Theo số liệu thống kê có tới 0.5 – 2% dân số thế giới đang sống chung với căn bệnh động kinh. Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, kích thích não sâu,… thì một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và làm giảm các triệu chứng động kinh hiệu quả.
Tóm tắt bài viết
Bệnh động kinh nên ăn gì? – Lời khuyên từ các chuyên gia y tế
Để kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ 4 nhóm chất bao gồm: Carbohydrate, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.
Carbohydrate
Carbohydrate đóng vai trò quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm như khoai tây, bánh mì, mì ống, gạo, ngũ cốc nguyên hạt,…
Chất béo
Người bệnh động kinh có thể bổ sung chất béo bằng cách sử dụng dầu thực vật, dầu cá, các loại hạt,… Chúng giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tốt hơn, đồng thời, giữ cho các tế bào luôn khỏe mạnh và cung cấp năng lượng ổn định cho mọi hoạt động.
Protein
Protein được tìm thấy trong thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản, trứng, đậu nành, đậu lăng,… có tác dụng hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp người bệnh nhanh hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn.
Hải sản rất giàu protenin tốt cho người bệnh động kinh
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất được bổ sung thông qua rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng, tổn hại đến các tế bào, đặc biệt là não bộ, nhờ đó giúp giảm nguy cơ tái phát cơn co giật hiệu quả.
Một số chế độ ăn kiêng hữu ích với người bệnh động kinh
Chế độ ăn kiêng ketogenic
Chế độ ăn kiêng ketogenic là một trong những phương pháp có thể giúp trẻ mắc bệnh động kinh sớm kiểm soát cơn co giật. Theo nghiên cứu có tới 50% số trẻ đã giảm ½ cơn động kinh và 20 – 30% trẻ giảm tới 90% cơn co giật khi áp dụng chế độ ăn này.
Điểm mấu chốt trong phương pháp ketogenic là năng lượng cơ thể sẽ được lấy chủ yếu từ chất béo thay vì đường glucose như bình thường. Người bệnh sẽ cần bổ sung lượng chất béo (75%), protein (20%) nhiều hơn và giảm tối đa lượng carbohydrate (5%). Đây là một phương pháp đòi hỏi thời gian, công sức và phải theo dõi chặt chẽ bởi các y bác sĩ, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều trẻ em khó có thể tuân thủ chế độ ăn kiêng này và cũng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn,…
- Tăng nồng độ cholesterol trong máu.
- Khiến trẻ chậm phát triển hơn trẻ khác.
- Mệt mỏi, kiệt sức do không đủ năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Sỏi thận.
Chế độ ăn Atkins
Tương tự như chế độ ăn ketogenic, yêu cầu người bệnh cắt giảm tối đa lượng carbohydrate, nhưng chế độ ăn này dễ áp dụng hơn do không quá hạn chế năng lượng calo, chất lỏng, protein,… Kết quả thử nghiệm cho thấy, khoảng 40 – 50% người bệnh động kinh giảm tần suất, mức độ cơn, trong đó có đến 15% người bệnh cắt được cơn co giật. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng Atkins cũng tiềm ẩn những rủi ro cho người bệnh như: gây giảm cân đột ngột, tăng cholesterol, chán ăn, bệnh sỏi thận,…
Chế độ ăn Atkins dễ áp dụng hơn chế độ ăn Ketogenic
Bệnh động kinh không nên ăn gì?
Ngoài băn khoăn “bệnh động kinh nên ăn gì?” hẳn nhiều người sẽ muốn biết đâu là thực phẩm người bệnh động kinh nên hạn chế để tránh tăng cơn. Dưới đây là danh sách một số thực phẩm nên tránh:
- Thực phẩm giàu gluten, aspartat như: Nước sốt, súp đóng hộp, sản phẩm chay, lúa mạch đen,… bởi chúng có khả năng kích thích não bộ, gây khởi phát cơn co giật.
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Kẹo, bánh ngọt, socola, kem, món tráng miệng,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản: Bim bim, pizza, xúc xích, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…
- Đồ ăn, thức uống chứa nhiều chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… bởi chúng có thể kích thích não bộ gây tăng tần suất cơn, tái phát cơn nhiều hơn.
Giải pháp thảo dược giúp giảm cơn co giật hiệu quả
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, người bệnh động kinh có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để nâng cao hiệu quả điều trị, kiểm soát cơn co giật tốt hơn. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, cốm Egaruta có tác dụng trấn kinh, an thần, hỗ trợ gia tăng chất ức chế GABA, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả.
Điều này cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại một bệnh viện lớn, uy tín, kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm 98.38% cơn co giật và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì, kể cả khi sử dụng lâu dài. Cùng lắng nghe chia sẻ của GS. TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên chủ nhiệm bộ môn Nội thần kinh, bệnh viện Quân y 103, Hà Nội tại video sau:
Nhận định của chuyên gia về cốm Egaruta
Từ khi ra đời, cốm Egaruta đã được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cực. Mời bạn lắng nghe chia sẻ của cô Thủy (Long An) về những khó khăn trong quá trình trị bệnh động kinh cho con và thành công nhờ tìm đúng giải pháp tại video sau:
Bí kíp trị co giật, động kinh hiệu quả
Cốm Egaruta – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh hiệu quả
Nghiên cứu chứng minh hiệu quả của cốm Egaruta với người bệnh động kinh, co giật
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn độc giả đã có thể tự tìm lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “người bệnh động kinh nên ăn gì và kiêng gì?”, từ đó lựa chọn cho chính mình và người thân những loại thực phẩm vừa hợp sở thích, vừa giúp kiểm soát cơn hiệu quả.