Đứng trước nguy cơ phải phẫu thuật, bất kỳ người bệnh cườm khô nào cũng sẽ có trăm ngàn mối lo, một trong số đó chính là chi phí mổ. Vậy mổ cườm khô giá bao nhiêu? Bảo hiểm có hỗ trợ không? Có gì cần lưu ý để ca mổ đạt kết quả tốt? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Tóm tắt bài viết
Mổ cườm khô giá bao nhiêu?
Mổ cườm khô là phẫu thuật thay thế thủy tinh thể trong mắt bằng thấu kính nhân tạo làm từ nhựa hay silicon. Như vậy, chi phí mổ cườm khô không chỉ đơn thuần là chi phí thực hiện ca phẫu thuật mà còn bao gồm cả chi phí của thấu kính, cụ thể như sau.
Chi phí thủ thuật mổ cườm khô
Hiện có 2 phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong mổ cườm khô là mổ Phaco và mổ Laser. Cả 2 phương pháp này có cùng các bước tiến hành đó là rạch giác mạc, làm nhuyễn và hút bỏ nhân thủy tinh thể đục, cuối cùng là đặt thấu kính vào thay thế. Tuy nhiên, phương pháp Laser có độ chính xác cao hơn nên chi phí cũng cao hơn, dao động khoảng 9 – 15 triệu vnđ. Phương pháp mổ Phaco có chi phí thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 2 – 5 triệu vnđ nên được áp dụng phổ biến hơn.
Chi phí thấu kính nhân tạo
Thấu kính nhân tạo hiện nay được chia thành 4 loại chính, với tính năng và mức giá cũng chênh lệch khá nhiều, cụ thể là:
– Thấu kính đơn tiêu khoảng 2 – 5 triệu vnđ: Sau mổ chỉ nhìn được ở một khoảng cách nhất định, người bệnh thường phải đeo thêm kính gọng.
– Thấu kính đơn tiêu chỉnh tật khúc xạ khoảng 12 – 15 triệu vnđ: Sau mổ chỉ nhìn được ở một khoảng cách nhất định nhưng kết hợp chỉnh được tật khúc xạ cho người bệnh.
– Thấu kính đa tiêu khoảng 19 – 35 triệu vnđ: Sau mổ nhìn được ở nhiều khoảng cách khác nhau.
– Thấu kính đa tiêu chỉnh tật khúc xạ khoảng 32 – 45 triệu vnđ: Sau mổ nhìn được ở nhiều khoảng cách khác nhau và kết hợp chỉnh được tật khúc xạ cho người bệnh.
Như vậy, giá mổ cườm khô sẽ bằng tổng giá thủ thuật và giá thấu kính, dao động khoảng 4 – 60 triệu vnđ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý, đây là mức giá áp dụng đối với mổ cườm khô một bên mắt.
Mổ cườm khô có được hưởng Bảo hiểm y tế không?
Mổ cườm khô hiện nay đã được Bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả một phần ở mức cơ bản. Cụ thể là nếu thuộc nhóm đối tượng được hưởng 100% bảo hiểm y tế, người bệnh sẽ được hỗ trợ chi phí thực hiện thủ thuật mổ Phaco (2 – 5 triệu vnđ) và chi phí thấu kính nhân tạo (tối đa 3 triệu vnđ). Như vậy, nếu lựa chọn mổ Laser và thấu kính nhân tạo giá cao hơn thì người bệnh sẽ tự thanh toán khoản chi phí chênh lệch.
Mổ cườm khô có nguy hiểm không?
Phẫu thuật nào ngoài lợi ích cũng có những rủi ro nhất định, mổ cườm khô cũng vậy. Trong và sau mổ cườm khô, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một số biến chứng như nhiễm trùng mắt, đục bao sau, xuất huyết mắt, bong rách võng mạc, khô mắt, viêm giác mạc… Những biến chứng này có thể khiến tầm nhìn không được cải thiện, mặt khác còn có thể gây ra nhiều biểu hiện khó chịu khác cho người bệnh như đau nhức, sưng đỏ mắt, chói sáng, cộm ngứa mắt, khô rát mắt, chảy nước mắt sống, thấy chấm đen ruồi bay…
Lưu ý để mổ cườm khô đạt kết quả tốt
Để mắt phục hồi thị lực tốt sau phẫu thuật, giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng xấu kể trên, người bệnh cần lưu ý chăm sóc mắt kỹ cả trước và sau phẫu thuật, cụ thể như sau.
Trước mổ cườm khô
– Chọn bệnh viện, bác sĩ mổ cườm khô uy tín từ tuyến tỉnh trở lên.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ và dựa trên điều kiện kinh tế của bản thân để lựa chọn đúng phương pháp mổ và loại thấu kính nhân tạo phù hợp.
– Thực hiện thăm khám và dùng thuốc dự phòng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê trong khoảng 1 tuần.
– Kiêng đeo kính áp tròng, trang điểm mắt trong khoảng 2 tuần.
– Ăn uống và ngủ sớm vào đêm trước ngày mổ.
– Nhịn ăn uống tối thiểu khoảng 6 giờ trước mổ.
– Tránh đưa tay lên mắt trong suốt ca mổ.
Sau mổ cườm khô
– Theo dõi tại viện khoảng 1 – 2 giờ sau đó nhờ người thân đưa về để đảm bảo an toàn.
– Cố gắng nghỉ hoàn toàn tại nhà, không đến nơi đông người hay môi trường ô nhiễm tối thiểu trong khoảng 1 – 3 ngày đầu.
– Đeo kính hoặc băng gạc trong tối thiểu 1 ngày để bảo vệ mắt ngay cả khi ngủ.
– Không dụi mắt hay chạm tay lên mắt.
– Không để hóa chất (xà phòng, dầu gội, sữa tắm…) hoặc nước bắn vào mắt.
– Dùng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh, chống viêm theo đúng chỉ định.
– Không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, ti vi…) trong ít nhất 1 – 3 ngày.
– Hạn chế cử động mạnh vùng đầu và bơi lội trong ít nhất 1 tuần.
– Tăng cường các thực phẩm bổ mắt như rau quả màu vàng, xanh, cam, đỏ, cá biển, sữa, trứng.
Ngoài những lưu ý trên, theo các chuyên gia nhãn khoa, ngay cả trước và sau mổ nếu bổ sung kịp thời tổ hợp chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng, kháng sinh tự nhiên bao gồm Alpha lipoic acid, Kẽm, Vitamin B2, Hoàng đằng, người bệnh có thể làm tăng tốc độ phục hồi thị lực, giúp mắt nhanh sáng khỏe mà không gặp phải các biến chứng xấu. Trường hợp bà Lê Thị Đạo (Thanh Xuân) dưới đây là một minh chứng, bạn có thể lắng nghe chia sẻ trực tiếp của bà để có thêm kinh nghiệm chăm sóc mắt khi mắc cườm khô.
Bí quyết giúp cải thiện thị lực tốt nhất sau mổ cườm khô
Hiểu rõ mổ cườm khô giá bao nhiêu sẽ là tiền đề giúp bạn chủ động hơn khi đứng trước phẫu thuật này. Tuy phẫu thuật rất nhanh chóng nhưng để gìn giữ được đôi mắt sáng lâu dài thì còn cả một quá trình nỗ lực phía sau, mong rằng những thông tin trên sẽ trở thành cẩm nang cho bạn.
Thông tin chi tiết về 14 biến chứng sau mổ cườm khô
Bí quyết trị cườm khô không cần phẫu thuật hàng ngàn người đã kiểm chứng
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Tư vấn sức khỏe chuyên khoa Mắt