Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và đang phát triển như Việt Nam. Điều đáng lo ngại là có tới 50% người bệnh tái phát chỉ sau 12 tháng kể từ khi cơn nhồi máu cơ tim cấp xuất hiện. Vậy làm thế nào để phát hiện và ngăn chặn rủi ro từ biến cố tim mạch nguy hiểm này?
Tóm tắt bài viết
- 1 Nhồi máu cơ tim cấp là gì?
- 2 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp
- 3 Yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp
- 4 Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim cấp
- 5 Hậu quả của nhồi máu cơ tim cấp
- 6 Cần làm gì khi nhồi máu cơ tim cấp xảy ra?
- 7 Cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện
- 8 Phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim cấp là gì?
Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng một hoặc nhiều nhánh mạch vành đột ngột bị tắc nghẽn, cắt đứt hoàn toàn lưu lượng máu đến nuôi tim. Kết quả là một vùng cơ tim bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng nghiêm trọng, dẫn đến hoại tử không thể phục hồi. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ tử vong.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim cấp thường là do mảng xơ vữa trong lòng mạch phát triển quá dày, nứt vỡ và tạo ra những vết rách tại thành mạch máu. Để sửa chữa tổn thương này, cục máu đông được hình thành để bịt kín miệng vết thương. Nếu cục máu đông phát triển quá lớn sẽ làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành. Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng nhồi máu cơ tim cấp tính còn có thể do mạch vành co thắt quá mức và không liên quan đến xơ vữa động mạch.
Yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim cấp thường xuất hiện ở một số nhóm đối tượng sau:
– Người có thói quen hút thuốc lá, ở trong môi trường phải hít khói thuốc thụ động.
– Người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao…
– Người cao tuổi: nam giới từ 45 tuổi và nữ giới từ 55 tuổi trở lên.
– Ăn uống thiếu khoa học: Ăn mặn, nhiều chất béo, đường; uống nhiều rượu bia, cafein…
– Lười vận động: người thường xuyên làm việc tĩnh tại 1 chỗ như công việc văn phòng, lái xe…
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp
Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim cấp
Triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim cấp tính là đau thắt ngực. Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí ngay dưới xương ức, hơi lệch về bên trái; xuất hiện đột ngột và dữ dội, kéo dài từ 30 – 60 phút. Người bệnh sẽ có cảm giác tức nghẹn như bị bóp chặt lấy tim hoặc bỏng rát, đau nhói như kim châm. Cơn đau có thể lan sang cổ, vai, hàm, cánh tay trái… nghỉ ngơi hay dùng các thuốc giãn mạch cũng không có dấu hiệu thuyên giảm.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác khi nhồi máu cơ tim cấp xảy ra như sau:
– Khó thở, hụt hơi, thở gấp gáp.
– Đánh trống ngực.
– Mệt mỏi, kiệt sức.
– Đầy hơi, ợ nóng.
– Buồn nôn, nôn.
– Buồn đi cầu.
– Có cảm giác bồn chồn, hồi hộp, lo lắng vô cớ.
– Vã mồ hôi lạnh, chân tay lạnh.
– Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, có thể dẫn đến ngất xỉu
– Huyết áp tăng cao trong giai đoạn đầu do co mạch ngoại vi. Với nhồi máu cơ tim thất phải hoặc rối loạn chức năng thất trái nặng có thể gây tụt huyết áp, sốc tim.
Tuy nhiên, có đến 15% trường hợp nhồi máu cơ tim cấp tính không xuất hiện cơn đau thắt ngực; tình trạng này thường gặp ở phụ nữ, người cao tuổi, người bệnh tiểu đường và được gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng.
Hậu quả của nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim cấp tính sẽ dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Nếu may mắn sóng sót, tổn thương tim sau nhồi máu cũng sẽ để lại những vết sẹo trong tim. Vết sẹo này có thể cản trở hoạt động dẫn truyền điện tim, gây rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng đến khả năng co bóp, làm việc của tim, lâu dần có thể dẫn đến suy tim.
Nhiều người bệnh có thể tiếp tục làm việc và sinh hoạt như trước khi nhồi máu cơ tim cấp xảy ra, nhưng cũng có không ít trường hợp bị rơi vào trầm cảm do lo âu, căng thẳng kéo dài.
Cần làm gì khi nhồi máu cơ tim cấp xảy ra?
