Chào bạn Gia Huy,
Không biết bạn có thấy đau nhức mắt, chảy nước mắt không? Qua những biểu hiện bạn mô tả rất giống với triệu chứng của một số bệnh lý như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, đục dịch kính,… Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám tại chuyên khoa mắt.
Tóm tắt bài viết
Mắt bị tăng nhãn áp là sao? Những triệu chứng điển hình cần nhận biết sớm
Tăng nhãn áp còn gọi là bệnh cườm nước, glaucoma xảy ra do sự tích tụ thủy dịch trong nhãn cầu khiến áp lực mắt tăng cao. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây tổn hại đến các dây thần kinh thị giác, ảnh hưởng đến sự dẫn truyền hình ảnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng hoặc mất thị lực. Bệnh tăng nhãn áp thường đặc trưng với các triệu chứng như sau:
– Nhìn mờ nhòe, xuất hiện quầng sáng hoặc cầu vồng khi nhìn vào bóng đèn
– Giảm dần tầm nhìn ngoại vi, cảm giác như nhìn qua đường hầm
– Mắt sưng đỏ, sờ tay vào phần mí mắt sẽ thấy có hạt cứng, cộm mắt, chảy nước mắt
– Đau nhức hốc mắt, đau đầu
Ngoài ra, một số người kèm theo biểu hiện buồn nôn, nôn mửa.
Để hiểu rõ hơn về triệu chứng và nguyên nhân bệnh tăng nhãn áp, bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết:
Bệnh Glaucoma – Hiểu đúng để trị sớm tránh mất thị lực
Bị tăng nhãn áp (glaucoma) có cần phẫu thuật không?
Tùy theo mức độ tăng nhãn áp sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau, không phải tất cả các trường hợp đều cần phẫu thuật ngay. Mục tiêu điều trị là duy trì áp suất trong mắt, hạn chế những tổn thương đến dây thần kinh thị giác và tránh mù lòa. Với những trường hợp tăng nhãn áp nhẹ và vừa, bác sĩ thường ưu tiên điều trị nội khoa bằng một số nhóm thuốc hạ áp như thuốc chẹn beta giao cảm (Timoptic, Betoptic), các thuốc tương tự Prostagladin (Xalatan, Rescula),… Dù có nhiều lợi điểm nhưng các thuốc này vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim chậm,… Do đó, cần tuân thủ dùng thuốc đúng chỉ định, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì nên trao đổi với bác sĩ để tìm hướng khắc phục.
Trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính hoặc dùng thuốc hạ áp không mang lại hiệu quả như mong muốn thì sẽ cân nhắc phẫu thuật để tránh biến chứng gây mất thị lực. Hiện nay có một số phẫu thuật bằng tia laser, phẫu thuật cắt bè củng mạc, phẫu thuật trabeculectomy,… Lưu ý rằng, phẫu thuật giúp giải quyết tình trạng tăng nhãn áp cấp tính nhưng sau phẫu thuật vẫn cần dùng thuốc nhỏ mắt dài ngày để ổn định.
Ngoài ra, trước và sau khi đi thăm khám, bạn nên bổ sung dưỡng chất cho mắt dưới dạng những viên uống thảo dược như Minh Nhãn Khang. Đây là giải pháp chăm sóc mắt toàn diện được nhiều chuyên gia nhãn khoa đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn. Với sự kết hợp của nhiều nhóm chất như chất chống oxy hóa mạnh (Alphalipoic acid), chất chống thoái hóa (Lutein, Zeaxanthin), Vitamin B2, Kẽm,… Minh Nhãn Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý ở mắt như đục thủy tinh thể, đục dịch kính, tăng nhãn áp,… để tránh nguy cơ mù lòa. Bạn có thể tham khảo thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
Giải pháp thảo dược chăm sóc mắt tối ưu
Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Mắt bị tăng nhãn áp là sao”. Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ vấn đề gì, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366
Chúc bạn sớm cải thiện thị lực!
Tham vấn y khoa: BSCK II. Bùi Minh Ngọc