Xinchaobacsy.com

Thoái hóa điểm vàng nên ăn gì, kiêng ăn gì để tránh mù lòa?

Bạn có biết, một chế độ ăn uống tốt sẽ làm chậm lại đáng kể tốc độ tiến triển của thoái hóa điểm vàng? Hiểu rõ điều này, sau đây chúng tôi sẽ giải đáp ngay “thoái hóa điểm vàng nên ăn gì, kiêng ăn gì” để giúp bạn gìn giữ được tầm nhìn sáng rõ lâu dài hơn dù mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Thoái hóa điểm vàng nên ăn gì?

Những dưỡng chất quan trọng nhất cho người bệnh thoái hóa điểm vàng

– Alpha lipoic acid, Quercetin: Đây là 2 chất chống oxy hóa mạnh, một mặt có khả năng ngăn cản gốc tự do độc hại làm tổn thương điểm vàng, mặt khác còn giúp bảo vệ sức bền của mạch máu ở đáy mắt, chống tăng sinh các mạch máu mới mỏng giòn dễ nứt vỡ, kìm hãm sự tiến triển của cả thoái hóa điểm vàng thể khô và thể ướt.

– Lutein, Zeaxanthin: Là 2 carotenoid màu cam, vàng tham gia cấu tạo nên điểm vàng và võng mạc mắt, qua đó ngăn cản điểm vàng thoái hóa theo tuổi tác. Bên cạnh đó, Lutein và Zeaxanthin còn có khả năng hấp thụ tia bức xạ, giúp giảm tổn thương điểm vàng và các bộ phận khác trong mắt khi tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, tia lửa hàn, tia xạ trị…

– Kẽm, Vitamin B2: Là khoáng chất và vitamin quan trọng trong cấu tạo dây thần kinh thị giác ở đáy mắt, đồng thời làm tăng cường trao đổi chất tại mắt, tập trung chất chống oxy hóa đến võng mạc mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng hình thành và tiến triển.

Thực phẩm tốt cho người thoái hóa điểm vàng

Nếu biết cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mắt, người bệnh thoái hóa điểm vàng có thể cải thiện được tầm nhìn, giảm đi tình trạng mờ nhòe, méo mó, gìn giữ được thị lực sáng khỏe. Thật may mắn khi bạn có thể tìm được những dưỡng chất này trong nhiều loại thực phẩm sẵn có quanh mình, cụ thể là:

– Thực phẩm giàu Alpha lipoic acid và Quercetin: súp lơ xanh, rau cải xoăn, đậu Hà lan, rau bina, cải Brussels, rau thì là, cà chua, cám gạo, nho đen, ca cao, trà đen, tim bò, thận gan bò…

– Thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin: ớt chuông, cải xoong, cải bó xôi, khoai lang, bí ngô, cà rốt, việt quất, quả đào, cam, xoài, đu đủ, mơ, bơ, lựu…

– Thực phẩm giàu Kẽm và vitamin B2: tôm, cua, ghẹ, hàu, cá hồi, cá ngừ, cá thu, thịt bò nạc, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà, gạo lứt, các loại đậu, hạt bí ngô…

 

Dùng đúng thực phẩm tốt sẽ ngăn thoái hóa điểm vàng tiến triển hiệu quả

Viên bổ mắt tổng hợp chuyên dành cho người bị thoái hóa điểm vàng

Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt qua chế độ ăn có thể ngăn chặn thoái hóa điểm vàng, tuy nhiên hiện nay, rất ít người có thể đảm bảo đủ lượng chất cần thiết mỗi ngày. Nguyên nhân có thể do bận rộn hoặc do các dưỡng chất thường bị hao hụt qua quá trình chế biến và khó xác định hàm lượng chuẩn trong thức ăn.

Bởi vậy, sự ra đời của những viên bổ mắt chứa tổng hợp cả Alpha lipoic acid, Quercetin, Lutein, Zeaxanthin, Kẽm, Vitamin B2 như Minh Nhãn Khang chính là giải pháp đơn giản nhất để người bệnh nhanh chóng cải thiện thị lực và phòng tránh mù lòa khi mắc thoái hóa điểm vàng.

