tập trung có thể do phương pháp giảng dạy không phù hợp hoặc nội dung không hấp dẫn khiến trẻ mất đi hứng thú và xao nhãng việc học.

– Thiếu sự quan tâm từ phụ huynh và giáo viên: Sự hỗ trợ và khuyến khích từ phụ huynh và giáo viên là rất quan trọng đối trẻ. Nếu không được quan tâm đúng mức sẽ khiến trẻ không tập trung, học hành chểnh mảng.

– Quá nhiều yếu tố phân tâm: Sự thu hút từ các chương trình truyền hình, game hoặc các trò chơi khác sẽ khiến trẻ không tập trung trong quá trình học tập.

Trẻ không tập trung thường do rất nhiều nguyên nhân

Hậu quả nếu trẻ không tập trung học

Tình trạng trẻ không tập trung kéo dài có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực như sau:

– Kết quả học tập sa sút: Trẻ không tập trung thường gặp nhiều vấn đề về khả năng đọc, viết, tính toán, dẫn đến việc không theo kịp bài học trên lớp, tạo ra lỗ hổng kiến thức nghiêm trọng, lâu dần làm giảm thành tích học tập của trẻ.

– Giảm sự tự tin: Trẻ thiếu tập trung thường không hoàn thành công việc một cách hiệu quả, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ.

– Kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội kém: Trẻ thiếu tập trung, học tập sa sút thường gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào các hoạt động học tập và xây dựng các mối quan hệ xã hội với thầy cô và bạn bè.

– Vấn đề học đường và hành vi: Trẻ thường lo lắng, bất an và không hài lòng với việc học tập, thường xuyên vi phạm nội quy và có nguy cơ cao mắc phải các tệ nạn xã hội.

Trẻ không tập trung học phải làm sao? 8 bí quyết áp dụng tại nhà

Để giúp con cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ, cha mẹ nên áp dụng theo những biện pháp sau:

Xây dựng thời gian biểu chi tiết cho con

Lịch trình này cần quy định cụ thể về từng mốc thời gian cho mỗi hoạt động từ khi thức dậy cho đến khi con đi ngủ, ví dụ như 6h con thức dậy, 6h15 ăn sáng, 6h30 đi học, 19h học tối, 21h đi ngủ…

Chuẩn bị góc học tập lý tưởng

Nếu có điều kiện, cha mẹ nên chuẩn bị cho con một phòng học riêng, yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng, có bàn học phù hợp với chiều cao của con. Nếu không có phòng riêng thì cha mẹ cần giữ yên tĩnh để trẻ không bị phân tâm.

Chia nhỏ các nhiệm vụ cho con

Trẻ không tập trung thường gặp nhiều khó khăn trong học tập. Do đó cha mẹ nên giúp con chia những nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ nhỏ để con dễ dàng hoàn thành và duy trì sự hứng thú, đồng thời nên xen kẽ các khoảng thời gian nghỉ ngắn giữa các giờ học để con được thư giãn tinh thần.

Trẻ không tập trung cần được chia nhỏ các nhiệm vụ

Thiết lập kỷ luật cho trẻ

Khi trẻ không tập trung học, cha mẹ cần đặt ra những nguyên tắc và hình thức kỷ luật phù hợp nếu con không hợp tác chấp hành. Ví dụ như nếu con không nghe lời sẽ bị mất đi một quyền lợi nào đó như không được xem ti vi hoặc không được đọc truyện trong 1 ngày, 2 ngày…

Đưa ra mốc thời gian hạn định cho mỗi nhiệm vụ

Tùy theo khả năng học tập của từng bé mà cha mẹ nên quy định khoảng thời gian phù hợp cho từng nhiệm vụ. Sau khi khả năng tập trung của con đã được cải thiện, cha mẹ có thể rút ngắn dần thời gian quy định để con giải quyết công việc nhanh hơn.

Dành thời gian cho con nghỉ ngơi thư giãn

Trẻ nhỏ sẽ tập trung học tập tốt hơn nếu được nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái sau mỗi giờ học. Cuối tuần cha mẹ có thể cho con đi chơi công viên, siêu thị hoặc đăng ký cho con tham gia các lớp học năng khiếu như học vẽ, học hát, học nhảy,… theo sở thích để con vui vẻ, thoải mái và hào hứng hơn.

Động viên, khích lệ khi con có thành tích tốt

Trẻ nhỏ sẽ tiến bộ và tập trung học tập tốt hơn nếu được cha mẹ khen ngợi và động viên đúng cách. Cha mẹ có thể dành cho con những phần thưởng nhỏ như bộ sticker, một chuyến đi chơi vào cuối tuần hoặc một quyển truyện tranh con yêu thích.

Giải pháp thảo dược giúp trẻ tăng cường tập trung, học hành tiến bộ

Cải thiện khả năng tập trung cho trẻ là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì của cha mẹ. Bên cạnh việc giáo dục đúng, cha mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp não bộ của con phát triển toàn diện từ những sản phẩm bổ não, điển hình như cốm Egaruta Platinum.

Theo đánh giá của các chuyên gia Nhi khoa, cốm Egaruta Platinum là giải pháp giúp giải quyết tận gốc những vấn đề khó khăn trong học tập của trẻ như thiếu tập trung, chậm tiếp thu, học trước quên sau, kết quả học tập sa sút,…

Cốm Egaruta Platinum là sản phẩm phát triển cải tiến dựa trên công thức của cốm Egaruta truyền thống bao trọn cả 5 thành phần quý gồm GABA, Taurine, Magie, Câu đằng, An tức hương, đặc biệt được bổ sung thêm 2 dưỡng chất quý là Phosphatidylserine và DHA có vai trò tăng cường khả năng tập trung, tư duy, cải thiện cả vùng trí nhớ ngắn hạn và dài hạn, qua đó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ bao gồm:

– Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho não bộ giúp cải thiện sự tập trung, ghi nhớ tối ưu, trẻ học nhanh nhớ lâu.

– Cải thiện tư duy, giúp tăng phản xạ nhanh nhạy, trẻ tiếp thu bài hiệu quả hơn

– Kiểm soát tốt cảm xúc, trẻ bớt nghịch ngợm, chạy nhảy, leo trèo quá mức

– Bình ổn cảm xúc, giảm tình trạng cáu giận, hung hăng, bốc đồng

– Giảm căng thẳng, giải tỏa áp lực học hành

– Giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc

Cốm Egaruta Platinum giúp con tăng cường tập trung ghi nhớ

Qua phản hồi của phụ huynh đã cho con dùng cốm Egaruta Platinum thường sau khoảng 2 tháng các con đã có tiến bộ vượt bậc, tập trung ghi nhớ, tinh thần thoải mái học hành tiến bộ hơn. Điền hình như chia sẻ của chị Sơn (ở Long Biên, Hà Nội) qua video sau:

Nhờ cốm Egaruta Platinum, con ngoan ngoãn tiến bộ từng ngày

Cha mẹ thân mến, trẻ không tập trung là vấn đề nan giải cần được quan tâm và hỗ trợ đúng cách. Mong rằng qua những hướng dẫn trên sẽ giúp các con cải thiện kỹ năng học tập để ngày càng tiến bộ hơn.

Mọi băn khoăn cần giải đáp, cha mẹ hãy liên hệ đến tổng đài 0988.024.366 để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất.

Bạn có thể quan tâm:

Egaruta Platinum – Cốm thảo dược giúp tăng cường tập trung ghi nhớ

Góc hỏi đáp: Trẻ chỉ thiếu tập trung liệu có phải tăng động không?