Chào bạn Thái,
Bất kỳ ai khi bị sỏi cũng đều lo sợ phải phẫu thuật, tuy nhiên không phải tất cả mọi trường hợp đều cần mổ, tán sỏi ngay mà còn dựa trên tình trạng bệnh cụ thể. Do đó, bạn cũng không nên quá hoang mang lo lắng, trước mắt cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để có những điều chỉnh phù hợp.
Tóm tắt bài viết
Bệnh sỏi bàng quang 8mm và viêm tiết niệu có nguy hiểm không?
Trong cơ thể, bàng quang còn gọi là bọng đái – là một khối cơ đàn hồi, thể tích không hằng định. Theo đánh giá của chuyên gia tiết niệu, sỏi bàng quang 8mm là kích thước trung bình, chưa phải là quá lớn và sẽ không nguy hiểm nếu không nằm ở những vị trí “hiểm” như điểm nối bàng quang – niệu đạo. Dù vậy, cũng không thể xem nhẹ bởi càng để lâu, sỏi có thể tăng thêm về kích thước dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như tắc nghẽn đường tiết niệu, rối loạn chức năng bàng quang, viêm ngược dòng lên thận,… nguy hiểm hơn có thể gây suy giảm chức năng thận. Đặc biệt khi đã có dấu hiệu viêm do sỏi thì cần kết hợp điều trị cả hai bệnh lý này.
Thực tế, nếu chữa đúng cách viên sỏi 8mm vẫn có khả năng bào mòn, giảm dần kích thước và được đào thải ra bên ngoài mà chưa nhất thiết phải phẫu thuật ngay. Hiện nay, bạn nên ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với sản phẩm thảo dược để nhanh trục xuất sỏi. Các thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ trơn, thuốc kháng sinh,… giúp kiểm soát các triệu chứng. Đồng thời, sử dụng thêm sản phẩm vừa có tác dụng trị sỏi vừa trị viêm tiết niệu, chẳng hạn như viên uống Stonebye có chứa 7 thảo dược quý gồm Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi, Xa tiền tử, Râu ngô, Râu mèo, Râu ngô, Kim tiền thảo. Sản phẩm vừa có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải sỏi, vừa kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu đi các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu,… Với nguồn gốc 100% thảo dược tự nhiên, sản phẩm rất an toàn, lành tính nên bạn có thể yên tâm khi kết hợp cùng các thuốc tây được kê đơn. Thông tin về sản phẩm bạn tham khảo tại bài viết:
Giải pháp thảo dược an toàn với bệnh sỏi và viêm tiết niệu
Bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng gì?
Khi bị sỏi bàng quang và viêm tiết niệu, ngoài việc tuân thủ điều trị, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học theo những hướng dẫn sau:
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, có chứa chất chống kết tinh sỏi như cam, bưởi, chanh, quýt, rau cải có màu xanh đậm,…
– Bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…
– Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây tươi như nước cam, việt quất,…
– Duy trì bổ sung canxi với lượng khoảng 800 – 1200mg/ngày từ trứng, sữa, hải sản,… Thận trọng khi sử dụng những viên uống chứa hàm lượng canxi cao
– Không ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat (rau bina, củ cải hoàng, socola,…). Tốt nhất nên kết hợp với thực phẩm chứa canxi trong cùng một bữa ăn
– Không ăn quá mặn, tránh các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều hơn 20% natri
– Cắt giảm lượng đạm động vật, tối đa không quá 150g thịt các loại
– Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
– Không nhịn tiểu hoặc ngồi quá lâu một tư thế
Chi tiết về chế độ sinh hoạt trong bệnh sỏi, bạn tham khảo tại video:
Sỏi tiết niệu và những lưu ý trong ăn uống
Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề gì, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!
Viết bình luận