Đặt stent mạch vành là một thủ tục thường quy được áp dụng khá phổ biến để xử trí nhồi máu cơ tim và những ca tắc hẹp mạch vành nghiêm trọng. Để đảm bảo quá trình can thiệp được diễn ra an toàn và thuận lợi, bạn đừng quên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản được đề cập trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt bài viết
Đặt stent mạch vành là gì?
Đặt stent là một giải pháp can thiệp dùng trong điều trị bệnh mạch vành. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng một ống thông bằng kim loại dài, mảnh luồn theo đường mạch máu từ bẹn hoặc cánh tay đến vị trí mạch vành bị tắc hẹp. Tại đầu ống thông có gắn bóng nong, khi đến vị trí tắc hẹp, bóng sẽ được bơm căng phồng để nén mảng xơ vữa lại và khung kim loại (stent) sẽ được đặt tại đó để giữ cho mạch vành luôn được mở thông.
Khi nào cần đặt stent mạch vành?
Không phải người bệnh mạch vành nào cũng cần phải đặt stent. Phương pháp này được ưu tiên chỉ định trong những ca cấp cứu nhồi máu cơ tim nhằm nhanh chóng khơi thông lòng mạch để cứu lấy tính mạng người bệnh trong lúc nguy kịch. Ngoài ra, đặt stent này còn được tiến hành ở người bệnh mạch vành tắc hẹp trên 70% nhưng điều trị nội khoa bằng thuốc không đỡ, có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim.
Chi phí đặt stent mạch vành
Chi phí cho 1 ca đặt stent mạch vành có thể dao động từ 40 – 70 triệu đồng tùy thuộc vào loại stent bạn lựa chọn, chi phí giường bệnh, thuốc men… Nếu đặt nhiều stent hơn trong 1 lần điều trị thì chi phí sẽ tăng thêm nhưng không phải là gấp đôi, gấp ba mà bạn chỉ phải trả thêm chi phí thiết bị vật tư và các khoản phát sinh khác.
Trường hợp có bảo hiểm y tế đúng tuyến, bạn sẽ được hưởng mức chi trả là 100% theo định mức khoảng 51 triệu đồng (36 triệu cho chi phí đặt stent và 15 triệu đồng cho chi phí vật tư tiêu hao) khi đặt 1 stent. Nếu điều trị trái tuyến thì mức BHYT được hưởng là 40% – 60%.
Đặt stent mạch vành được bao lâu?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của stent mạch vành như chế độ ăn uống, sinh hoạt, chế độ vận động và người bệnh có tuân thủ sử dụng thuốc chống đông máu đều đặn hay không. Có người đặt stent 15 năm mà vẫn sống khỏe, nhưng cũng có những người bị tái tắc hẹp mạch vành chỉ một thời gian ngắn sau đó do không được chăm sóc bảo vệ tốt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy cùng lắng nghe giải đáp từ chuyên gia Tim mạch GS. TS Phạm Gia Khải trong video dưới đây:
GS.TS Phạm Gia Khải giải đáp “Đặt stent mạch vành được bao lâu?”
Biến chứng do đặt stent mạch vành
Mặc dù khá an toàn nhưng người bệnh vẫn có thể gặp phải một số biến chứng trong và sau khi đặt stent như:
– Chảy máu quá mức: có thể xảy ra tại vị trí luồn ống thông. Để phòng ngừa tai biến này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc chống đông trước khi can thiệp ít nhất một vài ngày.
– Tổn thương mạch vành: Trong quá trình luồn ống thông, mạch vành có thể bị rách, thủng. Khi đó, bác sĩ sẽ phải xử trí bằng cách chuyển sang phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
– Rối loạn nhịp tim: Khi thông tim có thể gây kích thích, khiến tim đập quá nhanh, quá chậm. Nếu gặp phải rối loạn nhịp nghiêm trọng, người bệnh phải đặt máy tạo nhịp để điều chỉnh nhịp tim tạm thời.
– Tái tắc hẹp mạch vành: có thể xảy ra sau khi đặt stent vài tháng hoặc vài năm do sự tăng sinh quá mức của tế bào cơ trơn thành mạch máu. Để giảm thiểu nguy cơ này, người bệnh có thể lựa chọn loại stent phủ thuốc chống tái tắc hẹp thay vì stent trần.
– Biến chứng cục máu đông: Cục máu đông có thể xuất hiện và làm tắc nghẽn mạch vành ngay sau can thiệp, dẫn tới nhồi máu cơ tim. Để phòng ngừa cục máu đông, người bệnh cần dùng thuốc chống đông máu thường xuyên ngay sau can thiệp.
– Tổn thương thận: do tác dụng phụ của thuốc cản quang tiêm vào mạch máu trước khi can thiệp mạch vành.
– Nhiễm trùng: do vệ sinh vết mổ kém, nguy cơ nhiễm trùng tăng lên nếu người bệnh có bệnh tiểu đường. Biểu hiện của nhiễm trùng là sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí đặt ống thông tim.
Trong quá trình đặt stent mạch vành, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim
Cách chăm sóc để kéo dài tuổi thọ sau khi đặt sent mạch vành
Để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau đặt stent mạch vành, bạn cần thực hiện những lưu ý sau:
– Vệ sinh vết mổ: thay băng gạc và sát khuẩn vết thương hằng ngày, không bôi bất kỳ loại kem dưỡng ẩm nào và tránh để dính nước vào vết thương.
– Ăn uống khoa học: Trong vài ngày đầu tiên sau khi đặt stent, bạn nên ăn thức ăn chế biến dưới dạng lỏng mềm như cháo, súp; nên ưu tiên lựa chọn rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, cá tươi, thịt gia cầm đã lọc bỏ da thay vì các thực phẩm chứa nhiều chất béo, khó tiêu hóa và không tốt cho sức khỏe tim mạch như các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt chó…).
– Duy trì vận động vừa sức: Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng quanh phòng trong ngày đầu tiên; cần hạn chế các môn thể thao cần nhiều sức lực như bóng đá, cầu lông, tennis trong ít nhất 5 – 7 ngày; hạn chế leo cầu thang, khuân vác vật nặng, ngồi xổm (nếu vị trí luồn ống thông là ở bẹn)… Trong những tuần tiếp theo, bạn có thể duy trì luyện tập thể dục thể thao theo ý thích, chỉ cần tránh vận động gắng sức.
– Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định: Ngoài sử dụng thuốc chống đông máu, bạn có thể phải dùng thêm thuốc kháng sinh, hạ áp, hạ mỡ máu để phòng ngừa nhiễm trùng và kiểm soát yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
– Không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu: vì có thể khiến vết thương chậm lành, gây tương tác với thuốc đang dùng.
– Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống: Ngoài thuốc, bạn cần sử dụng bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống để hỗ trợ chống tái tắc hẹp sau đặt stent mạch vành. Có được hiệu quả này là nhờ các thành phần thảo dược trong Vương Tâm Thống có tác dụng tăng cường lưu thông máu qua mạch vành, ngăn ngừa cục máu đông và ức chế sự phát triển của tế bào cơ trơn mạch máu như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Sơn tra, Natto…
Nhờ tuân thủ theo những lưu ý trên, nhiều người bệnh mạch vành vẫn sống khỏe mạnh trong suốt nhiều năm qua kể từ khi can thiệp đặt stent mạch vành, tiêu biểu như trường hợp của bác Nhạc (48 ngõ 171 đường Trần Thái Tông, phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình – 0915 464 796) trong video dưới đây, mời bạn cùng tham khảo:
Bác Nhạc chia sẻ bí quyết chống tái tắc hẹp sau đặt stent mạch vành
Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược cho người bệnh trước và sau khi đặt stent mạch vành
Thông thường, bạn có thể quay trở lại với công việc và sinh hoạt bình thường chỉ sau 1 – 2 tuần. Để có thể sống chung hòa bình với stent, hãy nắm rõ những lưu ý và tuân thủ thực hiện nghiêm túc càng sớm càng tốt.
Ngày đăng: 05/06/2020
https://medlineplus.gov/ency/article/007473.htm