Khoảng thời gian vàng để cấp cứu là 2 giờ kể từ khi cơn nhồi máu cơ tim cấp xảy ra. Khi đó, những bước xử trí ban đầu rất quan trọng để giảm thiểu những rủi ro về sau.
– Nếu người bệnh còn tỉnh: cần ngừng ngay mọi công việc và nghỉ ngơi tại chỗ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh và ổn định nhịp tim. Nếu có thuốc giãn mạch hoặc aspirin (đã được bác sĩ kê đơn từ trước) thì hãy dùng ngay 1 liều và nhanh chóng gọi điện cho người thân hoặc cấp cứu 115 để được giúp đỡ.
– Nếu người bệnh bất tỉnh: Người thân cần gọi cấp cứu 115 và áp dụng ngay các biện pháp hồi sức cấp cứu như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực trong thời gian chờ cấp cứu.
Cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc nhằm giảm bớt triệu chứng đau ngực, khó chịu và cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu đến nuôi tim. Các nhóm thuốc thường dùng là:
– Thuốc làm tan cục máu đông: giúp phá vỡ cục máu đông, giải tỏa tắc nghẽn trong lòng mạch. Thuốc phát huy tác dụng tối đa trong vòng 4 giờ đầu kể từ khi nhồi máu cơ tim cấp xảy ra, nếu quá 6 giờ thì sử dụng thuốc không còn hiệu quả.
– Thuốc chống đông máu: như aspirin, clopidogrel giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành mới và gia tăng kích thước.
– Nhóm nitrat: điển hình như nitroglycerin để giảm bớt đau ngực cho người bệnh.
– Thuốc chẹn beta: Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ khuyến cáo nên bắt đầu sử dụng thuốc chẹn beta (trừ khi có chống chỉ định) cho tất cả bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên trong điện tâm đồ để hạ huyết áp, giảm mức độ tổn thương cơ tim.
– Thuốc ức chế men chuyển: giúp hạ áp, giảm bớt khối lượng công việc cho tim.
Can thiệp ngoại khoa
Để khơi thông lòng mạch, bác sĩ sẽ tiến hành nong mạch và đặt stent bằng ống thông tim được luồn từ cánh tay hoặc bẹn đến vị trí mạch vành bị tắc nghẽn. Nếu mạch vành bị tắc ở nhiều đoạn và không thể đặt stent, người bệnh cần được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành nhằm tái lưu thông máu và giảm diện tích vùng cơ tim bị tổn thương.
Đặt stent là chỉ định phổ biến trong xử trí nhồi máu cơ tim cấp
Phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp
Tỷ lệ nhồi máu cơ tim tái phát đang ở mức báo động bởi nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là ý thức tuân thủ điều trị của người bệnh. Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh cần:
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhạt, giảm bớt lượng đường; hạn chế chất béo có trong các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật; thực phẩm chế biến sẵn… Tăng cường ăn nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa có trong rau xanh, trái cây tươi, cá biển, ngũ cốc nguyên cám… Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
– Duy trì thói quen luyện tập thể dục thường xuyên: ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 ngày/tuần.
– Giảm bớt căng thẳng: bằng cách luyện tập thể dục; tham gia các hoạt động giải trí như nghe nhạc, xem phim hài… Tránh thức khuya và làm việc căng thẳng, đòi hỏi gắng sức nhiều.
– Bỏ hút thuốc lá, cắt giảm lượng rượu bia.
– Tái khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần. Những người có nhiều bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu cao… cần kiểm tra các chỉ số huyết áp, mỡ máu, đường huyết thường xuyên.
– Sử dụng thảo dược: Bên cạnh những loại thuốc tây theo đơn, người bệnh nên bổ sung thêm những thảo dược có tác dụng chống đông máu, ngăn xơ vữa động mạch tiến triển như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… để phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp tái phát. Hiện nay, các thảo dược này cũng được chiết xuất và bào chế trong những viên uống hỗ trợ dạng viên nén thuận tiện, người bệnh nên tham khảo để sử dụng sớm cho bản thân.
Bồ hoàng – Thảo dược vàng giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp
Vương Tâm Thống – viên uống thảo dược chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm
Nhồi máu cơ tim cấp là mối nguy hiểm luôn rình rập sức khỏe tim mạch người cao tuổi, nhất là đối những người có bệnh mạch vành lâu năm. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhồi máu cơ tim cấp và biết cách để chủ động phòng tránh.
Ngày đăng: 27/10/2020
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459269/
https://emedicine.medscape.com/article/155919-overview