Xinchaobacsy.com

Đau nhói tim bên trái – Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Đau nhói tim bên trái là biểu hiện khá phổ biến của bệnh tim mạch, tuy nhiên triệu chứng này còn có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nên dễ gây nhầm lẫn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách ngăn chặn cơn đau nhói tim bên trái tái phát ngay tại đây.

Nguyên nhân gây đau nhói tim bên trái

Nguyên nhân phổ biến gây đau nhói tim bên trái là bệnh mạch vành. Trong bệnh lý này có sự xuất hiện của mảng xơ vữa gây cản trở lưu thông máu đến nuôi tim. Đau nhói tim bên trái còn gặp phải trong một số bệnh tim mạch khác như hẹp hở van tim, suy tim, phình tách động mạch chủ ngực…

Bên cạnh đó, một số bệnh không liên quan đến tim mạch nhưng có thể gây ra triệu chứng đau nhói tim bên trái, chẳng hạn như:

– Bệnh đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản…)

– Bệnh đường hô hấp

– Chấn thương vùng ngực

– Rối loạn thần kinh tim

– Căng thẳng, stress kéo dài…

Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần dựa trên một số kết quả xét nghiệm như chụp X – quang, siêu âm, điện tâm đồ, chụp mạch vành…

Đau nhói tim bên trái là triệu chứng thường gặp ở người bệnh mạch vành

Cảnh báo cơn đau nhói tim bên trái nguy hiểm

Cơn đau nhói tim bên trái trở nên nguy hiểm nếu đó là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp tính. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói như kim châm; đau lan ra cổ, hàm, vai, cánh tay xuống tận ngón tay trái hoặc lan ra sau lưng kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi rã rời, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi lạnh, buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng…

Nếu gặp phải cơn đau nhói tim bên trái nguy hiểm này, bạn cần dừng ngay mọi việc đang làm và nghỉ ngơi tại chỗ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi; nới lỏng cổ áo, tháo bỏ khăn quàng hoặc cà vạt (nếu có). Sau đó, bạn hãy gọi ngay cho người thân hoặc cấp cứu 115 để được hỗ trợ càng sớm càng tốt. Thời gian vàng để cứu lấy tính mạng là 2 giờ đầu kể từ khi nhồi máu cơ tim xảy ra.

Trong trường hợp bạn đã được kê đơn thuốc aspirin hoặc thuốc giãn mạch nitroglycerin trước đó, hãy dùng ngay một liều trong thời gian chờ cấp cứu để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Các yếu tố nguy cơ gây đau nhói tim bên trái

Cơn đau nhói tim bên trái có xu hướng xuất hiện ở những người có các yếu tố nguy cơ sau:

– Tăng huyết áp

– Mỡ máu cao

– Tiểu đường

– Béo phì, thừa cân

– Tiền sử gia đình mắc bệnh tim

– Lối sống thiếu khoa học: hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, làm việc nặng, căng thẳng thường xuyên, chế độ ăn nhiều chất béo, lười vận động…

Giải pháp trị đau nhói tim bên trái cho người bệnh tim mạch

Thuốc điều trị đau nhói tim bên trái

Nếu nguyên nhân gây đau nhói tim bên trái là do vấn đề về tim mạch, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giãn mạch để giảm nhẹ triệu chứng và dự phòng cơn đau tái phát. Nhóm thuốc giãn mạch được dùng phổ biến nhất là nitrat; cơ chế tác dụng của thuốc là giãn mạch, tăng cường lưu lượng máu nuôi tim.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc khác đi kèm như thuốc hạ áp, an thần, thuốc chống đông máu, thuốc hạ mỡ máu… cho người bệnh.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị đau nhói tim bên trái

Bên cạnh các loại thuốc tây trị đau thắt ngực, y học cổ truyền cũng có rất nhiều vị thuốc thảo dược có hoạt tính giãn mạch, hoạt huyết nên hỗ trợ điều trị rất tốt cho người bị đau nhói tim bên trái; điển hình như Bồ hoàng, Hoàng bá, Đan sâm…

Hiện nay, các thảo dược này đã được nghiên cứu chiết xuất và kết hợp trong công thức của Vương Tâm Thống – thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhói ngực, khó thở, loạn nhịp cho người bệnh tim mạch.

Khảo sát đánh giá về tác dụng của Vương Tâm Thống trên 271 người bệnh tim mạch do Báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường phối hợp thực hiện cho thấy: 97,05% người bệnh đánh giá rất hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng, đáng chú ý là 93.36% người bệnh có cải thiện rõ rệt tình trạng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực; các triệu chứng khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh cũng thuyên giảm rõ rệt.

Vương Tâm Thống – Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Kết quả này đã khẳng định hiệu quả của Vương Tâm Thống trong việc hỗ trợ điều trị đau nhói tim bên trái. Bạn có thể lắng nghe ý kiến đánh giá từ chuyên gia Tim mạch và những người bệnh đã trị đau nhói tim hiệu quả nhờ Vương Tâm Thống trong buổi tổng kết khảo sát qua video dưới đây:

Tổng kết chương trình khảo sát mức độ hài lòng của người dùng về Vương Tâm Thống

Đã có hàng triệu người hết hẳn đau nhói tim bên trái nhờ dùng Vương Tâm Thống chỉ 4 – 6 tuần. Do vậy nếu đang phải chịu đựng tình trạng này, hãy gọi ngay đến tổng đài 0988.024.366 hoặc Zalo số 0972.053.003 để được chuyên gia trực tiếp hỗ trợ.

Duy trì lối sống khoa học

Để ngăn ngừa cơn đau nhói tim bên trái tái phát, bạn hãy kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được bằng cách thực hiện theo những lời khuyên hữu ích sau:

– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và tránh xa các chất kích thích

– Hạn chế uống nhiều bia rượu; tránh lạm dụng các đồ uống chứa caffein như cà phê, nước trà đặc, nước tăng lực…

– Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh để ngăn ngừa cơn đau nhói tim bên trái do mạch máu nuôi tim bị co thắt.

– Giảm căng thẳng, lo âu bằng cách tập thể dục, tâm sự cùng người thân; tham gia các câu lạc bộ, loại hình giải trí như nghe nhạc, đọc sách, xem phim hài…

– Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục.

– Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Không ăn quá no trong 1 bữa, nên chia khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa và tránh kích hoạt cơn đau nhói ngực. Hạn chế ăn mặn và các thực phẩm giàu chất béo như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, mỡ, đồ ăn chiên rán…

Phẫu thuật

Nếu cơn đau nhói tim bên trái vẫn tiếp diễn thường xuyên gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống dù người bệnh đã dùng thuốc đầy đủ, can thiệp phẫu thuật có thể được xem xét tiến hành.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau nhói tim mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau; chẳng hạn như với người bệnh mạch vành thì cần nong mạch/đặt stent hoặc mổ bắc cầu động mạch vành; với người bệnh van tim thì cần thay hoặc sửa van tùy thuộc mức độ tổn thương van.

Đau nhói tim bên trái có thể chỉ là dấu hiệu thoáng qua nhưng đôi khi quay trở lại mà không hề báo trước mang theo nhiều mối nguy tiềm ẩn. Chính vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng này, bạn không được chủ quan mà cần đi khám để phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Tắc hẹp mạch vành, hở van tim – Bệnh nan y nhưng vẫn có cách trị hiệu quả

Đau tim do bệnh mạch vành – đừng vội đánh mất hy vọng!

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo: nhs.uk