Đặt stent mạch vành được bao lâu? – Hướng dẫn cách bảo quản stent

Đặt stent mạch vành được bao lâu? – Hướng dẫn cách bảo quản stent

Đặt stent mạch vành được bao lâu là câu hỏi khiến cho rất nhiều người bệnh phải băn khoăn khi lựa chọn giải pháp điều trị này. Thực tế tuổi thọ của stent được quyết định bởi cả yếu tố khách quan và chủ quan. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay tại đây.

Đặt stent mạch vành mạch được bao lâu?

Đặt stent là phương pháp can thiệp ngoại khoa dùng trong điều trị bệnh mạch vành. Đây chỉ là giải pháp tạm thời để mở thông lòng mạch trong trường hợp mạch vành tắc nghẽn trên 70% và dùng thuốc không có hiệu quả. Theo PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi, tuổi thọ của stent có thể khác nhau tùy từng người; có những trường hợp người bệnh vẫn sống khỏe với stent suốt hơn chục năm, nhưng cũng có những người chỉ sau vài tháng hoặc vài ngày là stent đã tắc nghẽn trở lại.

Như vậy, không thể đưa ra một tiên lượng chính xác về tuổi thọ của stent. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có cách để giữ được stent bền lâu nhất có thể.

Chuyên gia giải đáp “Đặt stent mạch vành được bao lâu” và cách để kéo dài tuổi thọ

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của stent

Tuổi thọ của stent sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Loại stent: Stent kim loại trần có tuổi thọ thấp nhất (30% trường hợp bị tái tắc hẹp trong vòng 6 tháng sau khi đặt), stent phủ thuốc có tuổi thọ tốt hơn có thể giảm nguy cơ tái tắc hẹp xuống dưới 10% và tiên tiến nhất là loại stent phủ thuốc có khung tự tiêu có thể làm giảm tỷ lệ tắc hẹp xuống còn 1 – 2%.
  • Số lượng stent: Đặt càng nhiều stent thì nguy cơ tái hẹp càng tăng cao.
  • Các bệnh mắc kèm khác: Nếu người bệnh đang mắc phải những bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao thì nguy cơ rủi ro cao hơn khi đặt stent.
  • Chăm sóc sau đặt stent: Sau đặt stent nếu người bệnh không tuân thủ dùng thuốc chống đông máu đầy đủ, ăn uống thiếu khoa học và lười vận động thì nguy cơ tái tắc hẹp trở lại sẽ rất cao.

Cách bảo quản để kéo dài tuổi thọ của stent

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để bảo quản stent nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tái tắc hẹp:

Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định

Cục máu đông chính là thủ phạm gây tắc hẹp mạch vành nhanh nhất. Do đó, thuốc chống đông máu là chỉ định bắt buộc đối với người bệnh sau đặt stent mạch vành. Tùy theo loại stent mà bạn có thể phải dùng thuốc chống đông tối thiểu 6 tháng cho đến 1 năm, nhiều trường hợp phải uống thuốc chống đông gần như cả đời. Người bệnh không được tự ý bỏ thuốc nếu chưa có ý kiến của bác sỹ điều trị.

Ngoài thuốc chống đông, các thuốc khác như thuốc hạ áp, thuốc hạ mỡ máu có thể được kê đơn kèm theo để kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, mỡ máu cao…

Dùng thêm sản phẩm thảo dược

Để rút ngắn thời gian hồi phục sau đặt stent và ngăn ngừa nguy cơ tái tắc hẹp, bạn nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành chứa thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn… như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống song song cùng với thuốc điều trị chính. Lợi ích của những thảo dược này được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học.

Theo nghiên cứu của Đại học Dược Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc), hoạt chất 2S – naringenin trong Bồ hoàng có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn nội mạc – nguyên nhân gây tái tắc hẹp mạch vành sau đặt stent. Ngoài ra, Bồ hoàng còn có tác dụng phục hồi mạch máu bị tổn thương, giảm mỡ máu, chống viêm rất hiệu quả. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Học viện Quân y cũng cho thấy tác dụng chống oxy hóa, kháng đông của chiết xuất lá cây Đỏ ngọn.

