Xinchaobacsy.com

Co giật lành tính ở trẻ sơ sinh có đặc điểm gì?

Chào bạn Hà,

Co giật ở trẻ sơ sinh thường rất đa dạng và tùy từng biểu hiện cụ thể sẽ đánh giá được mức độ nghiêm trọng, trong đó có nhiều trường hợp chỉ là co giật lành tính ở trẻ sơ sinh nên cha mẹ chưa cần quá lo lắng.

Vậy co giật lành tính ở trẻ sơ sinh có đặc điểm gì?

Theo các chuyên gia Thần kinh, đa phần các cơn co giật ở trẻ sơ sinh thường là lành tính, có chung đặc điểm là xảy ra một cách đột ngột, thời gian ngắn và không để lại di chứng não bộ nghiêm trọng. Co giật lành tính ở trẻ sơ sinh thường có một số đặc điểm sau:

– Thời điểm: Xảy ra trong 1 – 7 ngày sau khi trẻ chào đời và giảm dần theo thời gian

– Đối tượng: Trẻ sinh đủ ngày đủ tháng, không gặp bất kỳ tai biến nào khi chào đời như ngạt khí, chấn thương não…

– Thời gian: Các cơn co giật thường diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 1 – 3 phút, một số trẻ tần suất cơn dày, lặp lại nhiều lần trong 3 ngày liên tục

– Đặc điểm cơn: Co giật bắt đầu ở 1 bên cơ thể sau đó lan sang bên cơ thể còn lại, sau cơn trẻ bị giảm trương lực cơ hoặc ngủ gà,…..

– Đánh giá tiên lượng: Co giật lành tính ở trẻ sơ sinh ít khi để lại di chứng về khả năng vận động và trí não ở trẻ cũng như không có nguy cơ tiến triển thành di chứng động kinh trong tương lai

Đặc điểm cơn co giật lành tính ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị co giật là do đâu?

Ngoài nguyên nhân co giật lành tính ở trẻ sơ sinh thì nếu biểu hiện co giật kéo dài (quá 7 ngày sau sinh) kèm theo một số dấu hiệu như trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ti sữa,… thì cha mẹ cần nghĩ đến một số nguyên nhân như sau:

– Rối loạn chuyển hóa: hạ canxi, tăng/giảm đường huyết quá mức

– Co giật do động kinh: Trẻ thường bị co cứng và co giật ở một số nhóm cơ như bàn tay, cánh tay, chân kèm theo biểu hiện mím môi, quấy khóc, mất ý thức

– Cơn co giật Myoclinic: Trẻ thường bị co giật ở một nhóm cơ như cổ, vai, gáy theo từng đợt

Qua chia sẻ của bạn nếu con vẫn ăn uống bình thường và không có bất thường nào khác thì có khả năng là dấu hiệu của co giật lành tính ở trẻ sơ sinh, gia đình không quá lo lắng.

Tuy nhiên nếu con thường xuyên quấy khóc, ăn uống kém hoặc các cơn co giật có xu hướng tăng dần về tần suất và mức độ thì bạn nên cho con đi khám tại chuyên khoa Nhi tại một số bệnh viện như Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, Bệnh viện Nhi Trung ương vì rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến thần kinh như co giật động kinh.

Bên cạnh việc thăm khám kịp thời cho con, bạn cần có những xử lý đúng cách khi con lên cơn co giật như sau:

– Nới lỏng quần áo/khăn/tã cho con, loại bỏ tất cả các vật sắc nhọn xung quanh, tránh gây nguy hiểm cho trẻ

– Tuyệt đối không giữ/ghì mạnh tay chân khi con đang trong cơn co giật

– Không nhỏ chanh hoặc ghè đũa vào miệng khi con đang bị co giật

– Nếu trẻ bị co giật kèm theo sốt thì nên cho con dùng thuốc hạ sốt phù hợp với cân nặng

– Đặt trẻ nằm nghiêng bên trái để đường thở được thông thoáng và tránh đờm dãi chảy vào phổi

– Quan sát kỹ các cơn co giật của con, ghi chú về mức độ, thời gian, màu sắc môi, tay, chân của con….

Mong rằng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng co giật lành tính ở trẻ sơ sinh. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 0988.024.366 để được tư vấn chi tiết.

Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!

Bạn có thể quan tâm:

Co giật là do nguyên nhân gì? Hiểu rõ để điều trị đúng

Egaruta – Cốm thảo dược giúp giảm co giật động kinh