Các chấm đen trong mắt khi mới phát sinh thường nhỏ và không gây đau đớn, bởi vậy thường bị làm “lơ”. Mãi cho đến khi thị lực giảm nặng, mù lòa kề cận, nhiều người mới hốt hoảng tìm cách chữa thì đã muộn. Để không rơi vào hoàn cảnh này, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân gây chấm đen trong mắt và tập trung loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.
Tóm tắt bài viết
Chấm đen trong mắt xuất hiện do nguyên nhân gì?
Chấm đen trong mắt là cụm từ chỉ chung của hai hiện tượng, một là chấm đen xuất hiện trên bề mặt của mắt, hai là chấm đen xuất hiện trong tầm nhìn. Hai hiện tượng này sẽ do các nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như sau.
Nguyên nhân gây chấm đen trên bề mặt mắt
Nếu khi soi gương bạn thấy trong mắt mình có chấm đen, đốm xám thì khả năng cao chúng là các mảng sắc tố dư thừa của mắt. Các mảng sắc tố này thường xuất hiện do bẩm sinh hoặc ở những người tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, ánh sáng xanh hay các nguồn sáng mạnh khác. Ngoài ra, chấm đen trên bề mặt mắt cũng có thể là các đốm máu hình thành do xuất huyết một vùng nhỏ dưới kết mạc.
Nguyên nhân gây chấm đen trong tầm nhìn
Khi thấy chấm đen xuất hiện trong tầm nhìn, đặc biệt khi nhìn vào bức tường trắng hay nền trời xanh, bạn cần cẩn trọng hơn vì đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh mắt nghiêm trọng, thường gặp nhất là đục dịch kính, bong rách võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, viêm màng bồ đào.
– Đục dịch kính (đục pha lê thể):Dịch kính là một khối gel lỏng chiếm đến 80% thể tích của mắt, bình thường ở dạng trong suốt. Tuy nhiên, khi các collagen (thành phần chính trong dịch kính) bị biến đổi cấu trúc và kết tụ sẽ tạo thành các mảng đục, chắn đường đi của ánh sáng đến võng mạc, khiến người bệnh nhìn thấy các vật thể lạ với nhiều hình thù khác nhau lơ lửng ở trước mắt như sợi tóc, chân nhện, vòng tròn, bong bóng, đốm xám, chấm đen…
– Bong rách võng mạc:Võng mạc nằm ở đáy mắt, làm nhiệm vụ nhận và chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu thị lực. Dưới tác động của chấn thương, tăng nhãn áp, dịch kính bị hóa lỏng,… lớp võng mạc này có thể bị bong hoặc rách rời khỏi đáy mắt. Tại khu vực bong rách võng mạc, ánh sáng sẽ không được chuyển đổi và truyền lên não phân tích, do vậy những gì chúng ta nhận thấy sẽ là các chấm đen, mảng tối trong tầm nhìn, kèm theo hiện tượng chớp sáng, lóe sáng và đau nhức sâu trong hốc mắt.
– Đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá):Thủy tinh thể là bộ phận giúp ánh sáng hội tụ đúng lên võng mạc mắt, vốn cũng ở dạng trong suốt. Tuy nhiên, khi các phân tử protein (thành phần chính của thủy tinh thể) bị kết tụ, thủy tinh thể sẽ bị đục, cản trở hoặc làm phân tán đường đi của ánh sáng, tạo ra các chấm đen trong mắt, kèm theo một số biểu hiện khác như nhìn mờ như có sương che, chói mắt, nhìn đôi, thấy hào quang quanh bóng đèn…
– Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm): Bên cạnh nhìn mờ, nhìn méo thì thấy chấm đen, mảng tối ở trung tâm tầm nhìn cũng là một triệu chứng đặc trưng của thoái hóa điểm vàng. Nguyên nhân là do điểm vàng – phần quan trọng nhất của võng mạc bị thoái hóa chức năng, không thể nhận và chuyển đổi ánh sáng nên tạo ra các điểm tối trước mắt. Mặt khác, khi thoái hóa điểm vàng chuyển sang dạng ướt sẽ có hiện tượng nứt vỡ các mạch máu đáy mắt. Các mảnh mạch vỡ và máu sẽ chắn đường đi của ánh sáng và cũng tạo ra các chấm đen trong mắt.
– Viêm màng bồ đào sau: Khi bị nhiễm vi khuẩn, chấn thương, phản ứng tự miễn… màng bồ đào sau ở đáy mắt sẽ bị viêm. Rác thải từ quá trình viêm này có thể rơi vào dịch kính, chắn ánh sáng, đổ bóng lên võng mạc, gây xuất hiện các chấm đen trong mắt kèm theo đau nhức hốc mắt.
Chấm đen trong mắt nguy hiểm như thế nào?
Tùy theo từng nguyên nhân gây ra, chấm đen trong mắt sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến thị lực. Cụ thể:
– Do sắc tố dư thừa hoặc xuất huyết kết mạc: Tình trạng này đa phần đều lành tính. Các đốm sắc tố chỉ ảnh hưởng một chút đến thẩm mỹ, còn các đốm máu do xuất huyết kết mạc thường có thể tự tiêu đi sau khoảng một vài tuần mà không gây tác động gì đến tầm nhìn.
– Do đục thủy tinh thể, bong rách võng mạc, đục dịch kính, thoái hóa điểm vàng, viêm màng bồ đào: Tình trạng này sẽ phức tạp hơn rất nhiều bởi đã có sự biến đổi cấu trúc các bộ phận quan trọng trong mắt, quyết định chính đến thị lực. Nếu không đi khám chữa kịp thời, đúng cách, các bệnh lý này sẽ tiến triển ngày một nặng, khiến các chấm đen to dần và nhiều dần lên, che kín tầm nhìn và hậu quả cuối cùng có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Cách chữa trị chấm đen trong mắt
Hiện nay, chấm đen trong mắt có thể chữa bằng nhiều cách khác nhau tùy từng nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh, cụ thể như sau:
– Cách chữa chấm đen trong mắt do đục thủy tinh thể, đục dịch kính: Bổ sung chất chống oxy hóa mạnh Alpha lipoic acid, Quercetin để bảo vệ cấu trúc thủy tinh thể và dịch kính, ngăn collagen và protein kết tụ thêm, giảm sự tiến triển của các mảng đục. Đối với một số trường hợp phát hiện muộn khi bệnh đã quá nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật thay hoàn toàn thủy tinh thể đục của mắt bằng thấu kính nhân tạo, cắt bỏ dịch kính hoặc chiếu laser phân tách mảng đục.
– Cách chữa chấm đen trong mắt do bong rách võng mạc: Đây là tình trạng cấp tính nên cần can thiệp ngay bằng một số phẫu thuật như chiếu laser hàn vết rách, khâu võng mạc, quang đông võng mạc…
– Cách chữa chấm đen trong mắt do thoái hóa điểm vàng: Bổ sung dưỡng chất chống lão hóa Lutein, Zeaxanthin trong cấu tạo điểm vàng, võng mạc, ngăn không bị thoái hóa thêm. Trong trường hợp thoái hóa điểm vàng đã chuyển dạng ướt, người bệnh có thể cần tiêm thuốc, chiếu tia laser để ngăn các mạch máu mới hình thành hay nứt vỡ.
– Cách chữa chấm đen trong mắt do viêm màng bồ đào: Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống có chứa kháng sinh, chất chống viêm để loại bỏ vi khuẩn, giảm phù nề trong tối thiểu 7 – 10 ngày. Trong trường hợp viêm màng bồ đào đã chuyển dạng mạn tính thì cần dùng thuốc liều thấp theo nhiều đợt dài ngày hơn, tùy theo mức độ bệnh. Việc bổ sung một số hoạt chất kháng viêm tự nhiên, điển hình là Palmatin từ thảo dược Hoàng đằng cũng được khuyến khích để giúp giảm viêm, giảm đau nhức mắt, giảm chấm đen nhanh và an toàn hơn cho người bệnh.
Giải pháp loại bỏ chấm đen trong mắt tự nhiên
Được tạo thành từ Alpha lipoic acid, Quercetin, Lutein, Zeaxanthin, Hoàng đằng – những dưỡng chất đã được chứng minh có khả năng ngăn cản hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, đục dịch kính, viêm màng bồ đào…, viên bổ mắt Minh Nhãn Khang hiện là giải pháp mà hàng triệu người bệnh lựa chọn để chống lại tình trạng thấy chấm đen trong mắt và tăng cường thị lực, phòng tránh mù lòa. Đoạn video dưới đây là chia sẻ thực tế từ một số người bệnh điển hình chỉ nhờ dùng Minh Nhãn Khang trong khoảng 1 – 3 tháng mà các chấm đen đã giảm hẳn kích thước, mờ dần, thậm chí biến mất, mắt nhìn cũng sáng hơn rõ rệt, bạn hãy lắng nghe ngay để có kinh nghiệm bảo vệ thị lực cho mình.
Loại hẳn chấm đen trong mắt, không còn sợ hãi mù lòa nhờ giải pháp tự nhiên
Xuất hiện chấm đen trong mắt chắc chắn sẽ gây cảm giác không hề thoải mái một chút nào, chưa kể nguy cơ dẫn đến mù lòa cũng rất cao. Do vậy, nếu đang có biểu hiện này, bên cạnh việc thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn hãy dùng kết hợp sớm Minh Nhãn Khang như những người bệnh trên để mau chóng phục hồi được đôi mắt sáng rõ, khỏe mạnh.
Minh Nhãn Khang – Thông tin từ A – Z cần nắm rõ để sử dụng hiệu quả nhất
10 thức ăn bổ mắt tốt nhất cần bổ sung ngay để tầm nhìn luôn sáng rõ