Được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên mổ đục thủy tinh thể cũng không thoát khỏi nguy cơ gây ra những biến chứng xấu, làm suy giảm thị lực nghiêm trọng. Vậy những biến chứng đó cụ thể là gì? Làm sao để bảo vệ mắt? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tóm tắt bài viết
- 1 14 biến chứng của mổ đục thủy tinh thể cần cẩn trọng để tránh mù lòa
- 1.1 Nhiễm trùng nhãn cầu
- 1.2 Bong hoặc rách võng mạc
- 1.3 Sót các mảnh thủy tinh thể đục
- 1.4 Chất lỏng tích tụ trong võng mạc
- 1.5 Khô mắt
- 1.6 Ống kính nhân tạo bị lệch khỏi vị trí
- 1.7 Đục phần bao sau thủy tinh thể
- 1.8 Viêm giác mạc
- 1.9 Xuất huyết mắt
- 1.10 Đục dịch kính
- 1.11 Tăng nhãn áp
- 1.12 Tăng nhạy cảm với ánh sáng
- 1.13 Sụp mí mắt
- 1.14 Rối loạn thị giác
- 2 Giải pháp ngăn chặn biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể giúp mắt phục hồi nhanh
14 biến chứng của mổ đục thủy tinh thể cần cẩn trọng để tránh mù lòa
Nhiễm trùng nhãn cầu
Trong quá trình phẫu thuật, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào mắt qua vết thương hở, gây nhiễm trùng nhãn cầu với biểu hiện sưng đau, đỏ nhức mắt, chảy dịch hay mủ. Lúc này, người bệnh cần quay lại viện gấp để tiêm thuốc kháng sinh trực tiếp vào mắt, thậm chí kết hợp loại bỏ dịch kính để tránh vi khuẩn lan rộng.
Bong hoặc rách võng mạc
Võng mạc là bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận ánh sáng, chuyển thành tín hiệu thị giác và truyền đến não để phân tích, giúp chúng ta nhìn thấy sự vật một cách sắc nét. Mổ đục thủy tinh thể làm tăng nguy cơ bong rách võng mạc, khiến người bệnh gặp phải một số tình trạng nghiêm trọng sau:
– Thấy có lớp màng che phủ trước mọi vật
– Thấy chấm đen, đốm xám di chuyển trong tầm nhìn
– Thấy chớp sáng, nháy sáng trong mắt
– Mất một phần hoặc toàn bộ thị lực đột ngột
Sót các mảnh thủy tinh thể đục
Trong quá trình hút bỏ thủy tinh thể đục ra ngoài, một số mảnh vỡ có thể bị sót lại. Nếu là mảnh nhỏ vụn thì không ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, nếu là các mảnh lớn, chúng sẽ gây cản trở đường truyền của tia sáng, thậm chí gây rách lớp màng bao sau, khiến tầm nhìn của người bệnh bị suy giảm nặng nề.
Chất lỏng tích tụ trong võng mạc
Đôi khi sau mổ đục thủy tinh thể, các mạch máu ở đáy mắt bị nứt vỡ, gây rò rỉ dịch vào khoang mắt, khiến người bệnh nhìn mờ hoặc có thể mất thị lực tạm thời trong vài tuần hay vài tháng. Để khắc phục biến chứng này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt hoặc tiêm thuốc chống viêm, phẫu thuật trong trường hợp nặng.
Khô mắt
Vết rạch trên giác mạc trong quá trình mổ đục thủy tinh thể sẽ làm giảm tính nhạy cảm của các dây thần kinh điều hòa hoạt động bài tiết nước mắt, khiến người bệnh cảm thấy khô rát, cộm mỏi mắt kéo dài.
Mổ đục thủy tinh thể thường gây cộm mỏi, khô mắt rất khó chịu
Ống kính nhân tạo bị lệch khỏi vị trí
Muốn tầm nhìn rõ nét thì ống kính nhân tạo cần nằm đúng vị trí thủy tinh thể cũ, tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đảm bảo điều này. Trong quá trình mổ đục thủy tinh thể, lớp màng bao trước đã bị cắt bỏ, chỉ còn lại lớp màng bao sau để cố định nên ống kính nhân tạo có thể bị lệch khỏi vị trí, gây nhìn mờ, nhìn đôi, chói sáng, chảy máu mắt… Lúc này, người bệnh cần quay lại viện để chỉnh lại vị trí ống kính hoặc thay một ống kính khác.
Đục phần bao sau thủy tinh thể
Như đã nói ở trên, khi mổ đục thủy tinh thể, lớp màng bao sau thủy tinh thể cũ sẽ được giữ lại. Lớp màng này có khả năng bị đục, khiến người bệnh nhìn mờ sau vài năm, vài tháng, thậm chí chỉ vài tuần. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh sẽ được chỉ định chiếu laser vào vùng đục ở bao sau nhằm cải thiện thị lực, tuy nhiên cũng sẽ không được vĩnh viễn.
Viêm giác mạc
Đây là biến chứng khá thường gặp ở những người sống trong môi trường nhiều khói bụi, vi khuẩn. Sau mổ đục thủy tinh thể, giác mạc sẽ bị tổn thương, sưng viêm, khiến người bệnh cảm thấy nhức cộm, nhìn mờ, đỏ mắt trong vài ngày hoặc vài tuần. Để khắc phục, người bệnh cần dùng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Xuất huyết mắt
Hiếm gặp nhưng đây là biến chứng khá nguy hiểm, có thể gây mất thị lực nếu lượng máu lớn, tập trung ở giữa giác mạc và mống mắt. Nếu lượng máu này không thể tự đào thải ra ngoài, người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật để phục hồi thị lực.
Đục dịch kính
Dịch kính nằm ngay sau thủy tinh thể, do vậy, quá trình mổ đục thủy tinh thể cũng sẽ gây tác động xấu và làm tăng nguy cơ đục dịch kính với biểu hiện đặc trưng là thấy chấm đen, mạng nhện, đốm xám, sợi tóc… di chuyển qua lại như những con ruồi bay trước mắt.
Đục dịch kính (Ruồi bay) là biến chứng thường gặp sau mổ đục thủy tinh thể
Tăng nhãn áp
Mổ đục thủy tinh thể đã được kết luận là nguyên nhân gây tăng áp lực trong mắt ở một số trường hợp. Khi biến chứng này xảy ra, người bệnh sẽ thường xuyên thấy đau nhức hốc mắt, sưng đỏ mắt, nhìn mờ, đau đầu, buồn nôn, đồng tử mờ, nhãn cầu cứng… Người bệnh cần dùng thuốc nhỏ mắt hoặc phẫu thuật trong trường hợp nặng để tránh mù lòa.
Tăng nhạy cảm với ánh sáng
Sau mổ đục thủy tinh thể, khả năng điều tiết của mắt thường kém đi, đây là nguyên nhân khiến người bệnh thường bị lóa mắt, chói mắt, đặc biệt khi ra ngoài trời nắng. Đeo kính râm là biện pháp đơn giản nhất để cải thiện, giúp giảm bớt tình trạng khó chịu này.
Sụp mí mắt
Biến chứng này khá phổ biến ở người thực hiện mổ đục thủy tinh thể, tuy nhiên không rõ nguyên nhân và có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tình trạng này kéo dài quá 6 tháng, người bệnh có thể cần phẫu thuật.
Rối loạn thị giác
Sau mổ đục thủy tinh thể, một số người bệnh chia sẻ rằng, mình thấy hình ảnh vùng rìa bị cong, có bóng mờ, vệt sáng, hào quang… Tình trạng này được gọi là rối loạn thị giác, thường xảy ra trong thời gian ngắn, người bệnh có thể đeo kính có độ khúc xạ phù hợp để cải thiện. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định thay ống kính mới hoặc đặt kết hợp thêm 1 thấu kính khác lên trên thấu kính đã đặt trước đó.
Biến chứng rối loạn thị giác sau mổ đục thủy tinh thể
Giải pháp ngăn chặn biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể giúp mắt phục hồi nhanh
Người bệnh cần chú ý thực hiện theo những hướng dẫn sau:
– Đeo băng mắt đúng thời gian, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
– Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài hoặc tiếp xúc môi trường nhiều gió, bụi, vi khuẩn
– Tránh trang điểm mắt, hạn chế đeo kính áp tròng
– Không để bọt xà phòng rơi vào mắt
– Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử như xem tivi, điện thoại…
– Không làm việc nặng, đặc biệt là các vận động khiến đầu bị cúi thấp hay rung lắc nhiều
– Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa việc uống bia, rượu hay các chất kích thích khác
– Bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu như Alpha lipoic acid, Kẽm, Lutein, Hoàng đằng, Vitamin B2…cho mắt bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, cá biển, hạt khô, đồng thời sử dụng sớm sản phẩm bổ mắt phù hợp, tiêu biểu như Minh Nhãn Khang.
Rất nhiều người nhờ áp dụng các giải pháp này mà sau mổ đục thủy tinh thể, mắt đã sáng rõ, không gặp phải bất kỳ biến chứng xấu nào. Bạn hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ một trường hợp điển hình để có thêm kinh nghiệm chăm sóc mắt cho mình.
Bí quyết giúp mắt sáng khỏe dù đục thủy tinh thể ở tuổi 80
Mổ đục thủy tinh thể có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng xấu đến tầm nhìn. Do vậy, trước và sau khi thực hiện, người bệnh cần có chế độ chăm sóc mắt tốt, đặc biệt là bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để giúp tăng sức đề kháng tự nhiên cho mắt, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng.
Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bị đục thủy tinh thể
3 cách trị đục thủy tinh thể giúp mắt nhanh sáng khỏe
Minh Nhãn Khang – Giải pháp giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể tối ưu