Bạn đã bước qua tuổi 40 và thấy mắt có dấu hiệu mờ nhòe, mỏi nhức, chấm đen? Đừng chủ quan, vì bạn có khả năng rất cao đang mắc đục thủy tinh thể ở người già – nguyên nhân gây mù lòa top 1 hiện nay. Vậy căn bệnh này là gì? Làm sao để bảo vệ thị lực? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tóm tắt bài viết
- 1 Đục thủy tinh thể ở người già là gì?
- 2 Làm sao để phát hiện sớm đục thủy tinh thể ở người già?
- 3 Điều gì thúc đẩy đục thủy tinh thể ở người già xảy ra sớm?
- 4 Đục thủy tinh thể ở người già có lây không?
- 5 Đục thủy tinh thể ở người già có mấy loại? Loại nào nguy hiểm nhất?
- 6 Đục thủy tinh thể ở người già có cần mổ không?
- 7 Lối sống giúp ngăn chặn đục thủy tinh thể ở người già
Đục thủy tinh thể ở người già là gì?
Trong mắt có một bộ phận hoạt động giống như ống kính của máy ảnh được gọi là thủy tinh thể. Thủy tinh thể được cấu tạo từ protein và nước. Khi còn trẻ, thủy tinh thể ở dạng trong suốt giống như tên gọi của nó. Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng cao, dưới tác động từ lão hóa, các protein sẽ bị biến đổi cấu trúc và kết tụ lại với nhau tạo ra các đám mờ đục trong thủy tinh thể. Các đám mờ đục này sẽ ngăn chặn ánh sáng truyền qua hoặc làm lệch hướng ánh sáng, khiến thị lực suy giảm. Tình trạng này được gọi là bệnh đục thủy tinh thể ở người già.
Làm sao để phát hiện sớm đục thủy tinh thể ở người già?
Đục thủy tinh thể ở người già thường tiến triển chậm qua nhiều năm. Chỉ cần chú ý một chút, bạn sẽ có thể phát hiện ra bệnh ngay từ giai đoạn đầu qua các dấu hiệu sau.
– Nhìn mờ, cảm giác như nhìn sự vật qua màn sương hay đám mây
– Thấy các vật lạ như sợi tóc, đốm xám, màng nhện, chấm đen… trong tầm nhìn
– Thấy màu sắc của sự vật trông nhạt hơn hoặc chuyển sang vàng nâu
– Khó nhìn rõ vào ban đêm hoặc ở môi trường ánh sáng yếu
– Nhìn đôi
– Mắt tăng độ kính thường xuyên
– Hay chói mắt, nhức mắt
– Thấy các vòng sáng tỏa ra quanh đèn
– Tròng đen mắt chuyển dần sang màu trắng bạc như hạt cườm
.
Điều gì thúc đẩy đục thủy tinh thể ở người già xảy ra sớm?
Tuổi càng cao, càng dễ mắc đục thủy tinh thể, tuy nhiên nếu có các yếu tố sau thì bạn sẽ mắc căn bệnh này sớm hơn.
– Gia đình có người bị đục thủy tinh thể
– Hút thuốc hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc
– Mắc bệnh tiểu đường
– Từng bị chấn thương hoặc phẫu thuật mắt
– Sử dụng lâu dài thuốc steroid
– Uống quá nhiều rượu, bia
Đục thủy tinh thể ở người già có lây không?
Đục thủy tinh thể ở người già có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bệnh sẽ lây lan từ mắt này sang mắt kia hay lây lan từ người này sang người khác.
Đục thủy tinh thể ở người già có mấy loại? Loại nào nguy hiểm nhất?
Đục thủy tinh thể ở người già có 3 loại chính là đục nhân, đục vỏ, đục dưới bao. Trong đó, đục thủy tinh thể nhân là dạng thường gặp nhất ở người già, tuy nhiên, đục thủy tinh thể dưới bao mới là dạng nguy hiểm, có tốc độ tiến triển nhanh và khó điều trị nhất.
Đục thủy tinh thể ở người già có cần mổ không?
Trường hợp thị lực từ 3/10 trở lên
Lúc này người bệnh vẫn có thể tự đi lại và thực hiện được các công việc sinh hoạt cá nhân cơ bản. Việc phẫu thuật ở trường hợp này là không cần thiết, bởi theo các nghiên cứu từ các chuyên gia Hoa Kỳ, Nga, Úc, việc bổ sung kịp thời các chất chống oxy hóa, chống lão hóa mạnh như Alpha lipoic acid, Quercetin, Zeaxanthin, Lutein, Kẽm… qua viên uống bổ mắt hoàn toàn có thể giúp người bệnh nhìn sáng rõ hơn, giảm mờ nhòe, chói sáng, chấm đen… và ngăn chặn đục thủy tinh thể tiến triển. Giải pháp này đã được hàng triệu người áp dụng và đạt kết quả rất khả quan. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một số người trong các video sau:
Đôi mắt cô N.T. Hồng (0963446870) đã hết đục trắng, chấm đen chỉ sau 3 tháng
Bí quyết trị đục thủy tinh thể giúp tăng thị lực của Cô L.T. Liên (0388728964)
Trường hợp thị lực từ 2/10 trở xuống
Lúc này, người bệnh gần như không nhìn thấy gì, đi lại hay sinh hoạt cá nhân đều khó khăn. Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật để tách bỏ thủy tinh thể đã đục, sau đó thay thế bằng một thấu kính nhân tạo làm từ acrylic hay silicon.
Ở người trẻ tuổi, thể trạng tốt, phẫu thuật này thường mang lại kết quả khả quan, tuy nhiên ở người già thì thường khó cải thiện thị lực hơn. Theo khảo sát, có khoảng 1/3 số trường hợp phẫu thuật có thị lực kém, nguyên nhân là bởi người già có nguy cơ gặp phải các biến chứng cao hơn. Một số biến chứng thường gặp nhất là tăng nhãn áp, phù võng mạc, đục bao sau, nhiễm trùng ổ mắt, viêm giác mạc…
Những người già đang mắc kèm các bệnh về mắt khác hoặc các bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, suy tim… có tỷ lệ bị biến chứng cao hơn hẳn, do vậy cần chú ý chăm sóc mắt tốt ngay cả trước và sau phẫu thuật.
Lối sống giúp ngăn chặn đục thủy tinh thể ở người già
Bằng cách thực hiện một lối sống khoa học như hướng dẫn sau đây, bạn có thể ngăn chặn tiến triển của đục thủy tinh thể và giảm thiểu nguy cơ mù lòa.
– Ăn nhiều trái cây và rau xanh
– Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo bão hòa và đường
– Hạn chế sử dụng rượu
– Từ bỏ việc hút thuốc hay sống trong môi trường nhiều khói thuốc
– Khi ra ngoài nắng cần đội mũ rộng vành và đeo kính râm.
– Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, xơ vữa động mạch…
– Kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện sớm bệnh
Theo các chuyên gia nhãn khoa, rất khó tránh được việc mắc đục thủy tinh thể ở người già, tuy nhiên việc gìn giữ được thị lực ở mức tốt và tránh mù lòa là điều chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời có định hướng chăm sóc mắt phù hợp.
Top thức ăn tốt nhất cho người mắc đục thủy tinh thể
Minh Nhãn Khang – Giải pháp bảo vệ thị lực ngăn chặn đục thủy tinh thể tối ưu