Trên thực tế, đã có hàng ngàn người nhờ dùng Minh Nhãn Khang mà chỉ sau vài tháng ngắn ngủi đã cải thiện rõ rệt các triệu chứng nhìn mờ, nhìn méo, mất thị lực trung tâm, thấy đốm đen… Trong số đó, không thể không nhắc tới bác Hoàng Minh Ngọc (Quảng Bình). Bạn hãy lắng nghe chia sẻ của bác về hành trình trị thoái hóa điểm vàng hiệu quả tại nhà ngay sau đây để có thêm kinh nghiệm chăm sóc mắt cho mình và người thân.

“Hết hẳn mờ nhòe, chói sáng, đốm đen do thoái hóa điểm vàng, tôi không còn lo mù lòa”

1 Phút tư vấn trực tiếp hơn cả giờ tự tra cứu. Để biết thêm thông tin chi tiết về Minh Nhãn Khang hoặc các phương pháp điều trị thoái hóa điểm vàng hiệu quả, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc ngay qua Zalo số: 0988.024.366 để được chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.

Thoái hóa điểm vàng nên kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm tốt thì cũng có khá nhiều những thực phẩm người bệnh thoái hóa điểm vàng cần phải kiêng nếu muốn gìn giữ được thị lực tốt. Dưới đây là danh sách một số loại đáng chú ý nhất, bạn cần lưu lại để tránh sử dụng.

– Thực phẩm có hàm lượng lớn chất béo bão hòa như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà, da da cầm, dầu dừa, bơ động vật, sốt Mayonnaise…

– Thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện hoặc chất tạo ngọt nhân tạo như các loại nước ngọt, bánh kẹo, siro…

– Thực phẩm đã chế biến sẵn, nhiều chất bảo quản, phụ gia độc hại như xúc xích, lạp xưởng, cá khô, thịt hộp…

– Đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích thần kinh như bia rượu, cà phê…

– Thuốc lá

Tránh xa khói thuốc là cách giảm nguy cơ mù lòa khi mắc thoái hóa điểm vàng

Chế độ sinh hoạt phù hợp với người thoái hóa điểm vàng

Ngoài ăn uống và dùng viên bổ mắt Minh Nhãn Khang, một chế độ sinh hoạt điều độ cũng sẽ góp phần hạn chế tác hại của bệnh đến thị lực của người bệnh. Do vậy, bạn cần chú ý thực hiện theo một số hướng dẫn sau:

– Hạn chế thời gian dùng thiết bị điện tử thông minh như máy tính, tivi, điện thoại…

– Đeo kính có khả năng chống tia bức xạ khi tiếp xúc với ánh nắng hoặc nguồn ánh sáng mạnh.

– Tránh thức khuya quá 11 giờ đêm, ngủ đủ giấc (tối thiểu 6 – 8 giờ mỗi ngày).

– Tập thể dục thể thao thường xuyên hàng ngày như đi bộ, thiền, yoga… để giữ thể trạng khỏe mạnh và các chỉ số tiểu đường, huyết áp, mỡ máu ở ngưỡng thường, tránh ảnh hưởng xấu đến mắt.

– Đi khám mắt thường xuyên để kiểm soát tốt tiến triển của bệnh.

Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mù lòa nguy hiểm nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, rất nhiều người đã tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cùng sử dụng viên bổ mắt kịp thời mà đã gìn giữ được tầm nhìn sáng khỏe. Mong rằng những thông tin trên sẽ là kim chỉ nam giúp bạn có hướng chăm sóc đôi mắt hiệu quả và không còn lo sợ trước thoái hóa điểm vàng.

Có thể bạn quan tâm

Minh Nhãn Khang – Giải pháp giúp đôi mắt sáng rõ vượt thời gian

Tổng hợp 5 cách chữa thoái hóa điểm vàng phổ biến hiện nay

Tác giả. Dược sĩ Trần Huyền