Bệnh về mắt

Nguyễn Thanh Tú

Thay thủy tinh thể được mấy lần? Làm sao để ngăn mắt mờ trở lại?

Tôi 62 tuổi đã thay thủy tinh thể nhân tạo mắt trái được hơn 1 năm. Lúc mới thay thì nhìn rõ nhưng khoảng 1 tháng trở lại đây, tôi thấy trước mắt có đốm đen nhỏ và nhìn lại mờ như trước khi mổ. Có phải đục thủy tinh thể tái phát lại không? Tôi có phải mổ lại không và thay thủy tinh thể được mấy lần. Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi.

Dược Sỹ Trần Huyền

2020-09-12 09:26:26

Chào bạn,

Mổ đục thủy tinh thể là phẫu thuật thường áp dụng với những trường hợp bệnh nặng, thị lực giảm sâu dưới 3/10, người bệnh rất khó đi lại hay thực hiện các công việc cá nhân. Phẫu thuật này được đánh giá là khá hiệu quả và an toàn, tuy nhiên, sau một thời gian mổ, nhiều người bệnh sẽ gặp phải tình trạng thị lực giảm như bạn. Vậy nguyên nhân vì sao, cách giải quyết thế nào, chúng tôi sẽ phân tích lần lượt để bạn hiểu rõ.

Sau mổ mắt mờ trở lại có phải đục thủy tinh thể tái phát không?

Trong quá trình mổ, thủy tinh thể đục đã được loại bỏ và thay bằng thấu kính nhân tạo mà thấu kính này làm từ nhựa, silicon nên đục là điều không thể xảy ra. Bởi thế, biểu hiện giảm thị lực, mắt mờ, thấy đốm đen như trường hợp của bạn không phải là do đục thủy tinh thể tái phát mà nhiều khả năng là do biến chứng sau mổ (đục bao sau, đục dịch kính, bong rách võng mạc…) hoặc mắc thêm một số bệnh mắt khác như thoái hóa điểm vàng, glocom, viêm dây thần kinh thị giác…

Có cần mổ đục thủy tinh thể lại không? Thay thủy tinh thể được mấy lần?

Có thể thấy nguyên nhân khiến mắt mờ, thấy đốm đen sau mổ không phải là do thủy tinh thể bị tái đục, do vậy, việc mổ lại sẽ không mang lại lợi ích gì nên không cần thực hiện. Như vậy, thay thủy tinh thể thường chỉ được tiến hành 1 lần duy nhất trên mỗi bên mắt. Việc thay lại chỉ áp dụng trong trường hợp đặc biệt như thấu kính bị đặt lệch vị trí hoặc sai độ.

Làm sao để cải thiện thị lực khi đã thay thủy tinh thể?

Với tình trạng hiện tại, bạn cần đi tái khám sớm tại nơi đã phẫu thuật hoặc các bệnh viện Mắt uy tín để được xác định đúng nguyên nhân mắt mờ, thấy đốm đen là do biến chứng hay bệnh về mắt nào khác. Nếu là do đục bao sau – biến chứng phổ biến nhất sau mổ đục thủy tinh thể thì bác sĩ sẽ cân nhắc chiếu tia laser để cải thiện. Nếu là do các bệnh mắt khác như glocom, thoái hóa điểm vàng… thì sẽ có hướng điều trị riêng như dùng thuốc, tiêm thuốc, phẫu thuật.

Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn nên tham khảo bổ sung sớm viên bổ mắt Minh Nhãn Khang chứa Alpha lipoic acid, Kẽm, Lutein, Quercetin – các dưỡng chất thiết yếu cho mắt đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có khả năng bảo vệ cấu trúc mắt, ngăn ngừa biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể và phòng tránh các bệnh mắt khác tiến triển. Rất nhiều người gặp phải tình trạng nhìn mờ, thấy đốm đen sau mổ thay thủy tinh thể như bạn, thế nhưng nhờ dùng Minh Nhãn Khang vài tháng mà mắt đã sáng khỏe rõ rệt, bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một trường hợp điển hình trong video sau đây:

Giải pháp giúp mắt sáng mãi sau mổ đục thủy tinh thể

Hy vọng qua những thông tin chi tiết trên, bạn đã hiểu rõ thay thủy tinh thể được mấy lần và phải làm sao để cải thiện được thị lực hiện tại.

Nếu cần tư vấn thêm điều gì, sau khi thăm khám, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 0988.024.366, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn. 

Chúc bạn sớm cải thiện thị lực!

Câu hỏi khác

2024-03-28 15:03:11

Mắt bị đục thủy tinh thể dùng Minh Nhãn Khang có hiệu quả không?

Tôi năm nay 63 tuổi, bị đục thủy tinh thể 2 mắt, đo mắt trái là 3/10, mắt phải 5/10. Tôi tìm hiểu thấy có viên bổ mắt Minh Nhãn...

2024-03-11 10:55:36

Thuốc bổ mắt dầu cá dùng lâu dài có tác dụng phụ gì không?

Đợt này do dùng nhiều máy tính nên mắt tôi hay bị nhức mỏi, khô và nhìn mờ. Tôi có uống thuốc bổ mắt dầu cá 3 tháng nhưng chưa...

2023-11-24 14:47:24

Bệnh thiên đầu thống biểu hiện như thế nào? – Dấu hiệu và cách trị

Tôi năm nay 64 tuổi, vừa đi khám sức khỏe định kỳ, bác sỹ nói tôi bị bệnh thiên đầu thống, đo nhãn áp mắt 23mHg. Tôi rất bất ngờ...

Tư vấn 24/7

0988.024.366

Đặt câu hỏi






Viết bình luận

loading
Bệnh về mắt

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày