Huyết áp cao là bao nhiêu? – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị

Huyết áp cao là bao nhiêu? – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị

Huyết áp cao là thủ phạm gây ra 7,5 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng rất ít ai biết chính xác huyết áp cao là bao nhiêu và làm thế nào để kiểm soát huyết áp trong ngưỡng an toàn.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chẩn đoán cao huyết áp và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh mạn tính này.

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Trước hết, bạn cần hiểu huyết áp chính là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch. Nếu trị số áp lực này cao hơn ngưỡng bình thường thì được coi là huyết áp cao. Vậy ngưỡng giới hạn để chẩn đoán huyết áp cao là bao nhiêu?

Theo Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ (JNC7), nếu chỉ số huyết áp tâm thu ở người trưởng thành từ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên thì được coi là huyết áp cao. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số cao nhất đo được lúc tim co bóp, còn huyết áp tâm trương là chỉ số thấp nhất đo được khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.

Tùy từng độ tuổi mà đáp án chính xác cho câu hỏi huyết áp cao là bao nhiêu có thể khác nhau. Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi mà bạn có thể tham khảo:

Độ tuổi Huyết áp bình thường (mmHg) Huyết áp cao (mmHg)
1 – 12 tháng 90/60 100/75
1 – 5 tuổi 95/65 110/79
6 – 13 tuổi 105/70 115/80
14 – 19 tuổi 117/77 120/81
20 – 24 tuổi 120/79 132/83
25 – 29 tuổi 121/80 133/84
30 – 34 tuổi 122/81 134/85
35 – 39 tuổi 123/82 135/86
40 – 44 tuổi 125/83 137/87

Bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi

Hướng dẫn xử trí khi huyết áp tăng cao đột ngột

Huyết áp tăng cao kịch phát có thể gây ra một số triệu chứng như đau đầu dữ dội, ù tai, đỏ mắt, chảy máu cam, nóng bừng mặt… Tình trạng này có thể tiềm ẩn những biến chứng trên tim, mắt, thận, não.

Vì vậy, ngoài việc hiểu rõ huyết áp cao là bao nhiêu, bạn cần nắm vững các bước xử trí khi huyết áp tăng cao đột ngột để hạn chế những rủi ro không đáng có. Cụ thể như sau:

– Nghỉ ngơi tại chỗ, tránh di chuyển hay hoạt động mạnh vì có thể gây đột quỵ não đe dọa tính mạng.

– Nếu bạn đã từng được kê đơn thuốc hạ áp trước đó, hãy dùng ngay một liều. Tốt nhất nên sử dụng dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi để có tác dụng hạ áp nhanh nhất.

– Người thân cần giữ yên lặng, tránh hoảng hốt hay hỏi han nhiều vì điều này có thể làm cho người bệnh căng thẳng, khiến huyết áp tăng cao hơn nữa.

– Nếu có máy đo huyết áp, hãy đo ngay cho người bệnh. Trong trường hợp các chỉ số không có dấu hiệu hạ xuống, hãy gọi cấp cứu và chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Kiểm tra ngay chỉ số huyết áp bằng máy đo tại nhà

Kiểm tra ngay chỉ số huyết áp bằng máy đo tại nhà

Giải pháp kiểm soát huyết áp trong ngưỡng an toàn

Sử dụng thuốc hạ áp

Để giữ huyết áp luôn ổn định và dự phòng cơn tăng huyết áp đột ngột, bác sĩ có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc hạ áp sau:

– Thuốc ức chế men chuyển angiotensin I: lisinopril, enalapril, captopril…

– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: valsartan, telmisartan, losartan…

– Thuốc chẹn beta giao cảm: propranolol, acebutolol, metoprolol…

– Thuốc chẹn kênh canxi: verapamil, amlodipine, nifedipine…

– Thuốc tác động lên thần kinh trung ương: clonidin, methyldopa, reserpin…

Một số trường hợp cao huyết áp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc lợi tiểu, thuốc an thần để hạ áp được hiệu quả hơn.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ hạ áp

Trên thực tế, có những người đã kết hợp dùng nhiều loại thuốc nhưng huyết áp vẫn ở mức cao hoặc lên xuống thất thường. Trong trường hợp này, giải pháp tối ưu nhất để tránh phải tăng liều nhiều loại thuốc tây và gây tác dụng phụ, đó là dùng bổ sung thêm những sản phẩm thảo dược hỗ trợ hạ áp như Vương Tâm Thống.

Với các thành phần thảo dược có tác dụng giãn mạch, hạ áp và tăng tính bền thành mạch như Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá, Đan sâm; Vương Tâm Thống là giải pháp hữu hiệu giúp người bệnh đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu và dự phòng biến chứng lâu dài.

Dưới đây là chia sẻ của bác Bùi Đức Thúy (Sơn Dương, Tuyên Quang) – người bệnh huyết áp cao lâu năm, huyết áp có lúc tăng cao đến 180mmHg nhưng nhờ có Vương Tâm Thống mà nay huyết áp đã ổn định ở ngưỡng an toàn 120/80mmHg chỉ sau 1 liệu trình điều trị. Mời bạn cùng theo dõi tại video dưới đây:

Bí quyết hạ áp bằng giải pháp thảo dược

Nếu bạn quan tâm đến liệu pháp thảo dược đã giúp bác Thúy hạ áp thành công, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366 hoặc zalo: 0972.053.003 để được tư vấn hỗ trợ.

Điều chỉnh lối sống – giải pháp hạ áp không dùng thuốc

Huyết áp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, để hạ áp hiệu quả thì bạn không thể bỏ qua việc duy trì một lối sống khoa học. Cụ thể như sau:

– Ăn uống lành mạnh: Cắt giảm lượng muối xuống dưới 6g/ngày (tương đương khoảng 1 thìa cà phê muối). Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, tăng cường bổ sung nhiều chất xơ như rau quả, ngũ cốc nguyên cám; bổ sung chất béo không bão hòa từ cá tươi, dầu thực vật…

– Giảm cân: Nếu bị thừa cân, béo phì, bạn hãy lên kế hoạch giảm cân để đảm bảo chỉ số BMI dưới 24.9 (kg/m2).

– Không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu.

– Tăng cường luyện tập: duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể tăng dần cường độ tùy theo khả năng của bạn.

– Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Bạn hãy trang bị máy đo huyết áp tại nhà và kiểm tra huyết áp hằng ngày, ghi lại chỉ số trong một cuốn sổ theo dõi và thông báo cho bác sĩ nếu thấy huyết áp tăng cao bất thường.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã nắm rõ huyết áp cao là bao nhiêu đối với lứa tuổi của mình và biết cách để kiểm soát huyết áp trong giới hạn an toàn. Nếu có bất kì băn khoăn cần được giải đáp thêm về bệnh cao huyết áp, bạn vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết này.

Có thể bạn chưa biết:

Điều trị cao huyết áp bằng những mẹo hay, dễ làm

Huyết áp cao nên kiêng những thức ăn gì? – 10 thực phẩm cần hạn chế

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo: nhs.uk

Ngày đăng: 14/02/2022

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Giải pháp để kéo dài tuổi thọ

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di…

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Bệnh tim mạch

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Ngày nay nhiều người đang có xu hướng kết hợp chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng thảo dược song song với thuốc…

Bệnh tim mạch

Hẹp động mạch vành – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Hẹp động mạch vành là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể tiến triển nặng gâysuy tim, nhồi máu cơ tim, đe dọa…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày