Nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra, cần làm gì trong 6 giờ đầu?

Nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra, cần làm gì trong 6 giờ đầu?

Chỉ có 6 giờ ngắn ngủi kể từ lúc nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra để bạn quyết định tiên lượng sống còn cho chính mình. Hãy cùng tìm hiểu ngay về dạng nhồi máu cơ tim này và hướng dẫn xử trí đúng cách để cứu lấy tính mạng khi biến cố xảy ra.

Nhồi máu cơ tim thất phải là gì?

Nhồi máu cơ tim thất phải là tình trạng một vùng cơ tim bên tâm thất phải bị hoại tử do không được nhận được máu nuôi dưỡng trong thời gian dài. Nguyên nhân là do mạch vành cung cấp máu cho tâm thất phải xuất hiện mảng xơ vữa, chúng phát triển quá dày và nứt vỡ, tại vị trí đó sẽ hình thành nên cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn động mạch vành.

Nhồi máu cơ tim thất phải thường hiếm gặp và ít nguy hiểm hơn so với nhồi máu cơ tim thất trái, bởi thành cơ của tâm thất phải mỏng hơn nên có nhu cầu oxy thấp hơn, đồng thời tâm thất phải cũng thường xuyên được tưới máu trong suốt chu kì co bóp của tim.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim thất phải

Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim thất phải là hệ quả của tình trạng ứ dịch tại phổi do chức năng thất phải bị suy yếu. Những biểu hiện thường gặp là:

– Tĩnh mạch cổ nổi khi hít vào (dấu hiệu Kussmall).

– Da lạnh, tay chân lạnh.

– Tiểu ít.

– Gan to.

– Rối loạn tâm thần: mê sảng, lú lẫn, giảm khả năng tập trung, ghi nhớ…

Ai có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim thất phải?

Nếu bạn có càng nhiều các yếu tố nguy cơ dưới đây thì hãy thận trọng vì bạn sẽ chính là đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim thất phải:

– Tuổi cao

– Chế độ ăn thiếu khoa học: nhiều chất béo, đường, tinh bột…

– Lười vận động.

– Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, sử dụng các chất kích thích.

– Mắc bệnh mạn tính như bệnh mạch vành, huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu…

Bạn lo lắng về nguy cơ nhồi máu cơ tim thất phải có thể xảy ra trong tương lai? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài (zalo) 0988.024.366 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Hậu quả của nhồi máu cơ tim thất phải

Khi nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm, làm tăng tỷ lệ tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Bao gồm:

– Tụt huyết áp động mạch hệ thống

– Hở van tim động mạch phổi

– Suy thất phải

– Sốc tim

– Rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

Hướng dẫn xử trí khi nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ nhồi máu cơ tim thất phải, trong thời gian chờ cấp cứu, hãy giữ bình tĩnh và thực hiện các bước sơ cứu như sau:

– Nếu người bệnh còn tỉnh hãy đặt người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi tại nơi yên tĩnh, thoáng đãng.

– Nới rộng quần áo; cởi bớt khăn quàng, cà vạt.

– Hạn chế gây tiếng ồn, tụ tập đông người tại khu vực người bệnh nghỉ ngơi; cố gắng trấn an người bệnh vì căng thẳng quá độ sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi nhanh chóng.

– Nếu người bệnh đã được kê đơn aspirin trước đó có thể dùng ngay 1 liều trong thời gian chờ đợi cấp cứu.

Trong trường hợp người bệnh bất tỉnh, người thân cần thực hiện các bước sơ cứu hồi sức tim phổi như ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo… để hỗ trợ tim co bóp khi nhồi máu cơ tim thất phải xuất hiện.

Ép tim ngoài lồng ngực khi nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra

Ép tim ngoài lồng ngực khi nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra

Điều trị nhồi máu cơ tim thất phải tại bệnh viện

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp để khơi thông dòng máu đến nuôi tim, bao gồm chỉ định thuốc và can thiệp phẫu thuật phù hợp với từng người bệnh trong vòng 6 giờ đầu:

Thuốc dùng trong xử trí nhồi máu cơ tim thất phải

Các thuốc giãn mạch nhóm nitrat, ức chế men chuyển sẽ không được sử dụng trong cấp cứu nhồi máu cơ tim thất phải, vì các thuốc này sẽ làm cho cung lượng tim giảm, khiến tình trạng nhồi máu trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định các thuốc sau:

– Truyền dịch NaCl 0.9% để nâng huyết áp cho người bệnh.

– Thuốc trợ tim: như milrinone, dobutamine… dùng cho người đã truyền dịch nhưng không nâng được huyết áp.

– Chất chủ vận adrenergic: như norepinephrine giúp tăng nhịp tim, tăng lực co bóp cơ tim, từ đó giúp tăng lưu lượng động mạch vành, nâng huyết áp.

– Thuốc giãn động mạch phổi để giảm khối lượng công việc cho thất phải như hydralazin, natri nitroprusside…

– Hormon chống bài niệu vasopressin có tác dụng tăng hấp thu nước tại thận, giúp nâng chỉ số huyết áp.

– Nitric oxit dạng hít: giúp giãn mạch máu ở phổi mà không làm ảnh hưởng đến mạch toàn thân, từ đó giúp cải thiện khả năng đổ đầy của tâm thất phải.

Can thiệp ngoại khoa xử trí nhồi máu cơ tim thất phải

Hai phương pháp can thiệp đang được áp dụng phổ biến hiện nay là nong mạch/ đặt stent và phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

– Nong mạch và đặt stent: Bóng nong khi được luồn đến vị trí mạch máu bị tắc nghẽn sẽ được bơm căng để nén mảng xơ vữa lại. Sau đó, một stent (khung kim loại) sẽ được đặt lại để giữ cho động mạch được cố định.

– Bắc cầu động mạch vành: được áp dụng trong những trường hợp không thể đặt stent. Bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh của chính người bệnh để cấy ghép, tạo cầu nối dẫn máu đi theo một con đường mới, bỏ qua đoạn mạch bị tắc nghẽn.

Nếu người bệnh bị rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể tiến hành đặt máy tạo nhịp, khử rung cho người bệnh. Trong trường hợp nhồi máu cơ tim thất phải lan rộng sang tâm thất trái, người bệnh cần được cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái.

Giải pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim thất phải

Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim thất phải và dự phòng cơn nhồi máu tái phát đối với những người đã từng trải qua biến cố này, hãy áp dụng ngay những lời khuyên hữu ích dưới đây:

– Ăn uống lành mạnh: Hạn chế muối, đường, tinh bột và chất béo trong thực đơn. Tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, cá tươi, ngũ cốc nguyên cám…

– Tập thể dục thường xuyên: giúp cải thiện chỉ số mỡ máu, huyết áp, nhịp tim… và nâng cao sức khỏe tim mạch tổng thể.

– Không dùng chất kích thích: bỏ hút thuốc lá; hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê…

– Tái khám sức khỏe định kì: 1 – 2 lần/năm để đánh giá hiệu quả điều trị và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.

– Dùng thuốc kết hợp thảo dược: Bên cạnh thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng cùng những thảo dược có tác dụng giãn mạch, hạ áp, giảm mỡ máu và chống cục máu đông như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Natto… hoặc sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa những thành phần thảo dược này như Vương Tâm Thống. Giải pháp đông tây y kết hợp này cũng đã giúp nhiều người bệnh mạch vành thoát khỏi nỗi lo nhồi máu cơ tim, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:

Bí quyết đập tan nỗi lo nhồi máu cơ tim được chia sẻ từ người bệnh

Với những thông tin trên, mong rằng bạn đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nhồi máu cơ tim thất phải và biết cách xử trí khi nhồi máu xảy ra để hạn chế tỷ lệ tử vong tới mức thấp nhất. Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý này, vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết này để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Dược sĩ Lê Lương

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – Giải pháp thảo dược hỗ trợ phòng ngừa nhồi máu cơ tim thất phải

10 triệu chứng nhồi máu cơ tim cần nhận diện sớm

Ngày đăng: 11/08/2021


Nguồn tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK431048/

Bài viết liên quan

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Giải pháp để kéo dài tuổi thọ

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di…

Nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra, cần làm gì trong 6 giờ đầu?

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra, cần làm gì trong 6 giờ đầu?

Chỉ có 6 giờ ngắn ngủi kể từ lúc nhồi máu cơ tim thất phải xảy ra để bạn quyết định tiên lượng sống còn…

Nhồi máu cơ tim cấp – Nắm bắt cơ hội vàng để sống sót

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim cấp – Nắm bắt cơ hội vàng để sống sót

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và đang phát triển…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày