Bệnh van tim có thể xuất hiện ngay từ khi bạn sinh ra hoặc là hệ quả của những bệnh mắc phải trong quá trình trưởng thành. Hiểu rõ về các dạng bệnh van tim và các phương pháp điều trị giúp người bệnh dễ dàng ứng phó với những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Tóm tắt bài viết
Hiểu đúng về các loại van tim
Trái tim của chúng ta có hệ thống 4 lá van đảm nhiệm vai trò giữ cho máu di chuyển theo một chiều nhất định và ngăn không cho chảy ngược trở lại. Các lá van đó là:
- Van 2 lá: nằm giữa buồng tim phía trên, bên trái (tâm nhĩ trái) và buồng tim phía dưới, bên trái (tâm thất trái), đảm bảo cho máu chảy 1 chiều từ nhĩ trái xuống thất trái.
- Van 3 lá: nằm giữa buồng tim phía trên, bên phải (tâm nhĩ phải) và buồng tim phía dưới, bên phải (tam thất phải), đảm bảo cho máu chảy 1 chiều từ nhĩ phải xuống thất phải.
- Van động mạch chủ: nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, đảm bảo máu chảy 1 chiều từ tâm thất trái bơm ra động mạch chủ.
- Van động mạch phổi: nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi, đảm bảo máu chảy 1 chiều từ tâm thất phải bơm ra động mạch phổi.
Hệ thống các lá van trong tim
Phân loại bệnh van tim
Tùy vào vị trí của van tim và sự ảnh hưởng đến chức năng đóng/mở của van mà bệnh van tim được chia thành 3 dạng bệnh chính:
Sa van tim
Sa van tim thường chỉ gặp ở van 2 lá. Khi đó, các lá van phồng lên, sa vào tâm nhĩ khiến máu phụt ngược trở lại tâm nhĩ trái khi tim co. Sa van 2 lá có thể dẫn tới hở van 2 lá và cần điều trị khi người bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở, tức ngực, ho, mệt mỏi…
Hở van tim
Van tim không thể khép kín dẫn tới hệ quả là máu bị trào ngược trở lại buồng tim trước, giảm lưu lượng máu qua van. Tùy thuộc vào vị trí hở van mà bệnh được gọi với những tên cụ thể như hở van 2 lá, hở van 3 lá, hở van động mạch chủ hoặc hở van động mạch phổi. Trong đó, hở van động mạch chủ là nguy hiểm nhất.
Hẹp van tim
Van tim không thể mở ra hoàn toàn cũng làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu qua van. Tùy thuộc vào vị trí van hẹp mà bệnh được phân loại thành hẹp van tim 2 lá, hẹp van 3 lá, hẹp van động mạch chủ và hẹp van động mạch phổi tương tự như trường hợp hở van.
Triệu chứng bệnh van tim
Tùy thuộc vào dạng bệnh van tim và mức độ hẹp/hở van mà những triệu chứng có thể khác nhau ở từng người bệnh. Nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây, hãy đi khám ngay lập tức bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh van tim cần điều trị:
- Khó thở, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc làm việc gắng sức.
- Đau tức ngực, nặng ngực.
- Người mệt mỏi.
- Phù ngoại biên như chân, tay, bụng…
- Tim đập loạn nhịp, đánh trống ngực.
- Trẻ sơ sinh da bị tím tái, thở khò khè, ho nhiều…
Bệnh van tim là do nguyên nhân gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh van tim có thể xuất phát từ bệnh lý toàn thân hoặc bệnh tim mạch khác, chẳng hạn như:
- Dị tật tim bẩm sinh
- Nhiễm trùng trong tim (viêm nội tâm mạc)
- Biến chứng của bệnh thấp khớp.
- Thoái hóa van do lão hóa.
- Biến chứng tăng huyết áp.
- Hậu quả của nhồi máu cơ tim.
- Bệnh hệ thống như lupus ban đỏ, rối loạn mô liên kết…
Cách chẩn đoán bệnh van tim
Nếu chỉ dựa vào triệu chứng sẽ rất khó để chẩn đoán bạn có mắc bệnh van tim hay không và dạng bệnh mắc phải là gì. Do đó, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Điện tâm đồ
- Siêu âm tim
- Chụp CT lồng ngực
- Chụp X Quang tim phổi
- Thử nghiệm gắng sức
Điều trị bệnh van tim
Dùng thuốc
Thuốc không thể tác động để khiến cho van tim đã bị tổn thương trở nên lành lặn trở lại, nhưng có thể giảm nhẹ các triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Các nhóm thuốc thường dùng trong điều trị bệnh van tim là thuốc hạ áp, thuốc chống đông máu, thuốc trợ tim, thuốc chống loạn nhịp tim…
Nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát các triệu chứng, các chuyên gia Tim mạch cũng khuyến cáo bạn nên kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh van tim có chứa các thảo dược có đặc tính giãn mạch tốt và ngăn ngừa cục máu đông hiệu quả như Bồ hoàng, Đan sâm, Cao Natto.
Đây cũng là cách mà bác Nghề (Yên Dũng, Bắc giang – SĐT: 0868.906.004) đã áp dụng điều trị thành công bệnh hở van 2 lá, 3 lá và hở van động mạch chủ của mình. Mời bạn đọc lắng nghe chia sẻ của bác qua video dưới đây:
Chia sẻ của bác Nghề về cách điều trị bệnh van tim từ thảo dược
Phẫu thuật
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương van mà người bệnh sẽ được chỉ định một trong các phương pháp điều trị sau:
- Nong van: Bóng nong ở đầu một ống thông được đưa vào trong buồng tim theo đường mạch máu đến van tim bị hẹp để nong rộng ra.
- Sửa van: Các lá van bị dính, sùi loét sẽ được tách rời hoặc cắt bỏ các mép thừa để van có thể đóng mở bình thường trở lại.
- Thay van: Khi van tim bị tổn thương quá nặng, không thể sửa van hay nong van thì chỉ định thay van tim là điều cần thiết. Người bệnh có thể được thay van sinh học hoặc van cơ học
Lối sống khoa học cho người bệnh van tim
Người bệnh van tim cần duy trì thói quen sống khoa học để bảo vệ sức khỏe tim bệnh, ngăn không cho bệnh phát triển nặng hơn. Dưới đây là một số điều mà người bệnh cần lưu ý:
- Không hút thuốc lá, giảm sử dụng rượu bia.
- Giữ vệ sinh răng miệng.
- Giữ ấm trong mùa đông, tránh để mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Thực hiện chế độ ăn có lợi cho tim với nhiều rau, trái cây, sản phẩm từ sữa ít béo, cá tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong mỡ động vật, đồ ăn chế biến sẵn; hạn chế muối, đường…
- Luyện tập thể dục thường xuyên.
- Giải tỏa căng thẳng bằng các hoạt động thư giãn, thiền, chuyện trò cùng người thân…
Triển vọng trong điều trị bệnh van tim phụ thuộc vào dạng bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hãy trao đổi với bác sỹ về bất kỳ triệu chứng khác thường nào và lên lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.
Ngày đăng: 19/03/2019 | Cập nhật cuối: 11/06/2019
https:// www.healthline.com/health/heart/valve-disorders