Bằng giải pháp Đông tây y kết hợp này, nhiều người bệnh mạch vành đã không còn phải tái nhập viện sau đặt stent trong nhiều năm, sức khỏe ổn định như chưa hề có bệnh. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác Nhạc (0915 464 796 – Số 48 ngõ 171 đường Trần Thái Tông, phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình) – một trường hợp điển hình qua video dưới đây:

Bác Nhạc chia sẻ kinh nghiệm kéo dài tuổi thọ của stent mạch vành

 
Bạn quan tâm về giải pháp trị bệnh mạch vành được người bệnh trong video trên áp dụng thành công, vui lòng liên hệ số điện thoại –  0988.024.366 hoặc Zalo số  0972.053.003 để được hỗ trợ.

Ăn uống kiêng khem hợp lý

Ngay sau khi đặt stent người bệnh nên ăn những món dễ tiêu, chế biến dạng lỏng mềm như cháo hay súp… Trong khẩu phần ăn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cá biển, thịt gia cầm (bỏ da), trái cây tươi; hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại cho tim như các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến qua dầu mỡ chiên lại nhiều lần…

Người bệnh cũng cần chú ý đến lượng muối và đường thêm vào các món ăn. Theo khuyến cáo người trưởng thành không nên ăn quá 6g muối/ngày, nếu có bệnh tim mạch thì nên hạn chế xuống dưới 3g/ngày.

Hạn chế dùng thuốc lá, chất kích thích

Nếu đang hút thuốc thì cần từ bỏ ngay vì khói thuốc có thể kích hoạt cơn đau thắt ngực, làm tổn thương mạch vành và chậm lành vết thương.

Người bệnh đặt stent mạch vành cần từ bỏ thuốc lá

Quản lý căng thẳng stress

Căng thẳng tâm lý có thể gây co thắt mạch vành, tăng nhịp tim… Những tác động tiêu cực này sẽ kéo dài thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Do đó, người bệnh cần biết cách thư giãn tâm lý, giải tỏa căng thẳng bằng các hoạt động giải trí, trò chuyện cùng người thân, tập thiền tịnh…

Về chế độ vận động thể lực

Trong 2 – 3 ngày đầu tiên sau đặt stent người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng, hạn chế lên xuống cầu thang, chơi thể thao… Người bệnh cần tránh làm việc gắng sức, khuân vác vật nặng trong ít nhất 2 tuần sau khi xuất viện. Khi sức khỏe đã bình phục, nên dành 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể dục thể thao vừa sức.

Như vậy việc đặt stent mạch vành được bao lâu sẽ phụ thuộc một phần vào ý thức tuân thủ điều trị của chính bạn. Hãy tạo cho mình thói quen sống khoa học và duy trì thường xuyên, đó là giải pháp tốt nhất để kéo dài tuổi thọ cho stent mạch vành.

Bạn có thể quan tâm:

Vương Tâm Thống và những lợi ích thiết thực cho người bệnh tim mạch

Kỳ tích chiến thắng bệnh tim khi 3 nhánh mạch vành đã tắc hẹp

 

Ds. Lê Lương

 

Ngày đăng: 16/09/2019 | Cập nhật cuối: 17/09/2019


Nguồn tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/coronary-angioplasty/recovery/

 

Bài viết liên quan

Vôi hóa mạch vành – Tiền đề của xơ vữa động mạch

Thiếu máu cơ tim, hẹp mạch vành

Vôi hóa mạch vành – Tiền đề của xơ vữa động mạch

Sự hiện diện của vôi hóa mạch vành có thể là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh mạch vành, dự báo về…

Suy mạch vành – Bệnh tim nguy hiểm không thể chủ quan

Thiếu máu cơ tim, hẹp mạch vành

Suy mạch vành – Bệnh tim nguy hiểm không thể chủ quan

Suy mạch vành là nguyên nhân gây ra 370.000 ca tử vong mỗi năm tại Mỹ, đây cũng là bệnh lý tim mạch phổ biến…

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn – Hướng dẫn nhận biết và điều trị

Thiếu máu cơ tim, hẹp mạch vành

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn – Hướng dẫn nhận biết và điều trị

Bạn có biết, gần 25% trường hợp mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính đã tử vong hoặc nhập viện cấp cứu chỉ…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày